Bạn có đam mê với ngành mail, bạn đang theo học và có dự định mở một tiệm nail cho riêng mình? Để mở tiệm nail thành công, cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số kinh nghiệm mở tiệm nail dưới đây nhé. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức hay và bổ ích.

kinh nghiem mo tiem nail tu a den z

I. Những kinh nghiệm mở tiệm nail thành công

1. Cần phải có đam mê và tư suy sáng tạo

Để mở một tiệm nail thành công, trước hết bạn phải có niềm đam mê, có sở thích với nghề. Đây là một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người đã bỏ qua. Mọi người chỉ nghĩ rằng, chỉ cần có tay nghề, có số vốn ổn định, thì chắc chắn sẽ mở được tiệm nail thành công.

Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng gặp nhiều may mắn. Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cũng sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định. Và nếu như trong trường hợp này, các bạn không có lòng kiên định, không có niềm đam mê với nghề nghiệp, thì việc kinh doanh có thể bị dừng lại.

Bên cạnh sự đam mê, bạn phải thực sự sáng tạo thì mới có thể tạo nên nhiều mẫu nail đẹp, độc đáo. Có thể thầy dạy học của bạn đã hướng dẫn những điều cơ bản về nail, nhưng nếu bạn là một người sáng tạo, có đầu óc nghệ thuật, thì bạn sẽ làm việc theo cách riêng của bạn. Đây chính là mấu chốt để tạo nên sự khác biệt, và sự thành công cho chính bạn.

nghe nail doi hoi kien tri dam me o ca nam lan nu
Một bộ đồng phục tiệm nail đẹp giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng

2. Dành nhiều thời gian học tập và tích lũy kinh nghiệm

Để làm nghề giỏi, được nhiều khách hàng biết đến, thì cơ bản ban đầu bạn phải học tập, tích lũy kinh nghiệm. Học kỹ từ lý thuyết cho đến thực hành, có thể thời gian học sẽ kéo dài, nhưng đây là khoảng thời gian quan trọng để bạn nắm bắt được tâm lý của khách hàng, biết được nhiều điều từ nghề nghiệp mà trước đây bạn chưa có được.

Hãy tìm những khóa học cơ bản trước, rồi sau đó chuyển đến các khóa học nâng cao. Ban đầu bạn cần phải học cách để làm sạch móng, cách để cắt da, lấy khóe, cắt móng sao cho phù hợp, rồi tiếp đến mới học đến cách sơn móng, vẽ móng, đắp bột…

danh nhieu thoi gian hoc hoi ve lam mong

So với những ngành nghề khác, thì nghề nail có mức học phí chỉ ở trung bình. Với các khóa học cơ bản, bạn chỉ cần chuẩn bị tiền học phí khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu. Đối với các khóa học nâng cao, thì mức học phí sẽ giao động từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.

Để phục vụ cho việc học, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ đồ nghề làm nail. Ban đầu, không nhất thiết phải sắm sửa toàn bộ, nhưng những đồ nghề cơ bản bạn phải có đó là:

  • Bộ kềm cắt móng, cắt da/lấy khóe
  • Giấy lau gel
  • Bông cotton
  • Dụng cụ bảo hộ
  • Dụng cụ dũa móng
  • Dụng cụ mài móng
  • Sơn móng tay (Sơn base, sơn màu, sơn top)
  • Cọ vẽ móng
  • Bút chấm bi
  • Băng dán
  • Giấy Foil trang trí móng
  • Móng giả
  • Bột tráng gương
  • Đèn Led

Thời gian học nghề nail kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, sau khi đã hoàn thiện khóa học, bạn hãy đi làm thêm để tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Sau khi tay nghề đã cứng và có lượng khách hàng tiềm năng, bạn hãy nghĩ đến việc mở tiệm nail.

3. Chuẩn bị nguồn vốn ban đầu để mở tiệm nail

Để mở tiệm nail thành công, bạn phải có một ít số vốn trong tay. Nếu so sánh tiệm nail với những cửa tiệm khác, thì chi phí mở tiệm nail không quá cao. Nhưng để việc kinh doanh được hoạt động một cách liên tục, thì việc chuẩn bị nguồn vốn ban đầu rất quan trọng.

kinh doanh tiem nail dep tai phu quoc
Mô hình một tiệm nail tại Phú Quốc

Để mở tiệm nail, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn bao nhiêu?

  • Tiền thuê mặt bằng: Nếu bạn đã có địa điểm kinh doanh tại nhà thích hợp, thì khoản chi phí này không cần phải bỏ ra. Khác với nhà ở, các mặt bằng cho thuê để kinh doanh thông thường chủ nhà sẽ làm hợp đồng 3 tháng/lần, hoặc 6 tháng/lần. Tùy thuộc vào địa điểm bạn thuê để tính khoản tiền cho phân mục này. Ở những tỉnh nhỏ lẻ, mặt bằng có thể giao động từ 2 triệu – 5 triệu/tháng. Nhưng đối với các thành phố lớn, tiền thuê mặt bằng có thể từ 5 triệu đến 10 triệu/tháng. Ở những đoạn đường lớn, chi phí này có thể lên đến 15 triệu/tháng.
  • Tiền sửa cửa tiệm: Đối với những địa điểm mặt bằng đã quá cũ kỹ, chúng ta nên tân trang và thay lại một chiếc áo mới cho chúng. Sửa tiệm nail khá đơn giản, bạn có thể sơn tường hoặc dán giấy đều được. Chỉ cần sử dụng giấy dán tường có giá giao động từ 17,000đ đến 25,000đ. Với mức giá dán giấy hiện nay, thì bạn cần phải chi khoảng 120.000/m². Như vậy, nếu tiệm nail bạn có kích thước bao nhiêu, hãy nhân số tiền này lên để xác định khoản chi phí tân trang cửa tiệm nhé.
  • Trang trí nội thất: Đối với một tiệm nail, nội thất bên trong khá đơn giản:
    • Tủ đựng sơn nail: Nên chọn mua tủ nhựa để tiết kiệm được chi phí, và có độ bền cao hơn. Giá tủ đựng sơn nail khá đa dạng. Nhưng đủ để bỏ hết tất các loại sơn, bạn chỉ cần mua tủ đựng có giá giao động từ 500.000đ – 1.500.000đ.
    • Bàn ghế: Cần chuẩn bị một bộ bàn ghế cho những vị khách đến sau ngồi đợi. Nên mua những bộ ghế salon nhỏ gọn để tiết kiệm không gian cho tiệm nail. Giá tiền bộ bàn ghế salon hiện nay bạn có thể mua với giá khoảng 2.000.000đ.
    • Ghế làm nail: Ngoài bộ bàn ghế cho khách ngồi đợi, chúng ta cần phải sắm những chiếc ghế làm nail chuyên biệt. Ghế ngồi nên đủ lớn, thoải mái và êm ái. Ghế làm nail hiện nay có rất nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô để lựa chọn loại ghế và màu sắc thích hợp. Mỗi chiếc ghế hiện nay có mức giá thấp nhất khoảng 500.000đ. Bạn có thể mua những chiếc ghế cao cấp hơn với mức giá 1.000.000đ cho đến vài triệu đồng. Thường một tiệm nail nhỏ cần từ 2 đến 3 chiếc ghế làm nail.
    • Bàn làm nail: Bàn làm nail là nơi đựng các đồ nghề cần thiết. Những chiếc bàn được thiết kế công phu sẽ có giá cao hơn. Bàn làm nail hiện nay có giá giao động từ 800.000đ – 1.500.000đ. Số lượng bàn nail sẽ phụ thuộc vào số ghế ngồi làm nail mà bạn cần mua.
    • Bảng giá: Bảng giá sẽ ghi lại số tiền tương ứng với dịch vụ mà khách hàng sẽ làm. Dựa vào đây, khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dịch vụ cho mình. Tùy thuộc vào mẫu mã, chất liệu và kích thước mà bảng giá được định giá khác nhau. Để in menu bảng giá dịch vụ, mức chi phí bỏ ra khoảng từ 500.000đ – 1.500.000đ.
    • Bảng hiệu: Bảng hiệu được thiết kế đặt bên ngoài quán để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bảng hiệu tiệm nail không cần quá cầu kỳ và phức tạp, nhưng cần ghi đầy đủ tên tiệm, địa chỉ, số điện thoại, email, fanpage, logo… Chi phí cho hạng mục này rơi vào tầm 2.000.000đ.
    • Lắp đặt hệ thống đèn điện: Hệ thống đèn điện cùng phụ thuộc vào kích thước của tiệm nail. Nếu tiệm có diện tích lớn hơn, thì chi phí để lắp đèn sẽ cao hơn. Bạn nên dự trù kinh phí cho hạng mục này khoảng 3.000.000đ.
    • Những vật dụng khác: Bên cạnh những khoản chi phí trên, chúng ta cần mua thêm một số vật dụng khác như chổi, sọt rác, khăn lau tay, bàn thờ ông địa, dép đi trong nhà, xô đựng nước, loa nghe nhac… Hãy bỏ ra khoảng 2.000.000đ để cho các khoản phát sinh này.
  • Tiền mua đồ nghề: Khoản chi phí này sẽ tiết kiệm được rất nhiều khi bạn đã có đủ đồ nghề để làm việc trước đó. Tuy nhiên, nếu như quy mô của tiệm nail lớn hơn, thì bạn cần chuẩn bị nhiều máy móc hơn, tiện cho việc sử dụng và không phải để khách hàng đợi lâu.
  • Chi phí khai trương tiệm nail: Với những tiệm nail lớn, việc khai trương tiệm rất quan trọng. Đây là ngày đặc biệt giúp cửa tiệm thu hút được lượng khách hàng tiềm năng ban đầu. Chi phí này có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào cách thức mà bạn tổ chức buổi lễ. Tuy nhiên, chi phí thấp nhất để khai trương tiệm nail bạn cần phải dự trù rơi vào khoảng 3.000.000đ – 5.000.000đ.
    • Cần chuẩn bị một bàn lễ cúng tổ, khởi đầu cho công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
    • Thuê đội múa lân khai trương giúp cửa tiệm gặp nhiều may mắn.
    • Dựng sân khấu và background phía bên ngoài cửa tiệm.
    • Cắt băng khánh thành.
  • Chi phí dự trù: Đây là khoản chi phí bạn cần có để trang trải những phát sinh trong khoảng thời gian đầu mà cửa tiệm hoạt động. Khoản tiền này phục vụ cho các mục đích như:
    • Sửa chữa máy móc.
    • Thay và sửa đèn điện.
    • Mua thêm sơn và đồ nghề.
    • Tiền trả cho nhân viên.
    • Tiền điện, tiền nước
    • Tiền đóng các loại thuế bao gồm (Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế cho người tự kinh doanh, thuế việc làm…).

Như vậy, để mở tiệm nail, nguồn vốn ban đầu bạn bỏ ra sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khoản tiền bạn cần chuẩn bị tối thiểu để mở tiệm nail thành công sẽ giao động từ 60.000.000đ – 80.000.000đ.

4. Tìm kiếm mặt bằng phù hợp

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của cửa tiệm. Khi bạn tìm kiếm được một mặt bằng phù hợp hầu hết với mọi điều kiện, thì sự thành công sẽ nhanh chóng tìm đến với bạn.

Một mặt bằng có chi phí cao, kéo theo mức doanh thu của bạn cũng phải cao hơn so với những tiệm nail khác. Điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của cửa tiệm trên thị trường. Vậy chúng ta phải lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào cho hợp lý?

tim mat bang mo tiem nail phu hop voi kinh te

Nhu cầu làm nail của phụ nữ ngày càng tăng cao, và họ thường thích làm ở những tiệm có mức giá hợp lý, phù hợp với túi tiền nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. Vì vậy, các bạn không nhất thiết phải thuê mặt bằng ở các con đường lớn. Hãy tìm những địa điểm ở gần chợ, khu dân cư tấp nập và ở những con đường mà khách hàng dễ tìm thấy.

Có thể mức giá dịch vụ thấp, nhưng bạn sẽ thu lại được lượng khách hàng tiềm năng. Và chỉ sau một thời gian ngắn, bạn đã có những khách hàng thân thiết, luôn ủng và lựa chọn dịch vụ tại tiệm nail của mình. Dưới đây sẽ là một số lưu ý bạn nên cân nhắc khi chọn thuê mặt bằng kinh doanh tiệm nail:

  • Xung quanh là chợ, trường học, khu chung cư, nhà trọ…
  • Không cần thuê mặt bằng có diện tích quá lớn.
  • Không nhất thiết chọn mặt tiền ở các con đường lớn.
  • Chọn khung đường không có tiệm nail nổi tiếng.
  • Nên tìm kiếm mặt bằng gần các cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm, và các tiệm làm đẹp khác.

5. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm nail

Đối với những tiệm nail nhỏ, việc lập kế hoạch kinh doanh có thể đơn giản và dễ tính toán. Nhưng đối với những tiệm nail lớn hơn, thì việc lập bản kế hoạch kinh doanh sẽ rất cần thiết. Khi mở tiệm nail, chúng ta nên lập bản kế hoạch kinh doanh bao gồm các nội dung như sau:

a. Xác định các thông tin cơ bản

Những thông tin cơ bản cần phải có của một tiệm nail cần được thiết lập bao gồm:

  • Tên tiệm nail:…
  • Vốn đầu tư:…
  • Các dịch vụ kinh doanh: Cắt da tay/chân, dưỡng móng Collagen, dịch vụ sơn, vẽ, trang trí móng, đắp bột, úp móng…
  • Số lượng khách hàng ghé đến: Dự đoán lượng khách hàng đến tiệm nail vào các ngày trong tuần, và các ngày cuổi tuần. Từ số lượng khách được khảo sát trên thị trường, chúng ta sẽ tính doanh thu, cũng như xác định được khoảng thời gian mà tiệm sẽ sinh lời.
  • Xác định các sản phẩm dịch vụ khác như: Làm thẻ khách hàng để nhận nhiều ưu đãi, tư vấn và chăm sóc móng miễn phí…

b. Phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn hãy thử phân tích hoạt động kinh doanh của tiệm nail để dự đoán tình hình hoạt động của tiệm trong tương lai. Để phân tích hoạt động kinh doanh, các bạn hãy thử lập bảng kế hoạch như sau:

lap ke hoach kinh doanh tiem nail

c. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường xung quanh mà bạn dự định mở tiệm nail. Phân tích nhu cầu làm đẹp của phụ nữ có cao hay không, những tiệm nail gần đó có lượng khách như thế nào, những hạn chế mà những tiệm nail khác đang gặp phải là gì. Để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp, nhằm thu hút khách hàng đến với cửa tiệm của mình.

Những dịch vụ mà khách hàng hướng đến nhiều hiện nay là gì? Mức giá mà mỗi khách hàng sẵn sàng chi trả sẽ bao nhiêu. Bạn cần phân tích những điểm này để đưa ra được mức giá dịch vụ phù hợp nhất. Vừa giúp thu hút được khách hàng, nhưng cũng đủ đảm bảo cho bạn sinh lời trong tương lai.

d. Phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính là bước làm cần thiết để xác định các khoản chi phí cần phải có để mở tiệm nail. Các khoản mục chi phí bạn cần phân tích bao gồm

  • Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng, tiền sắm sửa cơ sở vật chất, tiền trang trí nội thất…
  • Chi phí không cố định: Tiền lương nhân viên, tiền điện, tiền nước, tiền dự trù…
  • Doanh thu dự kiến: Doanh thu từng tháng, từng quý, từng năm.
  • Lợi nhuận: Khoản lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí.

e. Phân tích mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình quan trọng, nhằm đánh giá lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh sẽ gặp phải những khó khăn gì, những lợi ích gì, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Đối với mô hình kinh doanh tiệm nail, SWOT sẽ được phân tích như sau:

  • Điểm mạnh (S): Về những lợi thế khi mở tiệm nail, các bạn nên đánh giá xem kinh nghiệm và tay nghề của bản thân đang như thế nào. Mặt bằng thuê có chi phí phù hợp hay không. Với hai điểm mạnh này, chúng ta sẽ có lượng khách hàng ghé đến nhiều hơn, cũng như tiết kiệm được nhiều khoản chi phí phát sinh khác.
  • Điểm yếu (W): Các điểm yếu của tiệm nail đơn thuần là phải cạnh tranh với các tiệm nail khác, chưa có lượng khách hàng ban đầu, chưa đứng vững được trên thị trường… Với những điểm yếu này, chúng ta hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Hãy quản lý tốt phần tài chính, cân bằng thu chi để duy trì tiệm hoạt động thật tốt trong thời gian hoạt động ban đầu.
  • Cơ hội (O): Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng tăng cao, nên cơ hội khi mở tiệm nail sẽ rất lớn.
  • Thách thức (T): Cần phải nắm rõ các thách thức trong tương lai, để dự trù những phương án giải quyết kịp thời. Khi mở tiệm nail, các bạn có thể gặp một số thách thức như: Cần phải đưa ra mức giá phù hợp với đời sống của con người, ngày càng có nhiều tiệm nail được mở hơn nên chúng ta phải ra sức cạnh tranh để đứng vững trên thị trường…

Tất cả những vấn đề cần thiết liên quan đến việc kinh doanh tiệm nail, chúng ta nên đưa lên giấy tờ và có những con số rõ ràng, cụ thể để công việc trong tương lai có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

6. Thiết kế nội thất hợp lý cho tiệm nail

Thiết kế nội thất tiệm nail hợp lý sẽ giúp tạo ấn tượng với khách hàng nhiều hơn. Hiện nay, mọi người ưa chuộng những thiết kế đơn giản, minimalism. Sử dụng hai tông màu chính để tạo nên không gian sang trọng, nhưng không kém phần nổi bật. Với phong cách Miinimalism, tiệm nail của bạn sẽ có một sự sắp xếp gọn gàng, không làm khách hàng bị rối mắt khi bước vào tiệm. Tông màu bạn chọn có thể phù hợp với sở thích, phong thủy…

Đối với nột thất ở bên trong tiệm, các ghế làm nail nên để theo một hàng ngang nhằm tạo nên sự thống nhất và tiết kiệm không gian cho quán. Các kệ đựng đồ nghề có thể để đối diện hoặc đóng cố định ở trên tường. Quầy thu ngân nên để tách biệt với không gian làm việc với khách hàng. Với không gian quán nhỏ hẹp, chỉ nên lựa chọn các loại ghế làm nail có kích thước nhỏ. Tìm kiếm các vị trí thích hợp đặt những tấm gương sáng, các tấm gương sẽ giúp người nhìn tạo cảm giác căn phòng sẽ trông rộng hơn.

thiet ke noi that tiem nail hop ly

Tìm mua những bức tranh treo tường đẹp, phù hợp với tiệm nail để tiệm được ấn tượng hơn. Sử dụng đèn soi tranh để giúp các bức tranh được nổi bật. Bảng giá dịch vụ nếu được in để treo tường, thì nên đặt đối diện với dãy ghế làm nail, để khách hàng tiện theo dõi.

7. Sử dụng các chiến lược marketing phù hợp

Khi bạn đưa ra các chiến lược quảng bá phù hợp với chi phí, điều kiện và hoàn cảnh, thì cửa tiệm của bạn sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn. Một số ý tưởng cho chiến lược marketing của tiệm nail dưới đây sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý giá:

  • Tạo Website cho tiệm: Là trang nhà trực tuyến sở hữu riêng để cung cấp các thông tin liên quan. Trên Website, bạn có thể đăng tải phim ảnh của các sản phẩm, dịch vụ và giá cả tại cửa tiệm. Từ Website đó, khách hàng có thể được tư vấn miễn phí, được đặt lịch hẹn một cách chủ động. Nếu quản lý Website tốt, đó sẽ là công cụ hỗ trợ đặc lực cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khi mọi người tìm kiếm dịch vụ làm nail, thì tên tiệm nail của bạn sẽ được mọi người tìm thấy dễ dàng.
  • Facebook: Facebook hiện nay được xem là trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất. Hãy tạo một trang riêng cho bạn với đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến cửa tiệm. Từ tên tiệm, các loại dịch vụ, giá cả, các hình ảnh hoạt động của tiệm nail… và đặc biệt phải chú ý đến mục review của khách hàng. Hiện nay, khách hàng thường tham khảo chất lượng dịch vụ thông qua những review này, nếu có càng nhiều phản hồi tốt, thì khách hàng càng tin tưởng và sử dụng những dịch vụ đó. Không quên chạy quảng cáo trên Facebook để tăng sự tiếp cận của khách hàng.
  • Instagram: Instagram hiện nay theo thống kê có 56% người tham gia là phụ nữ trên tổng số 112 triệu người. Với con số này, là cơ hội chúng ta có thể giới thiệu các dịch vụ của tiệm đến với nhiều người hơn. Hãy quay những clip ngắn làm nail đẹp, hoặc những clip hướng dẫn mọi người làm nail… để ngày càng tăng sự chú ý của mọi người.
  • Giảm giá khi giới thiệu: Các bạn có thể thực hiện chiến lược này nhằm tăng lượng khách hàng tiềm năng cho tiệm. Khi khách hàng hiện có của bạn giới thiệu người mới đến làm, thì hãy thực hiện chiến lược giảm giá cho vị khách hàng này khi khách hàng sử dụng dịch vụ lần tiếp theo. Có thể giảm 5% hoặc 10% với một mức tiền tối thiểu nào đó. Hoặc tích điểm cho khách hàng để được hưởng những ưu đãi đặc biệt khi đã tích đủ điểm yêu cầu.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Để khách hàng có thể quay trở lại với tiệm nail của bạn, hãy thực hiện chương trình khách hàng thân thiết để tăng động lực cho khách hàng. Mỗi lần sử dụng dịch vụ khách hàng sẽ được tích điểm trên thẻ thành viên của mình. Bạn có thể tính 10 điểm cho 100.000đ. và khi khách hàng tích đủ 100 điểm, tương ứng với 1.000.000đ, thì lúc này hãy thực hiện các ưu đãi đặc biệt như: Dưỡng móng miễn phí, giảm 30% khi thực hiện dịch vụ có mức giá 300.000đ…
  • Các chương trình khuyến mãi đặc biệt: Đây là các chương trình khuyến mãi được thực hiện vào các ngày quan trọng như: Khai trương, ngày lễ, sinh nhật… Với việc giảm giá cho toàn bộ khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại tiệm trong những ngày lễ, sẽ tăng nhu cầu làm đẹp lên nhiều hơn. Trong những ngày này, chúng ta sẽ tập trung vào chất lượng và số lượng khách hàng nhiều hơn so với doanh thu. Mục đích của chương trình khuyến mãi đặc biệt là giúp cho cửa tiệm tăng được lượng khách hàng tìm đến, trong đó có cả khách hàng cũ và khách hàng mới.
  • Quản lý và chăm sóc khách hàng có hệ thống: Để duy trì được số lượng khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mới, không có gì hiệu quả hơn chính là chất lượng của dịch vụ và cách chăm sóc khách hàng của tiệm. Hãy tìm hiểu những thông tin tối thiểu của khách hàng như tên, số điện thoại, ngày sinh… Từ những thông tin cơ bản này, chúng ta sẽ biết ngày sinh nhật, số lần mà khách hàng ghé đến tiệm, sự hài lòng về dịch vụ của khách… để từ đó gửi thư chúc mừng, gửi các chương trình khuyến mãi và tư vấn chăm sóc nail ngay tại nhà…

8. Không ngừng học tập để cập nhật những xu hướng mới

Nâng cao tay nghề là cách giúp bạn luôn tự tin và thành công trong công việc. Vì vậy, hãy tham gia các khóa học chuyên nghiệp, hoặc các dịch vụ mới mà chúng ta chưa từng được học trước đó. Có thể tham khảo thêm các video về nail mới trên Facebook, Youtube từ những người làm nghề nổi tiếng trong nước và ngoài nước.

Thị hiếu và nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi theo xu hướng và theo thời gian. Vì vậy việc cập nhật những thông tin mới nhất sẽ giúp chúng ta phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

dam me tiem nail 1
dam me tiem nail 2
dam me tiem nail 3
dam me tiem nail 4
dam me tiem nail 5
dam me tiem nail 6

Để mở tiệm nail, bạn cần tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước. Tuy nhiên, để tiệm nail được hoạt động thuận lợi và hiệu quả, chúng ta cần phải thực hiện một số vấn đề cơ bản khấc.

II. Mở tiệm nail cần những gì?

1. Đăng ký kinh doanh

Căn cứ Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, nếu tiệm nail chỉ mở với quy mô nhỏ, và có thu nhập thấp thì không cần đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu bạn mở cửa tiệm có quy mô và nguồn thu nhập lớn thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh, xin giấy phép trước khi cửa tiệm bát đầu đi vào hoạt động.

a. Đăng ký kinh doanh một tiệm Nail duy nhất

Đây là thủ tục đăng ký kinh doanh, khi kinh doanh một tiệm nail duy nhất.

  • Bản sao chứng minh thư hoặc căn cước công dân của chủ sở hữu cửa hàng, có công chứng của địa phương.
  • Bản sao sổ đỏ, quyền sử dụng đất (nếu bạn kinh doanh tại nhà, mặt bằng của bạn) hoặc hợp đồng thuê mặt bằng (nếu bạn đi thuê mặt bằng để kinh doanh).
  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, với các nội dung như sau:
    • Thông tin đầy đủ của chủ sở hữu cửa tiệm nail: Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp chứng minh thư và một số thông tin liên lạc khác.
    • Thông tin tiệm nail: Tên, địa chỉ thực tế trên giấy tờ của tiệm nail. Tên tiệm nail không được trùng lặp với các cơ sở đã đăng ký giấy phép kinh doanh khác và tên phải được đặt theo cấu trúc Nhà nước quy định. Bên cạnh đó, tên cửa tiệm không được viết tắt và từ ngữ thiếu văn hóa.
    • Số vốn: Nhà nước sẽ xem xét số vốn, khả năng kinh doanh của cơ sở của bạn có thỏa mãn với các quy định hiện hành không, từ đó xét duyệt và cấp giấy phép.
    • Ngành nghề kinh doanh: Đăng ký mã ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, dịch vụ cung cấp, mục tiêu kinh doanh,…

Sau khi hoàn tất toàn bộ thủ tục xong, bạn nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền trực thuộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã/quận/huyện/thành phố nơi tiệm nail đăng ký hoạt động. Sau đó chờ Nhà nước xét duyệt. Sau khi hồ sơ được duyệt, trung bình từ 4 – 5 ngày, cửa tiệm của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

b. Đăng ký kinh doanh chuỗi tiệm Nail

Khi thành lập một chuỗi tiệm nail. bạn cần phải có giấy phép kinh doanh theo hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp lớn. Thủ tục để đăng kinh doanh chuỗi tiệm nail sẽ phức tạp hơn nhiều so với khi kinh doanh một tiệm nail duy nhất.

  • Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp với các thông tin ngành nghề kinh doanh cụ thể, hình thức công ty, doanh nghiệp muốn thành lập (công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,…).
  • Danh sách cổ đông, các thành viên cùng hợp tác kinh doanh đăng ký (nếu là mô hình công ty một thành viên thì không cần danh sách này).
  • Bản sao giấy tờ có công chứng của chủ sở hữu và các cá nhân hợp tác kinh doanh.
  • Bản sao chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Điều lệ, nội quy công ty.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán hoặc thuê mặt bằng có công chứng.

Ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh, để mở tiệm nail thành công, chúng ta cần phải biết cách học cách giao tiếp với khách hàng. Đây là một trong điều tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cửa tiệm.

2. Học cách giao tiếp với khách hàng

Ngoài việc tạo ra những bộ nail đẹp, chúng ta cũng cần phải biết cách ứng xử, nói chuyện vui vẻ để tạo tình thần thoải mái cho khách hàng. Trong khi đang được tân trang lại một bộ móng đẹp, khách hàng vẫn thích được nói chuyện vui vẻ với người thợ. Vì vậy, chúng ta phải thật khéo léo để ứng xử, vừa đảm bảo một cuộc trò chuyện lý thú, nhưng vẫn phải làm tốt công việc hiện tại.

hoc cach phuc vu tot cho khach hang

Ngoài ra, cần chú ý đến khâu vệ sinh khi làm nail cho khách. Những bộ cắt tỉa móng sau khi được dùng cho khách, cần phải được rửa sạch, khử trùng và sát trùng thật kỹ. Trong quá trình làm nail, cần phải chú ý và cẩn thận không làm trầy xước hay làm khách bị chảy máu.

Xem thêm:

Khi mở tiệm nail, chúng ta cần lưu ý và thực hiện những việc làm cần thiết. Ngoài ra, hãy áp dụng những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ để việc kinh doanh được diễn ra một thuận lợi và suôn sẻ. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *