Hiện nay áo quần là một nhu cầu thiết yếu của con người. Từ những bộ trang phục đơn giản nhất cho đến cầu kỳ, phức tạp hay những nhãn hàng thương hiệu nổi tiếng, đều được con người tìm kiếm và sử dụng. Vì vậy mà đã có rất nhiều shop quần áo được mở ra nhằm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của mọi người. Tuy nhiên có nên mở shop quần áo không? Đang là một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm và thắc mắc, chưa tìm ra được câu trả lời cụ thể.

Vì vậy, May In Thêu Hải Triều sẽ đưa ra một số thông tin hữu ích, nhằm giúp bạn trả lời được câu hỏi trên. Và trước hết chúng ta cần nắm rõ lại kiến thức như thế nào là một shop quần áo, để từ đó đưa ra được hướng giải quyết chính xác hơn.

co nen mo shop quan ao hay khong ban can biet

I. Shop quần áo là gì?

Shop quần áo hay còn được gọi là cửa hàng bán áo quần. Tức là những cửa hàng nào có bán những mặt hàng áo quần đã được may sẵn. Người tiêu dùng có thể đến và mua được một sản phẩm mà không cần phải đợi để thiết kế hay phải trải qua công đoạn may vá.

Shop quần áo đầu tiên được mở tại Châu Âu, nhưng cho đến thời điểm bây giờ hầu như địa phương hay quốc gia nào đều có shop quần áo, và số lượng mở cửa các shop quần áo ngày một đông hơn.

khong gina cho khach hang lua quan ao

Shop quần áo có thể dành cho người lớn hoặc dành cho trẻ em, và có thể cho đủ mọi lứa tuổi. Ngoài ra, chúng còn được phân loại theo giới tính, cửa hàng quần áo dành cho nam, cửa hàng dành cho nữ và thậm chí còn có các cửa hàng quần áo chuyên bán đồ Unisex – phi giới tính.

Không được nhầm lẫn giữa “shop quần áo” và “shop thời trang”. Shop thời trang là nơi chuyên bán hàng thiết kế và hàng may mặc đắt tiền, hay còn được gọi “boutique”. Bạn cần phân biệt được hai khái niệm này, để trả lời được chính xác hơn câu hỏi có nên mở shop quần áo hay không? Bởi chi phí và nguồn hàng của hai loại cửa hàng này hoàn toàn khác nhau.

II. Có nên mở shop quần áo không?

Đây là một câu hỏi được đặt ra khá hay, dành cho những ai có dự định và ý tưởng mở một cửa hàng quần áo nào đó. Tuy nhiên để trả lời được câu hỏi này, cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc mở shop quần áo.

Hiện nay có không ít các bạn trẻ đã thất bại trong lĩnh vực kinh doanh này. Đây cũng là một lý do khiến cho những ai có dự định mở nhưng chưa giám thực hiện. Mở được một shop quần áo cần rất nhiều yếu tố khác nhau như tài chính, kinh nghiệm, nguồn hàng, chất lượng sản phẩm…tất cả đều phải có sự chuẩn bị chu đáo và chỉnh chu thì việc mở shop quần áo mới trở nên thuận lợi.

Co nen mo shop quan ao khong
Thị trường cạnh tranh nhưng đầy tiềm năng

Tuy nhiên, có một số trường hợp dù đã có sự chuẩn bị chu đáo, nhưng thành công vẫn chưa gõ cửa. Vậy nên để đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi “Có nên mở shop quần áo không” là rất khó, và nó chỉ mang ý nghĩa chung chung, không hẳn là chi tiết.

Tốt nhất trước khi mở shop quần áo, bạn nên trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về quần áo, về các mặt hàng may mặc khác nhau, về chất liệu vải. Ngoài ra cần có một nguồn tài chính chủ động, tìm hiểu kỹ về thị trường, về nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Biết nơi có nguồn hàng đảm bảo và chất lượng, tìm được mặt bằng phù hợp, học cách quản lý nhằm kiểm soát các hoạt động của shop…Và khi đã có một túi kiến thức phong phú rồi, điều cần làm bây giờ chính là sự tự tin và bản lĩnh của một người kinh doanh. Có nên hay không mở shop quần áo sẽ được trả lời dựa vào tất cả những yếu tố trên.

Tuy nhiên mở shop quần áo hiện nay không chỉ có rủi ro, mà còn có rất nhiều cơ hội đem lại lợi ích kinh tế. Cùng tìm hiểu những cơ hội mà shop quần áo đem lại, để có thêm các đáp số giúp giải quyết những thắc mắc có nên mở shop quần áo không nhé.

III. Cơ hội và rủi ro mở shop quần áo

1. Cơ hội

Con người bất cứ khi nào hay ở đâu và làm gì đều cũng phải sử dụng quần áo. Chính vì vậy, quần áo là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên khi mở shop quần áo có nhiều cơ hội thu lại lợi nhuận hơn khi kinh doanh những mặt hàng khác.

  • Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao: Ngày nay, con người luôn mong muốn bản thân lúc nào cũng trông mới mẻ, và ngày càng một trẻ đẹp hơn. Và quần áo chính là lớp vỏ bọc giúp họ luôn luôn nổi bật. Con người không dừng lại khi đã có sẵn một tủ đồ áo quần xịn xò, điều họ cần là sự đổi mới và chạy theo xu hướng thời trang nhằm giúp cho bản thân lúc nào cũng được mặc đẹp. Và đây chính là lý do ngày càng có nhiều shop quần áo ra đời.
  • Có nhiều nguồn quần áo: Không như những năm về trước, quần áo hiện nay đã được may hàng loạt với nhiều chất liệu khác nhau. Fast Fashion cũng đã đóng góp cho thị trường một lượng hàng lớn với những thiết kế mới nhất. Vì vậy quần áo rất đa dạng về mẫu mã và có nhiều mức giá khác nhau, giúp việc lấy hàng được thuận tiện và dễ dàng.
  • Hạn chế việc chạy theo hàng hiệu, đắt tiền: Ngày nay con người có xu hướng tiêu dùng rất thông minh. Không nhất thiết phải là hàng hiệu hay độc quyền, con người chỉ cần hàng may mặc có giá cả bình dân. Có rất nhiều các sản phẩm của Fast Fashion đã ra đời, nhằm phục vụ tối thiếu nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy mở một shop quần áo sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn là một cửa hàng thời trang.

du shop nho hay to hay luon chu y nhung dieu nho nhat

2. Rủi ro

Bên cạnh những cơ hội mà ngành kinh doanh quần áo đem lại, sẽ có một số rủi ro khiến việc kinh doanh bị thất bại. Các bạn cần nắm vững để việc buôn bán được suôn sẻ hơn.

  • Cạnh tranh cao: Vì có quá nhiều cửa hàng quần áo được mở nên việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Bạn phải nắm rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng, xem xét những sản phẩm quần áo trong kế hoạch có bị cạnh tranh cao so với đối thủ hay không, từ đó đưa ra hướng kinh doanh khi mở shop trong tương lai.
  • Hàng tồn kho: Bạn phải tính toán thật kỹ lượng hàng nhập về sẽ phục vụ hết cho khách hàng, hay sẽ bị đứng hàng và trở thành hàng tồn kho. Bởi xu hướng thời trang ngày một thay đổi, bạn không nên lấy một mặt hàng có quá nhiều số lượng. Vì chỉ trong một thời gian ngắn, chúng sẽ lỗi mốt và dẫn đến lượng hàng tồn kho bị tăng lên, nguồn vốn của bạn cũng bị hao hụt.
  • Chưa có kinh nghiệm quản lý: Nếu chưa có kinh nghiệm quản lý về việc buôn bán quần áo, thì đây có lẽ cũng sẽ là một rủi ro khá lớn. Việc sắp xếp, tính toán lượng hàng đi về sẽ rất quan trọng nhằm cung ứng kịp thời lượng sản phẩm cho thị trường. Hay cách bố trí sắp xếp trong shop quần áo còn gặp nhiều khó khăn. Vậy nên hãy học cách quản lý, nhằm triển khai các hoạt động trong cửa hàng ngày một suôn sẻ hơn.
  • Khách hàng tiềm năng: Tại nơi bạn chọn địa điểm để mở shop quần áo, thực sự có lượng khách để mua hàng hay không? Và những loại áo quần bạn lựa chọn có thích hợp với môi trường này hay không? Chính vì vậy, bạn cần mở một shop quần áo chuyên kinh doanh những mặt hàng, mà người dân ở đây có thể tiêu dùng phù hợp. Các sản phẩm có chất lượng đến đâu, nhưng khách hàng không cần đến thì đó sẽ là một sự rủi ro khi mở shop.
  • Tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng: Giá cả sẽ đi kèm cũng với chất lượng. Chính vì vậy khi bạn mở shop quần áo nên chọn những nơi có nguồn hàng chất lượng, nhằm thu hút được khách hàng ghé thăm và có cơ hội quay trở lại. Nếu ngược lại, các sản phẩm của bạn không tốt, mọi người sẽ không thể nào ghé lại shop một lần nào nữa, và đương nhiên rủi ro ở đây chính là mất khách hàng.

Để hạn chế được những rủi ro khi mở shop quần áo, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo về tất cả các vấn đề có liên quan. Và để việc kinh doanh được suôn sẻ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những việc bạn cần phải làm trước khi muốn mở thành công một shop quần áo.

IV. Lập dự án mở shop quần áo

Để bắt đầu thực hiện việc kinh doanh, mở shop quần áo, bạn cần có một bản kế hoạch rõ ràng chi tiết, lập dự án, cân đối nguồn tài chính để xem việc kinh doanh trên giấy tờ có đem lại thu nhập trong tương lai hay không. Bao nhiêu thời gian bạn có thể bù lại được chi phí và bắt đầu thu lại lợi nhuận. Và một bản dự án hoàn chỉnh sẽ bao gồm những ý chính sau:

1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh chính là bước đầu tiên bạn phải thực hiện. Xây dựng được một ý tưởng hoàn chỉnh giúp triển khai được các hoạt động một cách rõ ràng hơn. Đối với việc mở shop quần áo. Ý tưởng kinh doanh chính là việc cung cấp mặt hàng “quần áo” cho khách tiêu dùng nhằm đem lại lợi nhuận cho bản thân.

Ngoài ra, một shop quần áo theo phong cách mới lạ, ít đụng hàng sẽ giúp cho sự hấp dẫn của nó lan toả đến với nhiều hơn. Bạn phải có những suy nghĩ thật táo bạo, thì ý tưởng mới thực sự mới mẻ và khả quan.

Xay dung y tuong kinh doanh mo shop quan ao

2. Dự toán năng lực tài chính hiện có

Và sau khi đã có một ý tưởng hoàn chỉnh, bước tiếp theo bạn sẽ phải xem xét năng lực tài chính của bản thân như thế nào để triển khai được ý tưởng đó.

Không nhất thiết nguồn tài chính dồi dào mới có thể mở được shop quần áo. Bạn hãy mở shop theo năng lực tài chính vốn có, miễn sao tính toán hợp lý để sau này doanh thu có thể bù đắp lại được khoản chi phí nhanh nhất.

3. Tìm hiểu thị trường quần áo

Bạn muốn ý tưởng của mình thực sự sẽ thành công, thì đừng quên việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường. Thị trường của bàn có nhu cầu về loại hàng may mặc đó hay không? Sản phẩm đó đã có quá nhiều hay vẫn còn thiếu hụt? Hay bạn là người tiên phong? Nhu cầu đó có ngày một tăng lên?

Phải hiểu được thị trường và nhu cầu của khách hàng như thế nào, bạn mới có thể triển khai ý tưởng kinh doanh thuận lợi hơn. Và nếu như bạn là người tiên phong trong ý tưởng đó, cần phải có các chiến lược marketing cụ thể.

mo cua hang quan ao can phai bat trend tot

Xem thêm: Xưởng may gia công Local Brand thời trang Việt Nam

4. Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng

Sản phẩm bán ra thị trường cần phải có khách hàng tiêu thụ. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ được lượng khách hàng có thể mua hàng của bạn là ai, có độ tuổi như thế nào? Quần áo của bạn giành cho nam hay nữ? Và khả năng tài chính của khách hàng cao hay thấp.

  • Khách hàng của bạn là ai: Khách hàng tiêu thụ quần áo của bạn khi tung ra thị trường chiếm thị phần lớn nhất, đó sẽ là khách hàng tiềm năng. Cần xác định những nhóm người nào sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho bạn. Nhóm người đó là nam hay nữ, là trẻ em hay người lớn tuổi, từ đó mới có thể quyết định đến các sản phẩm quần áo mà bạn dự định bán trong tương lai.
  • Độ tuổi của khách hàng: Độ tuổi của khách hàng rất quan trọng, bởi những nhóm tuổi khác nhau sẽ có phong cách và xu hướng thời trang khác nhau. Và điều bạn cần làm chính là cập nhật chính xác những loại trang phục, có thể phục vụ được nhu cầu tối thiếu cho khách hàng. Nếu như bạn hướng đến nhóm người nhỏ tuổi, hãy tìm hiểu tất cả các sản phẩm quần áo thiết yếu cho trẻ em như đồ bộ, đồng phục đi học, trang phục đi chơi với nhiều màu sắc nổi bật hơn.
  • Thu nhập của khách hàng: Nếu là một shop quần áo thì thông thường giá cả của quần áo cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên điều cần thiết ở đây đó là nếu bạn hướng đến khách hàng có thu nhập thấp, không ổn định, thì không nên lấy nguồn hàng cao cấp. Sự chênh lệch giá trị giữa sản phẩm và thu nhập sẽ làm cho lượng hàng hoá bị ứ đọng, tồn kho.

5. Phân tích mô hình SWOT

Phân tích mô hình SWOT là phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm đưa ra được những điều cần phát huy hay phải khắc phục để hướng đi của kinh doanh được thuân lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Mô hình SWOT được áp dụng cho toàn bộ những dự án kinh doanh và sản xuất, không riêng gì đối với việc mở shop áo quần. Vậy phân tích mô hình SWOT đối với dự án kinh doanh shop quần áo sẽ bao gồm gì:

Phan tich mo hinh swot
SWOT – Strength / Weakness / Opportunity / Threat
  • S (Strengths): Là điểm mạnh của bản thân đang có trong việc mở shop quần áo. Chúng sẽ bao gồm: trình độ chuyên môn đang có; các kỹ năng có liên quan, hay kinh nghiệm làm việc; có mối quan hệ rộng và vững chắc; có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc; có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc. Nếu như bạn có đủ những điểm mạnh này thì việc mở shop quần áo không có gì là quá khó.
  • W (Weaknesses): Là điểm yếu mà bản thân cần phải khắc phục. Ví dụ như: Tính cách không phù hợp với công việc; thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp; thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản; hạn chế về các mối quan hệ; thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng; kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
  • O (Opportunities): Là những cơ hội giúp bạn dễ dàng hơn khi kinh doanh shop quần áo, cần phải biết tận dụng hết mức tối đa. Đơn giản nếu như thị trường đang thực sự chưa có nguồn cung ứng, phục vụ cho nhu cầu quần áo theo phong cách Unisex, bạn có thể dựa vào lợi thế này để phát triển và là một trong những cửa hàng tiên phong khi bán loại quần áo phi giới tính, phục vụ cho người tiêu dùng. Nếu như làm được điều này, có nghĩa là bạn đã dựa vào những lợi thế và cơ hội khách quan có được để phát triển.
  • T (Threats): Phân tích những thách thức sẽ xảy ra trong tương lai, khi mà shop quần áo đang mở như biến động thị trường, xu hướng thời trang thay đổi hay sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các shop quần áo với nhau. Từ đó đưa ra hướng giải pháp nhằm có thể ứng biến kịp thời khi có các vấn đề xảy ra.

6. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Thương trường cũng như chiến trường, vừa là đồng nghiệp nhưng đồng thời lại là đối thủ. Bạn cần phân tích và tìm hiểu rõ ràng về các shop quần áo sẽ trở thành đối thủ của bạn trong tương lai. Nắm rõ được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, thì từ đó ta sẽ đưa ra được những kinh nghiệm cho bản thân.

Đồng thời giúp đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về đối thủ, bạn sẽ tìm được nhiều điểm hay và tốt cũng như cải thiện, bổ sung thêm những kinh nghiệm và lượng kiến thức mà bản thân chưa có.

tham khao cach lam cua cac shop trong cung linh vuc
“Spy” cách làm của đối thủ để hiểu thị trường nhanh hơn

7. Hình thức kinh doanh và chiến lược marketing

Hiện nay có hai hình thức kinh doanh chính là bán hàng tại chỗ và kinh doanh online. Tuỳ vào nguồn lực tài chính hay chiến lực kinh doanh mà lựa chọn hình thức sao cho phù hợp. Có thể kết hợp cả hai kênh giúp cho việc buôn bán được thuận tiện và đem lại nguồn thu nhập cao hơn.

Và cũng sẽ tuỳ theo hình thức kinh doanh để lập ra các chiến lược marketing hợp lý nhất. Chiến lược marketing đưa ra phải phù hợp với mặt hàng kinh doanh, phù hợp với quy mô cũng như năng lực tài chính của bạn.

Một số bài viết hỗ trợ bạn trong việc kinh doanh quần áo:

Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho việc có nên mở shop quần áo hay không chưa nào. Chỉ cần trang bị đầy đủ tất cả những kiến thức và có sự chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch, thì việc mở shop quần áo sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa. Và hãy luôn nhớ rằng, phải thật sự tự tin, bản lĩnh, mạnh mẽ thì mọi công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

2 bình luận trong “Có nên mở shop quần áo không? Cơ hội & rủi ro khi bán quần áo cần biết!

  1. Avatar of hiền
    hiền nói:

    mình mở shop bán quần áo ở tỉnh, khách có nhu cầu nhiều, hàng thì trung bình khá là tương đối ok, không cần quá xịn

  2. Avatar of Lyn Lyn
    Lyn Lyn nói:

    Đa số các bạn, kể cả mình, khi chưa dẫm chân vào NGÀNH sẽ đều nghĩ ”mơ mộng” một chút, đại loại là nhập hàng về và bán, không chiến lược gì cụ thể, thậm chí cũng chưa xác định mình sẽ marketing ntn trong thời “ngộ độc quảng cáo” như bây h.
    Đến khi thực chiến mới te tua. Làm chủ shop có quá nhiều thứ phải học. Chợ vải mai đã ra màu mới, nay ảnh là key thì mai video mới là quan trọng, nay mốt như thế này mai nó đã khác rồi, rồi không phải cứ chạy quảng cáo là được trong cái thời ai ai cũng biết chạy ads fb này 🫣 và marketing có vạn chiến thuật, trong khi đơn cứ lẹt đẹt …
    Nên khi các bạn chủ shop đặt gia công bên mình, khi nghe mn nói “t chưa biết gì cả, t thích thời trang lắm …” là mình chặn vội, bảo là cậu cứ nghiên cứu dần đã, có định hướng rõ ràng rồi mình nói chuyện tiếp nha, không là tồn kho vỡ mặt đó ^^
    Không phải mình kiêu ngạo, mà mình k muốn mọi người sẽ dẫm lên vết xe đổ xưa kia của mình. Mình lăn lôị ở ngành thời trang này, vấp ngã mất tiền đủ cả, suy nghĩ hói cả đầu, một tuần phơi nắng ít nhất 2-3 lần, bốc vải , quất vải cũng lực điền lắm. Chưa kể, bạn vẫn phải lead đầu trong mọi chiến dịch quảng bá sản phẩm 🥹 Kiểu vừa tay chân vừa phải dùng trí não trong cùng một thời gian á 😂
    Vậy nên, khi bước chân vô ngành, dù ít hay nhiều hãy chuẩn bị sẵn tâm thế chứ đừng bước đi khi chưa có đủ kiến thức … Ngành này cũng rộng lắm, lúc nào cũng sẵn sàng đón bạn, nhưng cũng sẵn sàng sa thải bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *