Trong cuộc sống hàng ngày hiện nay có rất nhiều mẹo vặt giúp các công việc trong gia đình trở nên nhẹ nhàng hơn. Việc tìm ra những mẹo vặt này giúp ích rất nhiều cho người nội trợ chính trong gia đình. Và đâu đó ta thấy có một số thắc mắc như: Ủi quần áo bị bóng sẽ được xử lý như thế nào? Hay ủi quần tây bị bóng thì phải làm sao? Để có thể giải quyết được những vấn đề này, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số cách chữa quần áo ủi bị bóng hiệu quả dưới đây nhé.
- Cách bảo quản áo thun lâu dài, luôn bền đẹp như mới
- Cách xử lý quần áo bị lem màu tại nhà đơn giản, hiệu quả
1. Tại sao quần áo lại bóng khi ủi
Những trang phục sau khi giặt và phơi khô sẽ được ủi thẳng để sử dụng. Tuy nhiên, mọi người sẽ hạn chế sử dụng phương pháp này vì chúng ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ, cũng như bề mặt của chất liệu. Nên mọi người chỉ làm thẳng những chất liệu dễ bị nhăn, gây mất tính thẩm mỹ cho trang phục. Nhưng trong quá trình ủi có một số lý do khiến cho quần áo bị bóng và có bề mặt láng, điều này làm thay đổi bề mặt của trang phục, và người dùng cũng không thể sử dụng một cách tự nhiên. Vậy đâu là nguyên nhân:
- Thời gian ủi quá lâu: Đối với những chất liệu vải khó làm thẳng như linen hay lụa, thì bề mặt vải cần phải tiếp xúc với bàn ủi liên tục, và quá trình này có thể lặp lại rất nhiều lần. Khi bị nhiệt độ cao liên tục tác động vào các sợi vải, thì sự ma sát sẽ tăng cao, khiến cho vải dễ bị láng bóng. Và đây là nguyên nhân thứ nhất làm cho quần áo ủi bị bóng.
- Chất liệu quần áo được may từ vải nhân tạo: Những loại vải được may từ sợi vải nhân tạo như polyester, hay nylon sẽ có phản ứng rất kém với nhiệt độ cao. Các loại vải này thực chất có nguồn gốc từ nhựa, mà nhựa là chất liệu dễ nóng chảy, biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Vậy nên quần áo ủi bị bóng cũng xuất phát từ lý do này.
- Chỉnh nhiệt độ không chính xác so với loại vải được ủi: Đây được xem là lý do chính mà quần áo ủi bị bóng. Đối với từng loại vải khác nhau, thì người ủi cần điều chỉnh nhiệt dộ bàn ủi sao cho chính xác nhất. Với những loại vải không chịu được nhiệt độ cao, cần chỉnh nhiệt độ thấp hơn. Trên bàn ủi thường có các ký hiệu để giúp người thực hiện được chuẩn hơn như:
- Synthetics: Sợi tổng hợp
- Silk: Vải lụa
- Cotton: Vải sợi bông
- Min: Nhiệt độ thấp nhất
- Max: Nhiệt độ cao nhất
2. Cách chữa quần áo ủi bị bóng hiệu quả
Nếu không may chúng ta không cẩn thận làm quần áo bị hỏng vì ủi chúng không đúng cách, đừng bỏ đi mà hãy thực hiện các mẹo vặt sau để giúp trang phục trở lại được hình dáng như ban đầu.
a. Chữa quần áo ủi bị bóng từ chất liệu cotton
Đối với các loại vải được dệt từ sợi cotton, việc nhăn nhúm là điều đương nhiên sẽ xảy ra sau mỗi lần vệ sinh. Tuy nhiên, vì cách ủi quần áo không đúng nên đã làm cho trang phục bị đổ bóng, làm mất tính thẩm mỹ của bề mặt. Đối với chất liệu vải cotton, việc làm đơn giản nhất chính là sử dụng muối để khắc phục quần áo ủi bị bóng.
Cho một lượng muối vừa đủ với diện tích bề mặt cần chữa bóng, sau đó dùng tay vò nhẹ nhàng để muối có thể thấm và tạo ra sự ma sát trên chất liệu. Sau đó đem quần áo ra nắng phơi khoảng 5 phút đến 10 phút. Cuối cùng giặt sạch lại và đem phơi ráo nước, chúng ta sẽ thấy trang phục khắc phục được khuyết điểm này một cách hiệu quả.
Để giúp cho quần áo vải cotton khi ủi không bị bóng, không nên chỉnh nhiệt độ bàn ủi ở mức Max. Thông thường trên bàn ủi, chế độ cotton được kí hiệu bằng ba dấu chấm. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất đủ để làm thẳng vải cotton. Nếu như vải cotton của bạn mỏng, không quá dày, có thể chỉnh ở mức thấp hơn lụa, hoặc sợi tổng hợp.
b. Chữa quần áo ủi bị bỏng từ vải nỉ
Vải nỉ là một chất liều khá dày, thường được dùng để may các loại trang phục giúp giữ ấm cho cơ thể. Mặc dù đây là loại vải ít nhăn, nhưng đối với loại nỉ mỏng thì nhược điểm này dường như xuất hiện khá nhiều. Vậy nên, người mặc thường ủi dể giúp trang phục được thẳng, đẹp và lịch sự hơn.
Để khắc phục được quần áo ủi bị bóng từ vải nỉ, sau khi phát hiện ra trang phục đã bị bóng, bạn nhanh chóng đem quần áo đi giặt sạch. Những vùng bề mặt vải bị bóng cần được vò kỹ hơn. Sau khi đã giặt xong, phơi khô quần áo và tiến hành tạo một bề mặt vải mới. Dùng kim móc những sợi vải bên trong ra bên ngoài, giúp tạo nên một lớp vải mới, nhằm che đi lớp vải đã bị bóng trước đó.
Để cố định lớp vải này, bạn hãy dùng một chiếc khăn ướt che phần vải này lại. Sau đó dùng bàn ủi, ủi trực tiếp lên bề mặt chiếc khăn ướt này. Nhưng lưu ý nên ủi theo chiều ngược lại so với lớp lông cũ thì mới có thể tạo ra được bề vải mới hoàn hảo hơn. Tiếp tục ủi cho đến khi chiếc khăn khô hết nước, bạn lấy chiếc khăn ra khỏi bề mặt của vải và ngắm nghía thành quả mình đã đạt được nhé.
c. Chữa quần áo ủi bị bỏng được làm từ sợi tổng hợp
Vải sợi tổng hợp được xem là những chất liệu dễ bị bóng nhất khi sử dụng bàn ủi không đúng cách. Vậy nên khi bề mặt vải bắt đầu trở nên bị bóng, hãy nhanh chóng thực hiện những bước làm sau để giúp quần áo được trở về lại hình dạng ban đầu nhé.
Lấy một miếng khăn và thấm nước, sau đó đắp nhanh lên phần trang phục bị bóng. Dùng bàn ủi và ủi trực tiếp lên chiếc khăn đã được thấm nước này. Ủi liên tục cho đến khi chiếc khăn khô hẳn, rồi sau đó lấy miếng khăn ra để kiểm tra thành quả. Để cách chữa này đạt được hiệu quả cao nhất, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ của bàn ủi ở mức trung bình.
d. Chữa quần áo ủi bị bỏng được làm từ vải lụa
Vải lụa là một chất liệu mềm, mịn và rất dễ bị nhăn. Việc ủi quần áo được làm từ vải lụa là một điều rất khó khăn. Vì vải sẽ nhanh chóng bị nhăn trở lại, điều này khiến nhiều người đã phải mở nhiệt độ ở mức cao nhất, làm cho vải dễ bị bóng, và có nguy cơ cháy là rất cao.
Để chữa quần áo ủi bị bóng được làm từ lụa, chúng ta sẽ sử dụng dung dịch NaOh. Hòa loãng dung dịch NaOh với nước ta thu được một chất gọi là Bazơ. Bazơ có độ nhờn và có tính ăn mòn rất cao. Khi thoa dung dịch này vào vết bóng trên quần áo, trên bề mặt vải sẽ bị bong ra một lớn bột khô. Dùng tay lấy phần bột khô này ra khỏi quần áo, ta sẽ được một bề mặt vải hoàn toàn mới.
e. Chữa quần áo ủi bị bỏng được làm từ các chất liệu khác
Ngoài những chất liệu được nói trên, những loại vải sẽ được xử lý vết bóng như sau: Dùng tờ giấy nhám và xát lên vùng vải bị bóng, tiếp tục dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên để các vết bóng được biến mất hoàn toàn. Và không quên vệ sinh lại trang phục thật sạch trước khi sử dụng.
Xem thêm:
- 14 cách tẩy vết ố vàng trên quần áo hiệu quả nhanh chóng
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn
Quần áo là trang phục mà con người sử dụng hàng ngày, vậy nên chúng phải thường được vệ sinh, làm sạch và được ủi thẳng để giúp người mặc luôn có một vẻ bề ngoài lịch sự, và gọn gàng nhất. Vậy nên không thể nào tránh khỏi các vấn đề làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của trang phục. Hãy sử dụng những cách mà chúng tôi đã hướng dẫn để chữa quần áo ủi bị bóng đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm: