Trong giai đoạn sản xuất hàng hóa, các sản phẩm cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Không chỉ tồn tại ở khái niệm thành phẩm, là sản phẩm hoàn chỉnh được nhập kho và đưa vào thị trường tiêu thụ, chúng ta còn biết đến một thuật ngữ khác chính là bán thành phẩm. Vậy bán thành phẩm là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về kiến thức này, và đưa ra một ví dụ cụ thể để biết rõ hơn về bán thành phẩm nhé.

tim hieu ban thanh pham la gi

1. Bán thành phẩm là gì?

a. Khái niệm

Bán thành phẩm là một khái niệm quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa, và là bước thu chi quan trọng trong khâu kế toán. Thuật ngữ được hiểu đơn giản là các sản phẩm được sản xuất chưa được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chiếm một khoản chi phí ban đầu đã bỏ ra. Vì là sản phẩm chưa hoàn thiện nên không thể bán hay đưa vào sử dụng được.

ban thanh pham la gi

Mặc dù là sản phẩm sản xuất còn dở dang, nhưng bán thành phẩm vẫn được ghi nhận vào hàng tồn kho, sau đó tiếp tục được đem đi thực hiện khâu sản xuất cuối cùng để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Trong kế toán, chúng được quy định là tài khoản 155, là tài sản của doanh nghiệp. Bán thành phẩm chưa được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và nhập kho.

b. Bán thành phẩm Tiếng Anh là gì?

Theo Tiếng Anh, một thành phẩm hoàn chỉnh là Finished goods hay Finished products.  Vậy nên, bán thành phẩm chúng ta chỉ cần thêm vào đó từ “Semi“. Semi là một tiền tố thường được đặt trước danh từ hoặc cụm danh từ, và theo nghĩa tiếng Việt, thì semi là một nửa. Vì vậy, bán thành phẩm có thể đọc theo Tiếng Anh là Semi-finished products.

Ban thanh pham banh ngot vi chua duoc lam chin
Bán thành phẩm bánh ngọt vì chưa được làm chín

c. So sánh sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và sản phẩm

Trong quy trình sản xuất tạo ra một đơn vị hàng hóa, thì chúng thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chúng được gia công từ nguyên vật liệu đầu vào, cho đến các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và được thực hiện các bước sản xuất cuối cùng thì sản phẩm đó mới được nhập kho và được tung ra thị trường tiêu thụ. Vậy giữa ba khái niệm: Sản phẩm dở dang, bán thành phầm và sản phẩm, chúng giống và khác nhau ở điểm nào?

  • Giống nhau: Doanh nghiệp đều phải bỏ ra một khoản chi phí về nguyên vật liệu, nhân công và phải tiến hành thực hiện khâu sản xuất thì mới tạo ra được các loại sản phẩm nói trên.
  • Khác nhau: Sự khác nhau nổi bật ở đây chính là giai đoạn. Sản phẩm dở dang sẽ được tạo ra đầu tiên, sau đó đến bán thành phẩm và cuối cùng là thành phẩm. Bán thành phẩm là các sản phẩm đã hoàn thiện theo từng gian đoạn hình thành. Nếu như được sản xuất trong giai đoạn 1 mà sản phẩm đó vẫn chưa tạo ra được bán thành phẩm, thì đó chính là sản phẩm dở dang. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm mà đã hoàn thiện tất cả các giai đoạn nhỏ, là sự hoàn thiện của bán thành phẩm, được nhập kho và tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

2. Cách tính giá bán thành phẩm

a. Công thức tính giá bán thành phẩm

Vì bán thành phẩm được tạo ra theo nhiều giai đoạn khác nhau, vậy nên mỗi giai đoạn, chúng sẽ có một công thức tính riêng. Bán thành phẩm thu được sau mỗi công đoạn sản xuất đều phải có số liệu về giá thành. Giá thành bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong công đoạn đó, cộng với giá thành mà bán thành phẩm liền kề trước đó được sản xuất. Tuy nhiên, để cho ra được kết quả đúng đắn nhất về giá thành của các bán thành phẩm từ công đoạn 2 trở đi, thì phải áp dụng công thức tính giá thành của phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước:

Giá thành bán thành phẩm của công đoạn sản xuất 1 được xác định theo công thức sau:

ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)

Trong đó:

  • ZNTP(1): Tổng giá bán thành phẩm của công đoạn sản xuất 1
  • DDK(1): Chi phí dở dang đầu kỳ của công đoạn 1
  • C(1): Các chi phí phát sinh trong công đoạn 1, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
  • DCK(1): Chi phí dở dang cuối kỳ của công đoạn 1

Đây là công thức được dùng để tính tổng giá chung cho bán thành phẩm ở giai đoạn 1, nếu bạn muốn biết được giá thành cụ thể cho từng đơn vị bán thành phẩm, hãy thực hiện tiếp công thức sau:

Z đơn vị NTP(1) = ZNTP(1) / QTP(1) 

Trong đó:

  • Z đơn vị NTP(1): Là giá thành bán thành phẩm cho 1 đơn vị sản phẩm ở giai đoạn 1
  • QTP(1): là số bán thành phẩm hoàn thành sau khi kết thúc công đoạn 1
  • ZNTP(1): Tổng giá bán thành phẩm của công đoạn sản xuất 1

Nếu được sản xuất từ công đoạn thứ 2 trở đi, thì giá bán được tính theo công thức sau:

ZNTP(n) = ZNTP(n-1)+ DDK(n) + C(n) – DCK(n)

Trong đó:

  • ZNTP(n): Tổng giá thành bán thành phẩm sản xuất ở giai đoạn thứ n
  • ZNTP(n-1): Tổng giá thành bán thành phẩm sản xuất ở giai đoạn trước giai đoạn thứ n
  • DDK(n): Chi phí dở dang đầu kỳ của công đoạn n
  • C(n): Các chi phí phát sinh trong công đoạn n, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
  • DCK(n): Chi phí dở dang cuối kỳ của công đoạn n

Để tính giá thành của một đơn vị bán thành phẩm ở công đoạn n, chúng ta cũng sẽ sử dụng công thức tương tự:

Z đơn vị NTP(n) = ZNTP(n) / QTP(n) 

  • Z đơn vị NTP(n): Là giá thành bán thành phẩm cho 1 đơn vị sản phẩm ở giai đoạn n
  • QTP(n): là số bán thành phẩm hoàn thành sau khi kết thúc công đoạn n
  • ZNTP(n): Tổng giá bán thành phẩm của công đoạn sản xuất n

b. Ví dụ về bán thành phẩm

Doanh Nghiệp Phương Nam sản xuất về thiết bị đồ nội thất, hiện tại Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bàn làm việc mang ký hiệu là: M34. Việc sản xuất sản phẩm trải qua 02 giai đoạn, giai đoạn 01 là cắt, xẻ… Giai đoạn 2 hoàn thiện sản phẩm. Trong tháng 12/2021 có các số liệu sau: (ĐVT 1.000 VND)

Sản phẩm M34 làm dở đầu tháng ở giai đoạn 01 đã được xác định như sau:

  • Chi phí NVLTT: 22.000
  • Chi phí NCTT (Lương, 22% Bảo hiểm…): 10.000
  • Chi phí SXC (Tiền điện, nước, phân bổ CCDC, khấu hao máy móc…): 7.772

Giai đoạn 2 không có sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được như sau:

  • Chi phí NVLTT (Giai đoạn 1): 240.000
  • Chi phí NCTT (Giai đoạn 1): 36.000 (Giai đoạn 2): 45.000
  • Chi phí sản xuất chung (Giai đoạn 1): 42.000 (Giai đoạn 2): 30.800

Kết quả thu được trong hai giai đoạn sản xuất như sau:

  • Giai đoạn 01: Hoàn thành 80 nửa thành phẩm chuyển sang Giai đoạn 02 tiếp tục chế biến, còn lại 20 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 60%
  • Giai đoạn 02: Nhập 80 bán thành phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành 50 sản phẩm A, còn lại 30 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 50%

Tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 và giá thành thành phẩm ở giai đoạn 2, lập bảng tính giá thành.

Để tính được giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn 1, trước hết chúng ta phải đi tìm giá trị sản phẩm dở dang cuối giai đoạn 1. Vì trong giai đoạn này, chỉ có 80 bán thành phẩm được sản xuất hoàn thiện. Giá trị sản phẩm dở dang cuối giai đoạn 01 được tính như sau: (ĐVT 1.000 VND)

  • NVLCTT = (22.000 + 240.000)/(80 + 20) x 20 = 52.400
  • NCTT = (10.000 + 36.000)/(80 + 12) x 12 = 6.000
  • CPSXC = (7.772 + 42.000)/(80 + 12) x 12 = 6.492
  • DCK(1)= 52.400 + 6.000 + 6.492 = 64.892

Từ kết quả trên, ta có thể lập được bảng tính giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn 1 như sau:

Khoản mục DĐK(1) C(1) DCK(1) Tổng ZNTP(1) Z đơn vị
Chi phí NVLTT 22.000 240.000 52.400 209.600 2.620
Chi phí NCTT 10.000 36.000 6.000 40.000 500
Chi phí SXC 7.772 42.000 6.492 43.280 541
Cộng 39.772 318.000 64.600 292.880 3.661

Sau khi tính được giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn 1, chúng ta tiến hành tính giá thành thành phẩm A ở giai đoạn 2 (DVT 1000vnd) Trong giai đoạn 2, có 30 sản phẩm dở dang ở mức hoàn thiện 50%, vậy nên giá trị sản phẩm dở dang cuối giai đoạn 2 sẽ là:

ZNTP(1) = 292.880/ (50+30) x 30 = 109.830

Trong đó:

  • NVLTT = 2.620 x 30 = 78.600
  • NCTT = 500 x 30 = 15.000
  • CPSXC = 541 x 30 = 16.230
  • Chi phí NCTT(2) = 45.000 / (50+15) x 15 = 10.385
  • Chi phí SXC(2) = 30.800 / (50+15) x 15 = 7.108

Qua những chi tiết trên, từ đó đưa ra được bảng tính giá thành của sản phẩm A sau hai giai đoạn sản xuất dưới đây:

Khoản mục

C (Chi phí)

DCK

Tổng Z Z đơn vị

GĐ 1

GĐ 2

Cộng

GĐ 1

GĐ 2

Cộng

Chi phí NVLTT

209.600 209.600 78.600 78.600 131.000

2.620

Chi phí NCTT

40.000 45.000 85.000 15.000 10.385 25.385 59.615

1.192

Chi phí SXC

43.280 30.800 74.080 16.230 7.108 23.338 50.742

1.015

Tổng Cộng 292.880 75.800 368.680 109.830 17.493 127.323 241.357

4.827

Như vậy, tổng giá thành của thành phẩm A là 214.357 nghìn đồng. Mỗi đơn vị sản phẩm sẽ có giá là 4.827 nghìn đồng.

Xem thêm:

Bán thành phẩm là một thuật ngữ rất quan trọng trong hệ thống tài khoản của kế toán. Vậy nên, cần xác định đúng và chính xác giá trị của từng bán thành phẩm để có thể tạo ra được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm vững được kiến thức về bán thành phẩm, cũng như áp dụng vào đời sống một cách thực tiễn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *