Ngoài Quốc phục, Quốc huy, Quốc ca hay Quốc hiệu, thì Quốc kỳ chính là biểu tượng cao quý và phải trải qua một quá trình lịch sử hình thành rất hào hùng và lẫm liệt. Vậy Quốc kỳ là gì? Những quy định pháp luật về Quốc kỳ được thể hiện ra sao? Các bạn hãy cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo bài viết dưới đây để biết nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

quoc ky va cac quy dinh phap luat ve quoc ky

I. Quốc kỳ là gì?

1. Quốc kỳ nghĩa là gì?

Quốc kỳ là lá cờ của một quốc gia. Mỗi đất nước sẽ có một lá cờ riêng biệt, là biểu tượng đặc trưng, và cũng là đặc điểm để nhận ra đó là đất nước nào. Mỗi lá cờ đều có một nguồn gốc ra đời khác nhau và mang một ý nghĩa lịch sử quan trọng khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà Quốc kỳ được treo khác nhau. Có một số quốc gia chỉ treo cờ ở những nơi quan trọng, đặc biệt là cơ sở quân đội. Một số khác lại được treo ở khắp mọi nơi hay trên mọi nẻo đường.

Quốc kỳ đa phần có thiết kế chung là hình chữ nhật, được trang trí nền có màu sắc khác với các họa tiết bên trong. Theo cách đọc của người VIệt Nam, thì Quốc kỳ là từ được đọc theo nghĩa của tiếng Hán Việt. “Quốc” là quốc gia, đất nước. “Kỳ” là lá cờ, vậy nên “Quốc kỳ” chính là lá cờ của một đất nước nào đó. Ngoài ra, Quốc kỳ theo Tiếng Anh sẽ được đọc là “National flag”.

quoc ky la gi

2. Nguồn gốc của quốc kỳ

Quốc kỳ của một đất nước có nguồn gốc từ đâu?

Từ khi đất nước đang còn sơ khai, thì con người đã biết sử dụng một vật nào đó để làm biểu tượng lãnh đạo. Không những vậy, các vị tướng thời xưa còn dùng lá cờ để tập hợp binh sỹ, là đặc điểm riêng biệt để phân biệt giữa các quân đội với nhau. Hầu như trong tất cả các cuộc giao chiến, là cờ chính là biểu tượng chiến thắng khi được cắm trên một vùng lãnh thổ mới, khẳng định được chủ quyền của dân tộc.

Cũng chính vì lý do này, mà mỗi quốc gia đều có Quốc kỳ riêng để thể hiện được sự khác biệt, cũng như là biểu tưởng khẳng định được chủ quyền vùng lãnh thổ mà quốc gia đó đang có.

3. Phân loại Quốc kỳ

Địa phận của một đất nước không chỉ dừng lại ở đất liền, biển cả cũng là phần diện tích trực thuộc của một lãnh thổ quốc gia. Vậy nên, thông thường Quốc kỳ được phân thành hai loại chính là:

  • Quốc kỳ sử dụng trên đất liền: Trên đất liền sẽ có sự phân biệt giữa cờ dân sự, cờ chính quyền và cờ chiến tranh. Cờ dân sự là loại cờ mà dân sự được treo, cờ chính quyền là những loại cờ được cơ quan chính phủ sử dụng chính thức. Cờ chiến tranh được sử dụng cho các tổ chức quân đội. Tuy nhiên, có một số quốc gia khác chỉ sử dụng một loại cờ cho cả ba mục đích
  • Cờ hiệu sử dụng trên biển: Tương tự như cờ treo trên đất liền, cờ hiệu treo trên vùng biển cũng được chia thành ba loại khác nhau. Cờ hiệu dân sự được treo trên tàu tư nhân, cờ chính quyền được treo trên tàu thủy của chính quyền, cờ hiệu chiến tranh được treo trên tàu hải quân. Cờ luôn luôn được treo tại vị trí cao nhất cho dù đó là loại phương tiện gì. Tại một số quốc gia khác, thì cờ hiệu sử dụng trên biển cũng là Quốc kỳ của quốc gia đó.

II. Quy định pháp luật về Quốc kỳ

Quốc kỳ là lá cờ, là đại diện quan trọng của một đất nước, vậy nên có rất nhiều những quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng và treo Quốc kỳ như thế nào mới đúng. Dưới đây là những nguyên tắc chung khi sử dụng:

  • Khi treo Quốc kỳ cùng với những lá cờ khác, thì bắt buộc lá cờ đại diện của quốc gia phải được kéo lên trước. Và khi hạ cờ, thì Quốc kỳ cũng là lá cờ được hạ xuống sau cùng.
  • Khi các lá cờ Quốc kỳ của các nước được treo cùng nhau, thì bắt buộc chúng phải có cùng kích thước gần giống nhau, được treo với chiều cao như nhau. Tuy nhiên, Quốc kỳ của chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danh dự. Vị trí danh dự được quy định là vị trí trung tâm của số lẻ, bên ngoài cùng của số chẵn.
  • Khi lá cờ đại diện cho một quốc gia được treo cùng với những lá cờ khác, thì nó phải được treo trên cột cờ riêng biệt, hoặc phải được treo cao hơn.
  • Khi nhiều loại cờ cùng treo trên cột chéo, thì cột cờ của Quốc kỳ phải được treo phía bên trái theo hướng của người nhìn, và phải ở phía trước cột cờ khác.
  • Trong một cuộc diễu hành, Quốc kỳ phải ở bên phải của nhóm diễu hành đó. Nếu trong trường hợp chỉ có một hàng cờ, thì phải đặt Quốc kỳ ở vị trí danh dự.
  • Khi có quốc tang, cờ rủ được treo ở vị trí 1/2 hay 2/3 chiều cao của cột cờ thay vì treo cờ lên đến đỉnh cột.

III. Một số Quốc gia có Quốc kỳ tương tự nhau

1. Quốc gia Slovenia và Quốc gia Russia

quoc ky russia va Slovenia

2. Quốc gia Luxembourg và Quốc gia the Netherlands

quoc ky cua Luxembourg va the Netherlands

3. Quốc gia Norway và Quốc gia Iceland

quoc ky cua Norway va Iceland

4. Quốc gia Ireland và Quốc gia Côte d’Ivoire

quoc ky cua Ireland va Côte d’Ivoire

5. Quốc gia New Zealand và Quốc gia Australia

quoc ky cua New Zealand va Australia

6. Quốc gia Indonesia và Quốc gia Monaco

quoc ky cua Indonesia va Monaco

7. Quốc gia Senegal và Quốc gia Mali

quoc ky cua Senegal va Mali

8. Quốc gia Chad và Quốc gia Romania

quoc ky cua chad va romania

IV. Quốc kỳ Việt Nam

1. Quốc kỳ Việt Nam là gì?

Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca”.

quoc ky viet nam la gi

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nguồn gốc từ cờ sao mai của Mặt trận Việt Minh, ở Bắc kỳ từ trước khoảng thời gian Cách mạng tháng 8. Theo sử sách thì lá cờ đỏ sao vàng đã được xuất hiện đầu tiên trong sự kiện Nam kỳ khởi nghĩa vào tháng 11 năm 1940.

Tuy nhiên, theo Võ Nguyên Giáp thì kỳ hiệu lần đầu do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng cuối năm 1940, tại buổi mở lớp “Con đường giải phóng” để huấn luyện cho cán bộ, chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc. Và lá cờ chính thức được treo đầu tiên vào ngày 19/5/1941, giữa hang Pắc Bó để khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh đã trao lá cờ đỏ sao vàng cho Võ Nguyên Giáp làm lễ khai sinh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 2/9/1945, lá cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và trong buổi lễ này, Hồ Chí Minh cũng đã ký sắc lệnh quyết định lá cờ đỏ sao vàng chính thức trở thành Quốc kỳ của Việt Nam.

quoc ky viet nam

Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng xác nhận lại cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, lá cờ này được sử dụng làm Quốc kỳ của chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tận ngày nay.

2. Cách sử dụng Quốc kỳ Việt Nam đúng quy định

Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ được toàn dân và chính quyền sử dụng, vậy nên sẽ có những nguyên tắc sử dụng cụ thể được quy định:

  • Những ngày sử dụng Quốc kỳ Việt Nam: Tết Nguyên đán dương lịch, Tết Nguyên đán âm lịch, kỷ niệm tổng tuyển cử ngày 6/1, ngày Quốc tế lao động 1/5, kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh 19/5, kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám, ngày Quốc Khánh 2/9, những trường hợp khác sẽ được sự thông báo trước của chính quyền đến từng khu phố và hộ dân.
  • Treo trong phòng: Được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
  • Quy định khi treo với Quốc kỳ của nước khác: Quốc kỳ của nước ta và nước bạn sẽ được treo trong phòng lễ để kỷ niệm ngày Quốc khánh của chính nước đó. Quốc kỳ của Việt Nam sẽ được treo với nước khác khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ của nước đó (Treo nơi đón và nơi Đoàn ở).
  • Sử dụng Quốc kỳ trên xe ô tô: Trong trường hợp này, lá cờ đỏ sao vàng được cắm vào xe của các Đại sứ và Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Khi sử dụng xe để đón đại biểu Chính phủ nước ngoài, thì lá cờ cũng được cắm vào chiếc xe này, tuy nhiên nếu nhìn từ phía trước thì cờ của nước ta nằm bên phải và cờ nước bạn nằm bên trái.
  • Trường hợp không sử dụng Quốc kỳ: Không được cắm cờ trên xe của cơ quan hay xe của tư nhân. Không được cắm cờ vào xe hoặc treo cờ khi đón đưa nhân dân người nước ngoài.

3. Quy định pháp luật về Quốc kỳ Việt Nam

Theo quy định cụ thể tại Điều 13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ là biểu tượng cho tổ quốc, cho dân tộc nên tất cả mọi người dân Việt Nam có nghĩa vụ phải tôn trọng. Những hành vi thể hiện qua lời nói, hành động không tôn trọng đều được xác định là hành vi vi phạm, nếu hành vi này bị phát hiện thì người thực hiện hành vi có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 351 Bộ luật hình sự 2015: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

  • Khách thể: Sẽ là tội phạm nếu như xâm phạm đến biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc
  • Khách quan: Sẽ cấu thành tội phạm khi có những thể hiện về việc viết, vẽ các nội dung không lành mạnh, sỉ nhục, giẫm đạp, đâm thủng, vò nát cờ Tổ quốc, hoặc các hành động khác làm biến dạng Quốc kỳ.
  • Chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Nếu hành vi được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp hay vô ý thì không cấu thành tội phạm.
  • Chủ thể: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Xem thêm:

Quốc kỳ là đại diện, là đặc điểm nhận diện của mỗi quốc gia. Ngoài ra, đó còn là niềm tự tôn của mỗi dân tộc. Vậy nên, có những quy định được đưa ra khi các Quốc kỳ được sử dụng chung với. Bên cạnh đó, mỗi Quốc gia cũng sẽ tự ban hành những điều lệ, hiến pháp nhằm quy định rõ ràng về việc sử dụng Quốc kỳ, tất cả người dân trong vùng lãnh thổ đó phải thực hiện theo.

Có thể bạn quan tâm:

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

Mực in Plastisol là gì? Ưu nhược điểm của mực Plastisol trong in ấn

Hiện nay, để tăng thêm chất lượng cho hình ảnh in trên các chất liệu, [...]

8 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *