Đất nước ta từ lâu đã có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, luôn đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Với nét đẹp văn hóa của dân tộc, truyền thống ngày càng được sự quan tâm, và phát triển mạnh mẽ. Để lan tỏa sức mạnh được tinh thần tương thân, tương ái, với xu hướng phát triển của thế giới, nước ta cũng đã cho ra đời và thành lập nên các tổ chức Công tác Xã hội. Các tổ chức Công tác Xã hội đã hoạt động và đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.

Vậy ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác Xã hội Việt Nam 25/03, theo bạn nó đóng góp vai trò như thế đối với con người, và đất nước Việt Nam, cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu những nội dung cơ bản sau. Trước hết, hãy điểm qua khái niệm Công tác Xã hội để nhận định rõ hơn về vấn đề nhé.

y nghia lich su ra doi ngay cong tac xa hoi

I. Công tác xã hội là gì?

1. Khái niệm

Công tác Xã hội là hoạt động tổ chức được đưa ra nhằm giúp đỡ mọi người, hay các cá nhân, cộng đồng gặp khó khăn, góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Công tác Xã hội được thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể, và do các tổ chức đoàn thể điều hành. Công tác được vận hành dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đất nước, dựa trên nhân quyền và công bằng của xã hội.

Cong tac xa hoi la gi

Công tác Xã hội bao gồm rất nhiều công việc khác nhau như: Xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển xã hội, phát triển nông thôn hay phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó còn có các vấn đề khác liên quan như: Điều chỉnh mức độ đô thị, giúp con người hòa nhập xã hội, bảo vệ trẻ em, đòi hỏi các quyền lợi của phụ nữ và người già, giúp đỡ người bị xã hội chối bỏ, cai nghiện, phát triển đạo đức, quan tâm đến sức khỏe, giúp đỡ người tàn tật…

giup do ban den truong khi gap tro ngai

Công tác Xã hội giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo chiều hướng tích cực, giải quyết nhiều vấn đề nhằm tạo ra sự hòa hợp giữa con người với con người. Bên cạnh đó, công tác còn giúp cho cuộc sống của con người được cải thiện, tạo ra một cuộc sống hòa bình thoải mái và dễ chịu hơn. Sứ mệnh của tổ chức Công tác Xã hội nhằm giảm thiểu ba vấn đề chính: Sự bất công, những rào cản trong xã hội, và sự bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng kinh tế.

2. Công tác Xã hội giải quyết các vấn đề cụ thể gì?

Công tác xã hội do Nhà nước đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể như sau:

  • Những mối quan tâm của con người: Việc làm, thu nhập, tâm lý, tình cảm.
  • Xác định các nhu cầu của con người: Nhu cầu về lương thực, nơi ở, ăn mặc, sự an toàn, vui chơi, giải trí
  • Xác định các nguồn lực bên trong: Nguồn lực bên trong bao gồm sức khoẻ, hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng.
  • Xác định nguồn lực bên ngoài: Là sự hỗ trợ của chính quyền, hay các tổ chức liên quan đến đất đai, giấy tờ…
  • Giải quyết các vấn đề về môi trường

Qua đó, chúng ta có thể khẳng định được rằng: Công tác Xã hội đã giải quyết được rất nhiều vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Giúp con người giải quyết các vấn đề về đời sống, tạo ra một cuộc sống ổn định và hạnh phúc. Đó còn là những đóng góp nhỏ để xã hội ngày càng lớn mạnh, văn minh. Vậy từ đâu lại có các tổ chức này, tại sao lại hình thành nên Công tác Xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm các mẫu áo

II. Lịch sử hình thành công tác xã hội

1. Lịch sử hình thành công tác xã hội trên thế giới

Công tác Xã hội trên thế giới được cho rằng đã ra đời đầu tiên tại Anh, vào cuối thế kỷ 19. Vì đây là khoảng thời gian mà nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc cách mạng công nghiệp, nên đất nước phải đối diện với các vấn đề trầm trọng về xã hội. Nhà nươc Anh đã đưa ra các chính sách, và các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả hiện tại, vậy nên Công tác Xã hội cùng được tạo ra từ đây.

Sự ra đời của “Hiệp hội các tổ chức từ thiện COS” vào năm 1869, đã đánh dấu và đặt nền tảng cho ngành Công tác Xã hội chuyên nghiệp sau này. Tổ chức đã được thực hiện và triển khai đầu tiên tại Luân Đôn, sau này đã lan rộng khắp đất nước Anh và chỉ một thời gian ngắn, tổ chức đã được thành lập tại Mỹ vào năm 1877.

Tại Mỹ, đầu thế kỷ 19, Công tác Xã hội được thực hiện một cách sơ khai, chủ yếu từ các nhà tình nguyện và người truyền giáo, và khi “Hiệp hội các tổ chức từ thiện COS” được thành lập, thì tổ chức đã bắt đầu hoạt động mạnh hơn, đặc biệt vào khoảng thời gian từ năm 1898. Cũng vì nhu cầu và sự cần thiết của công tác, mà năm 1901, ở New York trường Công tác Xã hội được ra đời.

Năm 1905, việc hỗ trợ an sinh không chỉ được thực hiện bên ngoài, mà Richard Cabot đã đưa công tác vào thực hiện tại bệnh viện Trung Ương Massachusetts. Năm 1917, Mary Richmond đã phát triển Công tác Xã hội trong bệnh viện theo mô hình rộng lớn hơn bao gồm cả việc thu thập thông tin, chuẩn đoán vấn đề và lên kế hoạch để giúp đỡ…

Mary Richmond và Richard Cabot

Từ những bước khởi đầu này, ngành Công tác Xã hội đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia hơn. Hiện nay, trên thế giới ngành Công tác Xã hội đã trở thành một ngành chuyên nghiệp và được công nhận tại hơn 90 quốc gia. Mỗi quốc gia đều có sự hình thành riêng biệt, tuy nhiên chúng đều được thực hiện dựa trên cơ sở bình đẳng và giải quyết vấn đề an sinh cho con người và xã hội.

2. Lịch sử hình thành Công tác Xã hội ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sự hình thành của CTXH xuất hiện muộn hơn và khá non trẻ, tuy nhiên từ rất lâu, nước ta vẫn luôn có truyền thống là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách. Vẫn luôn giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn. Mặc dù đây chỉ là sự tương thân tương ái giữa con người với con người, vấn đề vẫn thực sự chưa được thực hiện theo một sự lãnh đạo, hay một tổ chức cơ quan nào.

Tuy nhiên, vào giai đoạn đất nước ta là thuộc địa của Pháp, đã bắt đầu hình thành nên nhiều mô hình có tổ chức hơn. Các mô hình được thực hiện nhằm chăm sóc cho người già, tập trung chăm sóc cho viện mồ côi, người khuyết tật…

Năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, miền Bắc nước ta xây dựng đất nước XHCN, thì lúc này ngành Công tác Xã hội được quan tâm và trở nên chuyên nghiệp hơn. Ở Miền Nam đã hình thành trường đào tạo CTXH vào năm 1948, nhiều cán bộ từ miền Bắc đa vào miền Nam để học tập và rèn luyện.

Cho đến năm 1954, khi Mỹ bắt đầu lăm le xâm chiến nước ta, thì đã có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội, đặc biệt là ma túy. Vậy nên, đây chính là khoảng thời gian cần đến Công tác Xã hội, và cũng là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của CTXH ở nước ta. Những người đã được đào tạo bắt tay vào công việc của mình, vì nhu cầu cần thiết của đất nước, mà ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành Công tác Xã hội được ra đời hơn.

Tuy nhiên, đến giai đoạn 1975 – 1986, thì công tác này đã dừng hoạt động tại miền Nam. Thay vào đó, ở miền Bắc, công tác đã phát triển mạnh hơn và được xem là công tác chung của đoàn thể. Năm 1986, thời gian đất nước bắt đầu hồi phục kinh tế do ảnh hưởng của chiến tranh, thì đã có nhiều vấn đề xã hội đã xảy ra như: Sự nghèo đói, di dân, trẻ em không được chăm sóc,… Đây chính là lý do mà Nhà nước tập trung hơn về vấn đề an sinh xã hội.

Thời gian đầu, công tác được thực hiện dựa trên ý nghĩa là làm từ thiện, chủ yếu là các hoạt động tự phát của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, những người dân tự nguyện… Đây là những con người thực sự chưa qua trường lớp đào tạo, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng về xã hội, vậy nên công tác đôi khi chưa thực sự hiệu quả và thiếu tính bền vững.

Công tác xã hội ở Việt Nam bắt đầu được chú trọng và phát triển mạnh hơn khi “Phòng nghiên cứu Công tác Xã hội” được thành lập vào năm 1986, hay chương trình đào tạo Công tác Xã hội hệ cán sự xã hội hai năm ra đời… thậm chí vào tháng 10/2004, ngành CTXH trở thành một trong những ngành học có trong chương trình đào tạo hệ chính quy.

Nhằm giúp ngành CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, giúp cho người dân nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp cộng đồng và xã hội được phát triển một cách đồng bộ, hướng tới một xã hội công bằng và văn mình, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg. Đây là quyết định để phê duyệt về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 – 2020.

Mục tiêu chính được đề ra trong đề án lần này là” “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề Công tác Xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên Công tác Xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác Xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.

Trải qua khoảng thời gian hoạt động và thực hiện đề án, ngành CTXH ở nước ta đã có những bước phát triển mới hơn. Nó đã trở thành một ngành nghề chính thức, con người được đào tạo thông qua nhiều chương trình khác nhau như: Cao học, đại học, cao đẳng. Mô hình CTXH được nhân rộng trong nhiều hệ thống hơn như tại bệnh viện, trường học, các cơ sở trợ giúp xã hội…

Và để tôn vinh những con người, những tổ chức thực hiện Công tác Xã hội, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là “Ngày Công tác Xã hội Việt Nam”. Kể từ khi CTXH được chú trọng, và sự ra đời của ngày Công tác Xã hội Việt Nam, tất cả đã đem lại những ý nghĩa to lớn như thế nào cho đất nước, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.

III. Ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/03

Sự ra đời của ngày Công tác Xã hội Việt Nam có một ý nghĩa rất to lớn đối với những người thực hiện nhiệm vụ. Là ngày các cá nhân, tập thể được ghi danh, được mọi người tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi đã bỏ ra nhiều công sức, giúp cuộc sống nhân dân được cải thiện hơn. Nghề Công tác Xã hội được cho là nghề cao quý trong những nghề cao quý, vậy nên ngày kỉ niệm ngành rất được mọi người quan tâm, nhằm biết ơn những công sức thầm lặng to lớn của những con người giàu lòng nhân ái.

giup do ban den truong khi gap tro ngai

Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn và các trường hợp đặc biệt cần đến sự giúp đỡ của mọi người. Số dân này chiếm đến 28% trên tổng dân số cả nước, trong đó có 7.5 triệu người cao tuổi; 5.4 triệu người khuyết tật; 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 12% hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người bị nhiễm HIV. Để tất cả mọi người có cái nhìn tích cực về cuộc sống, đội CTXH đã tham gia tích cực, hỗ trợ mọi người để đời sống được cải thiện hơn.

Nếu như không có các tổ chức Công tác Xã hội, thì 28% dân số nước ta phải sống trong sự nghèo khó, bi quan và sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, làm cho đất nước không thể phát triển phồn vinh được. Vậy nên, sự ra đời của Công tác Xã hội Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao.

Năm 2020, nước ta đã trải qua rất nhiều vấn đề khó khăn khi phải chống chọi với dịch bệnh, và thiên tai. Với sự kết nối của Công tác Xã hội, những con người này đã nhanh chóng hỗ trợ người dân gặp nhiều vấn đề do thiên thai gây ra, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, cung cấp lại quần áo và sách vở cho trẻ em để các em lại được đến trường. Kịp thời cung ứng những nhu cầu về thuốc thang khi phải gặp nhiều bệnh lý sau bão lụt, giúp đỡ người dân dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa do thiên tai phá hoại…

cong tac xa hoi ho tro nguoi dan mien trung lu lut

Theo thống kê trong 10 năm gần đây cho thấy, đất nước ta đã phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm. Thiên tai đã khiến cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và mục tiêu phát triển bền vững bị ngưng trệ. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai.

Vậy nên, vai trò của Công tác Xã hội được thể hiện rất rõ nhằm giúp cho các mục tiêu của đất nước được thực hiện đúng thời hạn. Nhân viên CTXH thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và giảm thiểu, cũng như nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp, thông qua việc chuẩn bị và lập kế hoạch. Đội Công tác Xã hội đã thực hiện việc đánh giá nguy cơ do thiên tai gây ra cho con người, cũng như đề ra các chính sách nhằm ứng phó với các vấn đề xảy ra.

Phân tích các rủi ro, để từ đó hình thành nên các chiến lược nhằm giảm thiểu tối đa mối nguy hại cho con người. Bên cạnh đó, các tổ chức còn lập kế hoạch dự phòng, dự trữ thiết bị và vật tư, xây dựng cơ chế phối hợp, sơ tán và thông tin công cộng, và các bài tập huấn luyện, khảo sát thực địa…

Không chỉ trước mà trong và sau thiên tai, nhân viên Công tác Xã hội còn đóng một vai trò rất quan trọng. Đội CTXH sẽ phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức nhằm hỗ trợ người dân khi thảm họa xảy ra, giúp hạn chế tối ưu các thảm họa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài sản của người dân. Để khắc phục hậu quả sau thiên tai, nhân viên nhanh chóng xác định nhu cầu khẩn cấp để hỗ trợ một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Không chỉ có thiên tai, năm 2020 và 2021 chúng ta đã phải cùng nhau chiến đấu để vượt qua cơn đại dịch do virus corona gây ra. Và với sự tương trợ của Công tác Xã hội, nước ta phần nào được giảm bớt một số gánh nặng. Trong lĩnh vực y tế, CTXH đã được hình thành ngay sau khi Bộ y tế ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011, về việc phê duyệt đề án phát triển ngành CTXH trong y tế giai đoạn 2010 – 2020.

Với việc phát triển của Công tác Xã hội trong bệnh viện, rất nhiều vấn đề nan giải được giải quyết, nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân. Từ đó tăng sự hài lòng của Nhân dân khi sử dụng các dịch vụ y tế.

Nhận biết được vai trò quan trọng của Công tác Xã hội, nhiều bệnh viện đã thành lập ban Công tác Xã hội. Với sự hoạt động mạnh mẽ này, nhiều bệnh viện đã phát triển hơn khi không ngừng đổi mới, sáng tạo và đề xuất nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải thiện chất lượng, và tăng sự hài lòng của khách hàng khi đến khám bệnh. Bên cạnh đó, nhân viên Công tác Xã hội còn là cầu nối giúp cho người dân và nhân viên y tế tạo nên sự hòa hợp trong môi trường khám chữa bệnh.

cong tac xa hoi trong benh vien

Trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, đội CTXH còn phát huy rõ vai trò của mình hơn khi luôn tích cực thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; kiểm soát chặt chẽ các đối tượng di chuyển trong Bệnh viện, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo, tham gia xử lý các tình huống khi xuất hiện người nhiễm COVID-19.

Nhằm giúp cho đất nước luôn đạt được những mục tiêu đã đề ra, Công tác Xã hội luôn ưu tiên những vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sự ra đời của ngày Công tác Xã hội không chỉ mang lại ý nghĩa cho người công tác, mà đó còn là sự mong đợi của con người, là lực lượng chủ chốt nền tảng phát triển của đất nước.

Xem thêm:

Để tôn vinh, và ghi nhận vai trò của những con người đã tạo ra lợi ích cho xã hội, ngày Công tác Xã hội được hình thành mang lại một ý nghĩa rất to lớn. Đồng thời, đó cũng là sự lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhân dân ta, về một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nó còn là sự thu hút đối với nhiều tầng lớp Nhân dân trong đất nước, trong việc tham gia tích cực để giúp đỡ các cá nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước công bằng, xã hội văn minh.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *