Việt Nam là một đất nước có nền văn minh lúa nước, để ra đồng, người nông dân luôn phải sử dụng nón lá để che mưa, che nắng, giúp cho công việc đồng áng được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Mặc dù là một vật dụng rất đơn giản, nhưng đây chính là biểu tượng văn hóa của đất nước Việt Nam.

Tuy vậy, không hẳn ai cũng biết được xuất xứ, cúng như y nghĩa ra đời của chiếc nón lá. Là người Việt, hơn ai hết chúng ta nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc & ý nghĩa nón lá, để từ đó có thể quảng bá những hình ảnh đẹp nhất của đất nước đến với bạn bè năm châu. Và để thực hiện được việc này, May In Thêu Hải Triều sẽ giúp bạn.

nguon goc va y nghia chiec non la viet nam

I. Tìm hiểu chung về nón lá Việt Nam

“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Bốn câu thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã phần nào khắc họa được hình ảnh chiếc nón lá của đất nước Việt Nam. Từ xưa đến nay, nón lá đã trở thành một trong những nét đẹp riêng của người Việt, luôn gắn bó với người lao động. Hình ảnh thiếu nữ đôi mươi, đội nón lá đã dần khắc sâu, làm lay động và truyền cảm hứng với bạn bè năm châu về văn hóa đặc trưng của đất nước. Vậy tại sao chiếc nón lá lại có ý nghĩa đặc biệt như vậy?

non la viet nam

Chiếc nón lá được đan tử nhiều loại lá khác nhau, điển hình như lá cọ, rơm, lá du quy diệp, lá hồ, lá buông, lá tre… và chủ yếu là được làm từ lá nón. Để cố định và giữ nón không bị rớt, nón có bỏ thêm quai đeo. Quai đeo chủ yếu làm bằng vải nhung, hoặc vải lụa để tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Nón có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng hiện nay mọi người vẫn ưa chuộng loại nón có hình chóp nhiều hơn. Lá để dùng làm nón phải là loại lá không quá non, và không quá già. Lá mọc nhiều ở các vùng đồi thuộc các tỉnh ở Việt Bắc, hay dãy Trường Sơn, mọi người còn khai thác được nhiều nguyên liệu đặc biệt này tại vùng đồi của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Lá sau khi cắt về cần phải được xử lý theo quy trình, cần được sấy khô bằng than củi, sau đó phơi dưới hơi sương để lá được mềm hơn. Tiến hành là thẳng lá bằng cách bọc trong túi vải, tránh làm nhiệt độ tác động quá lớn. Lựa chọn những lá có kích thước tương tự nhau, cắt bỏ đi phần đầu và đuôi sao cho kích thước dài khoảng 50cm. Ngoài lá nón, các nguyên liệu cần thiết không thể thiếu để làm nón như tre, nứa, cước hay chỉ để may.

Tiếp theo cần phải có khung nón, khung nón được làm từ nứa khô và nứa dẻo. Thanh nứa cần phải được vót thật tròn và mịn, để làm được điều này, người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, khóe léo và phải thật tỉ mĩ. Các thanh nứa đươc uốn thành những vòng tròn có các đường kính khác nhau. Từ trên xuống dưới sẽ có 16 vòng, vòng nứa lớn nhất sẽ là 50cm, vòng trên đỉnh chóp chỉ có kích thước khoảng bằng hình đồng xu. Vành nón cần phải được làm đều, không bị méo mó hay xê lệch.

Như việc tạo một mái nhà hoàn chỉnh, sau khi khung nón đã được hình thành, việc tiếp theo người thợ cần làm chính là lợp nón lá. Phân bổ thật đều lá nón sao cho cân đối, không bị chồng lên nhau quá dày. Thông thường, mỗi chiếc nón sẽ bao gồm 2 lớp lá, ở giữa sẽ là lớp mo lang. Sau khi lớp lá đã được lợp hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tiến hành khâu nón.

cach lam non la

Khâu nón lá cần phải có kim và cước mỏng, và khi khâu người thợ cũng cần phải khéo léo để chóp nón không bị hở, mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Khi lá nón đã được may chắc chắn vào khung nón, người thợ sẽ quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Quai nón được may đối xứng ở hai bên, quai nón có thể được làm từ vải nhung, hoặc từ những sợi chỉ màu sắc để giúp tạo sự nổi bật cho chiếc nón. Ngoài ra, chiếc nón lá còn được những đôi bàn tay khéo léo thêu thêm những hình ảnh đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

non la la bieu tuong van hoa viet nam

Để có được những chiếc nón lá đẹp và hiện đại như bây giờ, chiếc nón lá phải trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Vậy nón lá xuất hiện bắt đầu từ khi nào?

II. Nguồn gốc & ý nghĩa nón lá

1. Nguồn gốc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên, hình ảnh đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh. Trước đây, để tìm kiếm một vật dụng giúp che mưa ché nắng, giúp chống chọi lại với sự khắc nghiệt của thời tiết, dân ta đã biết sử dụng những nguyên vật liệu thô sơ nhất, để từ đó kết nên một chiếc nón có vành rộng, phát huy được nhiều tác dụng hữu ích cho người nông dân.

Thời gian dài về sau, vì chiếc nón lá đã dần quen thuộc với đời sống sinh hoạt của nhân dân, nên chiếc nón lá được sử dụng phổ biến, và trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

nguon goc & y nghia non la

Nón lá Việt Nam trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, ban đầu nón lá được kết hình tròn, tương tự như nón miền Bắc thời xưa. Tiếp đến là nón quai thao, và sau này là nón chóp (nón Huế). Nón chóp tạo được khối vững vàng, có chiều sâu, che mưa nắng tiện lợi, có tính thẩm mỹ cao, nên tạo được sự duyên dáng cho người sử dụng. Cũng chính vì lý do này, mà kết cấu của nón lá có hình dạng chóp như hiện tại.

nguon goc non la viet nam

Theo một giai thoại khác, thì nón lá được tạo ra vì để tưởng nhớ một người phụ nữ có thân hình cao lớn. Trên đầu luôn đội một chiếc mũ được làm từ bốn chiếc lá hình tròn, và bất cứ nơi nào mà người phụ nữ này đi qua, đều giúp cho thời tiết trở nên thuận lợi hơn. Người phụ nữ này đã giúp nông dân biết trồng lúa trước khi biến mất. Để biết ơn người phụ nữ có công lao to lớn này, mọi người đã làm nên chiếc nón bằng cách lồng ghép những chiếc lá cọ lại với nhau. Từ đó, nón lá Việt Nam được ra đời.

Chiếc nón lá ra đời mang ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Và đặc biệt, hình ảnh văn hóa của đất nước Việt Nam được trên toàn thế giới biết đến, mỗi khi có sự hiện diện chiếc nón lá.

2. Ý nghĩa của nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá có giá trị vật chất rất lớn, mặc dù nón lá không phải là một vật dụng đắt tiền, nhưng chúng lại mang một vẻ đẹp đơn sơ và giản dị, như chính tâm hồn của con người Việt Nam. Với người nông dân, nón là vật dụng không thể thiếu, và được sử dụng hàng ngày giúp bà con che mưa che nắng.

gia tri vat chat va tinh than cua non la

Không những vậy, chiếc nón lá còn được các mẹ, các chị dùng để đi chợ, là một vật dụng thay thế cho chiếc quạt tay, giúp tạo ra những cơn gió mát khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng. Với người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón lá làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng khi kết hợp cùng tà áo dài thướt tha. Đây cũng chính là nét đặc trưng của nón lá mỗi khi được mọi người nhắc đến.

y nghia cua non la viet nam

Nón lá còn là một món quà lưu niệm, mà ai cũng có thể mua để làm quà tặng đặc biệt cho người thân và bạn bè quốc tế. Không chỉ ở Việt Nam, chúng ta sẽ nhìn thấy chiếc nón lá xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hầu như ai ai khi đã một lần sử dụng chiếc nón lá, đều muốn giữ lại bên mình như là một vật kỷ niệm quý giá.

Bên cạnh giá trị về vật chất, chiếc nón lá còn mang một giá trị lớn về tinh thần. Từ bao đời nay, chiếc nón lá Việt Nam được khắc họa và sống mãi theo bề dài lịch sử của đất nước. Nón lá được đi vào thơ ca, nhạc họa, được những thi sỹ, họa sỹ tô vẽ giúp cho biểu tượng ngày càng ghi đậm dấu ấn với con người Việt Nam.

“Ôi nón bài thơ của xứ nhà
Có bàn tay nhỏ nở như hoa
Có thành phố cổ giàu mưa nắng
Bóng nón đi về thêm thiết tha.”

Bốn câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm khẳng định nón lá là một biểu tượng bền vững của xứ nhà, và khi thấy chiếc nón lá ở đâu, chúng ta cũng biết đó chính là hình ảnh của đất nước, hình ảnh của sự giản dị và đơn sơ.

Chiếc nón lá xuất hiện trong nhiều lời ca tiếng hát, với những thanh điệu du dương, trầm ấm, chiếc nón lá đi vào ca khúc một cách nhẹ nhàng, sâu lắng:

“Anh gửi tặng nón bài thơ quê mẹ
Gửi cho em dòng sông cửa bể
Cả vầng trăng và cả trời xanh
Nước dưới sông có khi đầy khi cạn
Trăng trên trời khi tỏ khi mờ
Tình đôi ta từ bấy đến giờ
Vẫn tròn như chiếc nón bài thơ”

Không chỉ có thơ ca, chiếc nón lá cũng được họa sỹ đưa vào những bức tranh sơn dầu một cách vi diệu. Chiếc nón lá được kết hợp duyên dáng với áo dài, với cành hoa sen, với làng quê của đất nước. Tất cả rất đỗi quen thuộc, và khi chiêm ngưỡng những bức tranh đặc biệt này ở phương xa, chúng ta sẽ nhớ đến con người Việt, nhớ đến bản sắc văn hóa của Phương Đông.

non la la bieu tuong van hoa viet nam (1)

Xem thêm:

Chiếc nón lá gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân, với người phụ nữ Việt. Trải dài mọi miền đất nước, hình ảnh nón lá luôn hiện diện, đó chính là nét đẹp, nét duyên, là sự bình dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

2 bình luận trong “Nguồn gốc & ý nghĩa chiếc nón lá Việt Nam

  1. Avatar of My Hanh
    My Hanh nói:

    I love my Non-La! It’s a great way to show my Vietnamese heritage and reminds me of the beautiful trip I took to Vietnam 4 years ago. I’m so glad I could bring this beautiful traditional attire home!

  2. Avatar of Hải Đăng
    Hải Đăng nói:

    Nón lá không chỉ là một loại mũ che mưa nắng, mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Nhìn thấy những chiếc nón lá, tôi cảm thấy rất tự hào về nền văn hóa truyền thống của đất nước mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *