Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như đã thay cho con người làm hết mọi công việc. Trong ngành công nghiệp dệt may cũng như vậy, thay vì phải ngồi thêu từng đường kim mũi chỉ, thì máy móc cũng có thể làm được việc này, mà tốc độ còn nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn.
Công nghệ hiện đại mà May In Thêu Hải Triều muốn nhắc đến trong trường hợp này, chính là công nghệ thêu vi tính. Vậy thêu vi tính là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây, để biết nhiều hơn về sự sáng tạo độc đáo này nhé.
- Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải
- Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy
1. Thêu vi tính là gì?
Thêu vi tính là một phương pháp thêu bằng máy, cũng dựa trên cơ sở thủ công nhưng con người không trực tiếp sử dụng tay, mà sẽ thông qua các dòng mã code đã được lập trình sẵn trong máy tính. Tốc độ thêu vi tính sẽ nhanh hơn, giúp hạn chế sức người và rút ngắn thời gian thực hiện.
Được gọi là thêu vi tính vì tất cả đều được thực hiện bằng những máy móc hiện đại nhất, các sản phẩm tạo ra có độ chính xác và độ bền rất cao. Không những vậy, vì đặc tính hoạt động thông minh, nên cùng một lúc máy có thể thêu nhiều mẫu khác nhau.
2. Công nghệ thêu vi tính ra đời từ khi nào?
Peter Haase – nhà khoa học người Hà Lan, là người đã xây dựng bản phác thảo để triển khai công nghệ thêu vi tính. Nguyên lý vận hành đó chính là sử dụng phương pháp đâm thiết kế qua băng giấy, sau đó chạy qua một máy thêu. Tuy nhiên, nếu chỉ có một lỗi nhỏ xảy ra, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị hư hỏng.
Trước bản thảo của Peter Haase, ý tưởng tạo ra một máy thêu đầu tiên được phát minh là máy thêu Tajima vào những năm 1964. Dựa vào ý tưởng này, ông Peter Haase đã xây dựng nên bản thảo hoàn chỉnh hơn, nhưng vì nhược điểm của chúng quá lớn, nên vẫn chưa đưa vào thực tế để sử dụng.
Cho đến năm 1980, thì hệ thống máy thêu vi tính mới được đưa vào sử dụng lần đầu tiên bởi ông Wilcom, nhưng cũng chỉ chạy trên máy tính mini. Mạng lưới phân phối quốc tế Melco đã tạo ra đầu mẫu thêu đầu tiên để sử dụng với khung dệt Schiffli lớn. Mạng lưới này được thành lập bởi Randal Melton và Bill Childs.
Năm 1984, khi công nghệ ngày càng tiên tiến, máy thêu tự động đã được ra đời, nhờ vào sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế thêu CAD và trình điều khiển CAM. Tại Việt Nam, công nghệ thêu tự động được sử dụng vào năm 1990. Tuy nhiên, giai đoạn này đa phần đều là do khách hàng cung cấp mẫu thêu có sẵn.
Công nghệ thêu vi tính ra đời là một bước tiến mới trong ngành công nghiệp thời trang. Và chúng đã đem lại nhiều lợi ích vượt trội bao gồm cả về thời gian, chi phí, số lượng và chất lượng, đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
3. Ưu điểm của công nghệ thêu vi tính
So với thêu thủ công bằng tay, thêu vi tính có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Độ chính xác cao: Tất cả đều đã được cài đặt thông số một cách rõ ràng từ trước, vì vậy từng đường kim mũi chỉ được thêu chính xác với tốc độ và kích thước được định sẵn. Việc chúng ta cần làm chỉ là quan sát toàn bộ quá trình hoạt động của máy thêu, để đảm bảo rằng chúng giống với mẫu thiết kế đã được tải lên.
- Tốc độ nhanh: Thêu thủ công đòi hỏi nhiều sức người, nhiều thời gian và những người có kỹ năng giỏi. Tuy nhiên, với máy tính thì đó chỉ là công nghệ. Thêu vi tính sẽ giúp tốc độ thêu được nhanh hơn, giúp tăng sản lượng và giảm bớt được những chi phí nhân công phải trả cho người lao động. Một thiết kế đôi khi sẽ được hoàn thiện chỉ trong vòng vài phút, nếu sử dụng công nghệ thêu vi tính.
- Giảm chi phí đáng kể: Khi chi phí nhân công đã giảm xuống, sản lượng tăng nhanh, đồng thời kéo theo lợi nhuận mà chúng ta thu lại sẽ cao hơn rất nhiều.
- Tính linh hoạt: Thêu ví tính có thể thêu được trên nhiều sản phẩm may mặc khác nhau. Vì vậy, với bất kỳ một đơn đặt hàng nào, công nghệ thêu vi tính cũng sẽ đều thực hiện được.
4. Nhược điểm của công nghệ thêu vi tính
- Tốn nhiều chi phí: Để cài đặt hệ thống thêu vi tính, các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của công nghệ thêu vi tính. Ngân sách ban đầu của doanh nghiệp phải chuẩn bị khá lớn, thì mới có thể đầu tư cho công nghệ này.
- Không dễ sử dụng: Để quản lý được hệ thống thêu vi tính cần phải có người làm việc chuyên môn, hiểu rõ về máy tính, hiểu rõ về lập trình. Giao công việc cho một người không có kiến thức về lĩnh vực này, thì các bản thêu cũng không được ra đời.
- Con người không thể can thiệp khi cần thiết: Công nghệ sẽ đi kèm với một bộ điều khiển độ căng chỉ tự động. Tùy thuộc vào loại quần áo, mà mức độ căng chỉ sẽ được thay đổi. Tuy nhiên, điều này không thể được điều chỉnh khi bạn đang sử dụng công nghệ thêu vi tính.
- Chi phí sữa chữa rất cao: Tất cả đều là hệ thống tự động, nên một khi máy móc gặp vấn đề trục trặc, chi phí để sữa chữa sẽ rất cao. Ngoài ra, việc sữa chữa cũng gặp khó khăn vì rất ít nơi có chuyên môn để làm được việc này.
5. Các loại máy thêu vi tính
Hiện nay, trên thị trường các doanh nghiệp sử dụng 2 loại máy thêu vi tính phổ biến là Brother và Tajima. Mỗi máy có các cấu tạo và đặc điểm nguyên lý hoạt động khác nhau:
a. Máy Brother
Máy thêu vi tính thương hiệu Brother là máy thêu đang được ưa chuộng hiện nay. Máy có chất lượng tốt và có những tính năng vượt trội. Máy có tốc độ thêu nhanh, được tích hợp hàng trăm mẫu thiết kế. Máy được trang bị hệ thống ánh sáng đèn Led, được tích hợp thêm màn hình để thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng.
Máy thêu vi tính Brother được sản xuất đa dạng bao gồm máy thêu 1 đầu 10 kim PR1050X, máy thêu đa năng 3 trong 1 NV180, máy thêu 1 đầu 1 kim VR, máy thêu 1 đầu 6 kim PR670e, máy thêu 1 đầu 1 kim NV800E.
b. Máy Tajima
Máy thêu Tajima được sản xuất tại Nhật Bản, là một trong những sản phẩm máy thêu vi tính được bảo hành trong nước. Máy có thể thêu được trên nhiều chất liệu vải khác nhau như Cotton, vải Kaki, vải Jeans, vải nỉ, vải thô và kể cả nguyên liệu da như túi xách, ba lô.
Máy thêu vi tính Tajima nổi tiếng với các tính năng ưu việt, đáp ứng được các đơn hàng thêu từ các thương hiệu lớn để tạo ra dòng sản phẩm có tính thẫm mỹ cao và giá thành tốt. Máy Tajima có mức giá trung bình từ 5000 USD đến 30,000 USD, mức giá này rẻ hơn so với một số dòng máy nhập khẩu từ Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Máy thêu Tajima có các đời như: EG, VG, XG, FD1, FD2, FD3, KN, GN, TFGN, TFKN… Máy có rất nhiều loại đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bao gồm máy 1 đầu, 2 đầu, 4 đầu, 6 đầu, 12 đầu, 15 đầu, 18 đầu, 20 đầu. Tương ứng với 6 kim, 9 kim, 12 kim.
6. Một số sản phẩm đẹp của công nghệ thêu vi tính
Xem thêm:
- In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)
- In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt
- Các tiêu chuẩn ISO áp dụng trong ngành may mặc
- Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp
- Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc, gia công dệt may
Thêu vi tính là một công nghệ hiện đại của ngành công nghiệp dệt may, mặc dù chỉ vừa mới ra đời vào cuối thế kỷ 20, nhưng những lợi ích mà chúng mang lại đã giúp hạn chế tối thiểu được sức lao động phải bỏ ra. Với tốc độ nhanh chóng, tính chính xác cao, tạo ra được những sản phẩm chất lượng, công nghệ thêu vi tính ngày càng trở nên phổ biến, và được mọi người sử dụng rộng rãi hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Cảm ơn bài viết đã giúp tôi hiểu hơn về công nghệ thêu vi tính và lịch sử phát triển của nó.
Thật tuyệt vời khi công nghệ thêu vi tính có độ chính xác cao, đảm bảo cho sản phẩm luôn đẹp và chất lượng hơn.
Câu hỏi được đặt ra là thêu vi tính là gì? Tôi nghĩ rằng thêu vi tính là một công nghệ tiên tiến giúp sản xuất các sản phẩm thêu chính xác và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, ưu nhược điểm của thêu vi tính vẫn tồn đọng. Đôi khi việc chỉnh sửa điểm thêu rất khó khăn, đặc biệt đối với những mẫu hoa văn phức tạp.
Một số lợi ích thấy được của thêu vi tính như là:
– Thêu vi tính giúp tạo ra hiệu ứng thêu nhanh chóng và dễ dàng.
– Đổi màu thêu vi tính là một công đoạn nhanh chóng.
– Thêu vi tính có thể tạo ra các hình dạng phức tạp và tinh tế.
– Các họa tiết thêu vi tính có thể được thêu trên sản phẩm cỡ nhỏ và rất nhỏ.
– Thêu vi tính có thể áp dụng trên nhiều loại vải khác nhau.
Rất tuyệt vời! Bài viết đã cho tôi cái nhìn tổng quan về ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính.
Mình đang có nhu cầu mua máy thêu Brother nhưng chưa biết đối với những ưu nhược điểm của công nghệ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm.
Công nghệ thêu vi tính có thể giúp cho việc sản xuất các sản phẩm thêu trở nên nhanh chóng, chính xác hơn nhưng vẫn còn đôi chút khó khăn trong việc lập trình máy. Đó là một trong những nhược điểm của công nghệ này.
Theo mình biết, Máy thêu Brother là một trong những dòng máy thêu nổi tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng hiệu quả và độ bền của máy thì cần phải biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng cách.