Trong ngành may mặc, có khá nhiều khái niệm nhằm chỉ đến một công việc cụ thể nào đó. Chẳng hạn như may vắt sổ. Cụm từ nghe có vẻ rất quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và thực hiện tốt được công việc này. Để biết rõ hơn về may vắt sổ là gì? Cũng như các bước may vắt sổ được tiến hành ra sao? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số thông tin dưới đây.

I. May vắt sổ là gì?

1. May vắt sổ là gì?

May vắt sổ là phương pháp may nhằm cố định lại các đường mép vải, giúp vải sau khi cắt không bị sờn chỉ và tạo ra được một tấm vải đẹp hơn. Đường may vắt sổ có hình như móc xích, và thường được may ở phần gấu áo, tay áo. Những vật dụng khác như khăn, vỏ chăn, sẽ ứng dụng khâu vắt sổ để gấp viền sản phẩm. May vắt sổ có thể may bằng tay, hoặc sử dụng máy may đều được.

hinh anh may vat so la gi
May vắt sổ giúp cố định mép vải.

May vắt sổ giúp sản phẩm có độ bền cao hơn. Khi may các đường chỉ chiếm diện tích nhỏ, nên không làm ảnh hưởng quá lớn đến diện tích chung của vải. Ngoài ra, đây còn là phương pháp sử dụng nhiều cho các loại vải có độ co giãn nhiều.

May vắt sổ bằng tay hiện nay có hai cách may chủ yếu là may đơn, và may kép. Để vắt sổ đơn, chỉ cần đâm kim từ dưới vải lên trên, sau đó vòng sợi chỉ ra ngoài mép lại tiếp tục thực hiện thao tác này lần nữa là được. Cứ 3 mũi đến 5 mũi sẽ tiến hành rút chỉ một lần. Đối với vắt sổ kép, người may sẽ may vắt sổ đơn, sau đó cứ khâu một đường lùi, một đường tiến sao cho các đường chỉ tạo thành chữ X là được.

2. Các loại đường may vắt sổ

  • Vắt sổ 1 chỉ: May vắt sổ 1 chỉ là khi may chỉ sử dụng một loại chỉ để may. Và thông thường, phương pháp này sẽ sử dụng để may cho các loại vải dày hơn.
  • Vắt số 2 chỉ: Khác với vắt sổ 1 chỉ, vắt sổ 2 chỉ sử dụng hai loại chỉ khác nhau. Một sợi chỉ trong, và một sợi chỉ suốt, nên khi may các đường chỉ có màu đan xen nhau. Một loại chỉ sẽ được may chạy theo mép vải. Phần chỉ còn lại sẽ nằm ở phía bên trong đường vắt.
  • Vắt sổ 3 chỉ: Vắt sổ 3 chỉ sẽ giúp đường may được chắc chắn hơn. Đây là sự kết hợp giữa 2 chỉ dưới và 1 chỉ kim. Phương pháp này may được nhiều trên các chất liệu vải khác nhau.
  • Vắt sổ 4 chỉ: Vắt sổ 4 chỉ sẽ sử dụng 2 chỉ trên và 2 chỉ dưới. Cách may này có thể áp dụng được cho các loại vải như cotton, hay spandex.
  • Vắt sổ 5 chỉ: Đối với những loại vải dày, cần được may chắc chắn hơn. Một phần của vắt sổ 5 chỉ sẽ dùng 2 chỉ dưới và 1 chỉ kim để may. Ngoài ra, đường mép của vải sẽ được may thêm phần móc xích kép để cố định được chắc hơn.

II. Cách vắt sổ bằng tay

Để thực hiện được phương pháp này hiệu quả và đạt chất lượng cao nhất, trước hết phải tìm được một miếng vải có độ dày vừa phải. Không dùng chất liệu vải quá trơn như lụa hay gấm. Nên chọn các loại vải dễ gấp và có độ co giãn không quá lớn. Khi chọn chất liệu vải trơn, việc tạo nếp cũng như xâu kim sẽ không được thẳng, và các mũi may không được đều.

Ngoài việc chọn chất liệu vải phù hợp, nên khâu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, nhưng không được quá nắng. Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng, giúp bạn có thể khâu chính xác được từng mũi kim, cũng như thuận tiện hơn trong việc xác định điểm đâm kim được chuẩn hơn. Và để thực hiện việc khâu vắt sổ, cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ và vật liệu cần thiết.

1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để may vắt sổ

  • Kim may: Kim may có rất nhiều loại, có loại kim lớn và kim nhỏ. Nếu như là lần đầu tiên sử dụng, chúng ta nên chọn loại vải mềm để may, vì vậy sẽ chọn kim có kích thước trung bình. Chọn loại kim không gỉ, để đảm bảo an toàn khi không may bị kim đâm trúng.
  • Đê cài: Đê cài là một vật liệu thường được dùng để may vắt sổ. Để cài được làm bằng vật liệu chống gỉ. Khi thực hiện khâu vắt sổ, đê cài được gắn vào đầu ngón tay giữa, giúp cho đầu ngón tay được bảo vệ an toàn hơn. Ngoài ra, đê cài còn giúp giảm độ trơn trượt của kim may, cũng như quá trình may vá được tiến hành nhanh hơn.
  • Kim cài: Kim gài là vật để cố định các nếp gấp, giúp việc may vắt sổ được thực hiện dễ dàng hơn. Kim gài thường được làm bằng đồng, phần trên có núm nhựa tiện cho người dùng sử dụng.
  • Chỉ khâu: Nếu là khâu luyện tập, chúng ta sẽ chọn màu sắc tùy thích. Công đoạn may vắt sổ thường sử dụng chỉ màu trắng, hoặc màu chỉ trùng với màu sắc của vải. Nên chuẩn bị nhiều chỉ trước khi khâu, tránh trường hợp mất thời gian khi xỏ chỉ.

2. Các bước may vắt sổ

Bước 1: Để bắt đầu may, chúng ta phải thực hiện bước xâu kim, xỏ chỉ. Sử dụng một đoạn chỉ có độ dài trung bình để may. Thông thường, đoạn chỉ sẽ dài khoảng 80cm. Luồn chỉ vào kim sao cho hai đầu chỉ không trùng kích thước với nhau. Kéo một đầu chỉ dài hơn so với đầu chỉ còn lại, sau đó thắt nút cố định ở phần đầu chỉ dài hơn.

Bước 2: Lấy miếng vải đã chuẩn bị gấp mép khoảng 1.5cm. Dùng hai kim gài để cố định hai đầu nếp gấp. Việc dùng kim gài sẽ giúp bạn may được thẳng hơn. Hoặc có thể dùng khung thêu, để cố định được đoạn nếp gấp này.

Bước 3: Hướng phần mép gấp lên mặt trên, xâu mũi kim đầu tiên từ dưới lên (gọi là điểm A) sao cho phần kim đâm cách đường mép khoảng 0.5cm.

Bước 4: Tiếp tục đâm mũi kim thẳng xuống cách lỗ kim ban đầu khoảng 0.7cm (gọi là điểm B). Sau đó luồn kim theo chiều ngang có độ dài 0.7cm (gọi là điểm C). Tuy nhiên, không được xâu chỉ qua vải, mà lúc này cần giữ thân cây kim nằm xuyên trên miếng vải.

cach vat so bang tay

Bước 5: Dùng 2 ngón tay kéo sợi chỉ qua đầu mũi kim, sau đó rút kim ta sẽ được nửa vòng zích zắc đầu tiên. Vòng zích zắc này là hình nối giữa 3 điểm ACB.

cac buoc may vat so

Bước 6: Đưa mũi kim qua vải sát với lỗ kim đầu tiên (A) đã xuyên. Sau đó luồn kim ngang qua phải với độ dài khoảng 1.4cm (gọi là điểm D). Dùng hai ngón tay vắt chỉ qua đầu mũi kim như bước 5, tiến hành rút kim ta sẽ hình thành thêm được một hình tam giác mới. Hình tam giác mới này là hình nối giữa 3 điểm ACD.

cach may vat so bang tay

Bước 7: Đưa mũi kim sát với điểm C, sau đó tiếp tục luồn ngang dưới vải với độ dài khoảng 1.4cm (gọi là điểm E). Dùng 2 ngón tay đưa sợi chỉ qua đầu mũi kim tương tự như bước 5. Tiến hành rút chỉ, ta lại có được một hình tam giác mới với điểm nối của DCE.

cach khau vat so bang tay

Bước 8: Tiến hành thực hiện liên tục cho đến khi hết đoạn vải đã được gấp. Sau khi đã hoàn thành, thắt chỉ cố định để sợi chỉ không bị bung ra.

III. Máy vắt sổ là gì?

1. Máy vắt sổ là gì?

Máy vắt sổ là loại máy được dùng trong ngành may công nghiệp, giúp việc may vắt sổ được hoàn thiện một cách nhanh hơn và đều đẹp hơn. Khi khối lượng công việc nhiều, ưu tiên cho năng suất lao động, người công nhân may sẽ không khâu vắt sổ bằng tay. Lúc này máy vắt sổ sẽ được thay thế, nhằm đẩy nhanh tiến độ của công việc. Máy vắt sổ cũng cho ra thành phẩm tương tự như may thủ công bằng tay. Tuy nhiên, mỗi loại máy sẽ thực hiện chức năng khâu vắt sổ khác nhau.

may vat so la gi
Máy vắt sổ không thể thiếu trong các xưởng may gia công

2. Phân loại máy may vắt sổ theo mũi chỉ

a. Máy vắt sổ 1 chỉ

Máy vắt sổ 1 chỉ thường có thiết kế nhỏ gọn, và có cấu tạo khá đơn giản. Máy vắt sổ 1 chỉ cũng tạo ra thành phẩm có 1 loại chỉ khi may. Đây là loại máy dùng để may vắt sổ cho những loại vải có độ dày trung bình.

b. Máy vắt sổ 2 chỉ

Máy vắt sổ hai chỉ sẽ được gắn 2 dòng chỉ khác nhau, đó là chỉ suốt và chỉ kim. Máy hoạt động khá đơn giản, khi 2 loại chỉ này được phối hợp với nhau, thì trục quay trên máy sẽ tiến hành khâu vắt sổ trên vải.

c. Máy vắt sổ 3 chỉ

Là loại máy khi may sẽ sử dụng 3 loại chỉ khác nhau. Đường khâu vắt sổ sẽ bao gồm 2 chỉ dưới và 1 chỉ kim. Đây là loại máy có thể may được trên nhiều loại vải khác nhau.

d. Máy vắt sổ 4 chỉ

Khi may vắt sổ cần có 2 chỉ trên và 2 chỉ dưới, thì may vắt sổ số 4 sẽ được hoạt động. Loại máy này có ưu điểm vượt trội hơn 3 loại máy trên. Máy có thể sử dụng tốt khi gặp các loại vải có độ co giãn lớn.

e. Máy vắt sổ 5 chỉ

Đây là loại máy tạo ra những đường vắt sổ rất đẹp mắt và chất lượng. Máy vắt sổ 5 chỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa những đường may vắt sổ 3 chỉ, cùng với những mũi móc xích kép. Nhờ sự phối hợp này, mà đường mép vải được vắt sổ rất chắc chắn, tăng độ bền cho sản phẩm. Máy được dùng cho những loại vải dệt kim dày.

3. Phân loại máy vắt sổ theo ngành sản xuất

a. Máy vắt sổ Juki

Đây là một loại máy vắt sổ công nghệ từ Nhật Bản. Được đánh giá là sản phẩm chất lượng, và tạo ra đường khâu vắt sổ rất đẹp. Nhiều khách hàng rất ưa chuộng, nên hầu như mọi người đều sử dụng loại máy này. Với tốc độ 6000 mũi/phút, máy vắt sổ Juki giúp công việc được thực hiện nhịp nhàng, nhanh chóng và tăng năng suất hiệu quả cho công việc.

may vat so juki

b. Máy vắt sổ Siruba liền trục 2 kim 4 chỉ

Máy vắt sổ Siruba liền trục 2 kim 4 chỉ là sản phẩm đến từ Đài Loan, là một thương hiệu khá nổi tiếng trong ngành may hiện nay. Với tốc độ 5000 mũi/phút, máy thực hiện nhanh chóng công việc và rút ngắn được thời gian thực hiện may sản phẩm. Ngoài ra, máy Siruba có thể khâu vắt sổ được trên nhiều bề mặt vải khác nhau.

may vat so siruba

c. Máy vắt sổ Yamato

Đây cũng là một thương hiệu rất nổi tiếng tại Nhật Bản. Máy có ưu điểm như: độ bền cao, may nhanh và tạo ra được sản phẩm có chất lượng. Máy vắt sổ Yamato có nhiều loại khác nhau, nhưng theo đánh giá thì máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ có thiết kế hiện đại nhất. Ngoài ra, sản phẩm còn có chức năng khóa mũi, nên được rất nhiều người rất ưa chuộng.

may vat so yamato

d. Máy vắt sổ Jack

Máy vắt sổ Jack là một loại máy mới được đưa vào thị trường sử dụng gần đây. Tuy nhiên máy lại có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Được thiết kế tiết kiệm điện năng
  • Tốc độ may vắt sổ rất cao
  • Giá cả phù hợp với người tiêu dùng
  • Sử dụng được trên nhiều bề mặt vải khác nhau.

may vat so jack

e. Máy vắt sổ Brother

Máy vắt sổ Brother là loại máy có nguồn gốc từ Nhật Bản. Khác với những loại máy trên, máy Brother có thể thay đổi được mũi vắt sổ. Máy không quy định may 1 chỉ, 2 chỉ hay 3 chỉ, mà nó có thể linh hoạt thay đổi cách vắt tùy theo nhu cầu của người may. Ngoài được dùng để khâu vắt sổ, máy còn có thể được dùng để lên lai, cuốn mép, đính cườm…

ma vat so brother

4. Cách sử dụng máy vắt sổ

a. Một số lưu ý khi dùng máy vắt sổ

  • Khởi động máy: Khi khởi động máy vắt sổ, nên cho máy chạy với chế độ từ thấp đến cao.
  • Không để chỉ bị rối: Khi thực hiện công việc, chỉ rất dễ bị rối, gây ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo như: gãy cò, gãy kim, hoặc máy sẽ dừng hoạt động. Vì vậy người sử dụng phải chuẩn bị sợi chỉ thẳng, không có mũi nối.
  • Kiểm tra ống chỉ: Khi khâu vắt sổ, cần chú ý đến đường chỉ trên ống. Nếu không may sợi chỉ bị tuôn ra, sẽ bị vướng vào giá gây đứt chỉ.
  • Nâng chân vịt: Đây là công đoạn rất quan trọng khi may, việc không nâng chân vịt sẽ làm cho chỉ dễ bị đứt, bị rối hoặc khi may đường đi của chỉ không chuẩn xác.
  • Chọn kim thích hợp: Tùy vào chất liệu vải, mà loại kim gắn vào máy phải được lựa chọn kỹ càng. Đối với các loại vải mòng, nên sử dụng kim số 9. Với vải thun hoặc quần tây, bạn nên sử dụng kim số 11. Và kim số 14 thường sẽ thích hợp với các loại vải dày như Jeans.

b. Một số lỗi gặp khi sử dụng máy vắt sổ

  • Rối chỉ: Đây là lỗi khá thường xuyên đối với những người thợ chưa giỏi nghề. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra lại nguyên nhân gây rối chỉ. Và nguyên nhân phổ biến thường sẽ là do vải quá dày, hoặc chưa nâng chân vịt. Cần khắc phục lỗi dễ mắc phải này, để hạn chế được việc gãy cò chỉ.
  • Đứt chỉ: Khi thực hiện việc khâu vắt sổ mà tình trạng đứt chỉ xảy ra thường xuyên, có lẽ là do lỗi vận hành của máy. Máy có tốc độ chạy không đều, có thể chạy quá nhanh hoặc quá chậm, dễ làm cho sợi chỉ bị đứt khi đang may.
  • Đường may không thẩm mỹ: Đường may không thẩm mỹ thường sẽ do sự chênh lệch giữa chỉ cò và chỉ kim. Cần kiểm tra lại xem, loại chỉ nào đang bị lỏng để xử lý kịp thời.

cach su dung may vat so

Xem thêm: 

May vắt sổ là một công đoạn rất quan trọng đối với ngành may mặc. Là thợ may, đây là bước căn bản đầu tiên mà ai cũng phải thực hiện được. Tuy nhiên, để thực hiện được ở nhà, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn may vắt sổ bằng tay đã chia sẽ ở trên nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công, và tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *