Như chúng ta đã biết, vắt sổ là một công việc không thể thiếu trước khi may bất kỳ một sản phẩm nào đó từ vải. Tuy nhiên, vì tính chất và cấu tạo của một số loại vải, mà việc may vắt sổ có thể không cần phải thực hiện. Vậy đó là những loại vải nào? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu Top 5 loại vải không cần vắt sổ dưới đây. Dựa vào những đặc điểm riêng biệt nào, mà các loại vải ấy vẫn giữ được những đường mép hoàn hảo như vậy.
- Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay
- Top 8 loại vải may váy đầm đẹp – phổ biến nhất hiện nay
I. Tìm hiểu về khái niệm vắt sổ
Để nắm bắt được những loại vải không cần vắt sổ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm vắt sổ trong ngành may dệt. Vậy vắt sổ là gì? Tại sao vải cần phải được vắt sổ?
1. Vắt sổ là gì?
May vắt sổ là một khái niệm thông dụng trong ngành may, công việc giúp cố định các mép vải lại nhằm giúp vải sau khi cắt không bị sờn chỉ. Ngoài ra, may vắt sổ còn giúp tạo ra được một tấm vải có các mép đều nhau, cân đối và tăng tính thẩm mỹ.
May vắt sổ còn được thực hiện tại các bộ phận của trang phục như gấu áo, tay áo. Nếu lật mặt trái của tấm vải, nhìn vào các viền mép xung quanh, bạn sẽ thấy những đường chỉ được may theo hình móc xích. Đây chính là những đường may vắt sổ có thể được may bằng tay hoặc bằng máy móc chuyên dụng.
Một tấm vải sẽ có đồ bền cao hơn nếu như được may vắt sổ. Bên cạnh đó, những mũi khâu móc xích chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ, nên không làm ảnh hưởng quá lớn đến tổng thể diện tích chung của chất liệu. May vắt sổ được ứng dụng chúng cho cả vải có độ co giãn lớn.
May vắt sổ bằng tay hiện nay có hai cách may chủ yếu là may đơn, và may kép. Để vắt sổ đơn, chỉ cần đâm kim từ dưới vải lên trên, sau đó vòng sợi chỉ ra ngoài mép lại tiếp tục thực hiện thao tác này lần nữa là được. Cứ 3 mũi đến 5 mũi sẽ tiến hành rút chỉ một lần. Đối với vắt sổ kép, người may sẽ may vắt sổ đơn, sau đó cứ khâu một đường lùi, một đường tiến sao cho các đường chỉ tạo thành chữ X là được.
2. Các kiểu vắt sổ
- Vắt sổ 1 chỉ: May vắt sổ 1 chỉ là khi may chỉ sử dụng một loại chỉ để may. Và thông thường, phương pháp này sẽ sử dụng để may cho các loại vải dày hơn.
- Vắt số 2 chỉ: Khác với vắt sổ 1 chỉ, vắt sổ 2 chỉ sử dụng hai loại chỉ khác nhau. Một sợi chỉ trong, và một sợi chỉ suốt, nên khi may các đường chỉ có màu đan xen nhau. Một loại chỉ sẽ được may chạy theo mép vải. Phần chỉ còn lại sẽ nằm ở phía bên trong đường vắt.
- Vắt sổ 3 chỉ: Vắt sổ 3 chỉ sẽ giúp đường may được chắc chắn hơn. Đây là sự kết hợp giữa 2 chỉ dưới và 1 chỉ kim. Phương pháp này may được nhiều trên các chất liệu vải khác nhau.
- Vắt sổ 4 chỉ: Vắt sổ 4 chỉ sẽ sử dụng 2 chỉ trên và 2 chỉ dưới. Cách may này có thể áp dụng được cho các loại vải như cotton, hay spandex.
- Vắt sổ 5 chỉ: Đối với những loại vải dày, cần được may chắc chắn hơn. Một phần của vắt sổ 5 chỉ sẽ dùng 2 chỉ dưới và 1 chỉ kim để may. Ngoài ra, đường mép của vải sẽ được may thêm phần móc xích kép để cố định được chắc hơn.
May vắt sổ được ứng dụng cho nhiều loại vải khác nhau, tuy nhiên sẽ có một số loại không bị sờn chỉ khi sử dụng, nên có thể bỏ qua bước làm trung gian này. Vậy vải gì không cần vắt sổ?
II. Những loại vải may không cần vắt sổ
1. Vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa có cấu tạo khá đặc biệt, nên đây là một trong những loại vải không cần vắt sổ. Vải tuyết mưa được dệt từ các loại sợi chủ yếu như polyester, và spandex. Chất liệu được dệt theo phương pháp dệt kim đôi nên khi cắt miếng vải sẽ không bị cong lên ở hai bên mép.
Vì được dệt kim đôi nên vải rất chắc chắn, có độ bền cao và có khối lượng lớn hơn so với các loại vải khác. Và cũng chính vì lý do này mà vải tuyết mưa là loại vải không cần vắt sổ. Hai bên mép luôn chắc chắn, không bị sờn chỉ sau khi bị cắt. Đây là một ưu điểm lợi thế giúp tao nên được những sản phẩm đẹp và ấn tượng hơn.
2. Các loại vải tổng hợp
Các loại vải tổng hợp là những chất liệu hoàn toàn được tạo nên từ các loại nguyên liệu tổng hợp, từ thành phần thuộc nhóm polyme tổng hợp, thường sử dụng để sản xuất nhiều loại quần áo và hàng tiêu dùng khác nhau. Thành phần chính của vải là nhựa, nên việc bị sờn hai bên mép vải hầu như là không có.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ, các tấm vải đôi khi sẽ được thực hiện phương pháp cắt lazer hoặc ép seam. Đối với những trang phục cao cấp, điển hình như suit, thì thợ may sẽ sử dụng lớp lót nhằm che đi những đường may ở bên trong thay vì vắt sổ. Một số loại vải tổng hợp không cần vắt sổ như:
3. Vải Poly 2 da
Vải Poly 2 da hay còn được gọi là vải Double Face, là chất liệu được dệt kết hợp giữa sợi polyester, spandex. Mặt trái của vải có pha thêm sợi cotton. Vải có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng hút ẩm tốt, có độ bền và màu sắc phong phú. Ngoài ra, chất liệu còn có độ co giãn tốt nhờ sự tăng cường của sợi spandex.
Với cách dệt đặc biệt như vậy, vải Poly 2 da không cần phải vắt sổ trước khi đưa vào sử dụng. Kết hợp cùng công nghệ cắt laser, tấm vải luôn có những đường mép sắc sảo, tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Vải Poly 2 da được ứng dụng để may các sản phẩm kháng khuẩn, điển hình là khẩu trang.
4. Vải thun da cá
Vải thun da cá hay còn được gọi là vải da cá, là một loại vải dệt kim có hai mặt, một mặt láng còn bên trong có bề mặt nổi lên như vảy da cá. Vải lúc trước được làm bằng cotton nhưng nay có pha thêm một số thành phần như polyester, lyrca, rayon.
Cấu trúc của vải khá đặc biệt, ở mặt sau của vải được dệt các vòng sợi đan chéo lên nhau theo một tỷ lệ nhất định, và chúng tạo ra sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì kết cấu này mà vải thun da cá là loại vải không vắt sổ trước khi được dùng để may quần áo hay các vật dụng khác.
5. Vải dạ
Vải dạ được sản xuất khá đặc biệt, không giống như những chất liệu khác, vải dạ được tạo ra bằng cách ủ, cô đặc và ép các sợi lại với nhau. Tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào mà tạo ra những tấm vải dạ có tên gọi khác nhau. Các nguyên liệu có thể là sợi bông, sợi đay, hoặc sợi nhân tạo như polyester hay các loại sợi tổng hợp khác.
Thay vì các sợi vải được đan, dệt, thì chúng sẽ được ép lại vơí nhau để thành những tấm vải lớn hơn. Nhà sản xuất có thể sử dụng nhiệt độ, độ ẩm và áp lực để tạo nên một tấm vải dạ dày, chắc chắn và có độ cao.
Những sợi vải sẽ lồng vào nhau một cách vĩnh viễn, mặc dù bạn có cắt hay chia vải thành nhiều tấm nhỏ khác nhau. Sự kết dính này sẽ giúp mép vải luôn có cấu tạo kiên định, vậy nên vải dạ là loại vải không cần vắt sổ trong bất cứ trường hợp nào.
Chúng ta có thể nhận diện vải dạ thông qua những phiên bản khác nhau như:
- Vải dạ text: Chất liệu có độ dày vừa phải, không co giãn, thích hợp sử dụng để may áo vest cho nữ, áo măng tô nữ hay các loại chân váy… Vải dạ text được ép từ các sợi cotton, thích hợp cho những ai có làn da nhạy cảm.
- Vải dạ len: Vải dạ len được ép từ những sợi vải tổng hợp. Khi sờ tay lên bề mặt, chúng ta sé cảm nhận được một lớp lông ngắn mềm mại.
- Vải dạ lông cừu: Chất liệu được tạo ra từ những sợi lông cừu đã trải qua giai đoạn chế biến. Kết hợp những kỹ thuật hiện đại khác, vải dạ lông cừu thực sự trở thành một trong những chất liệu được mọi người tin dùng, tìm kiếm.
- Vải dạ tweed: Hay còn được gọi là vải tweed, là chất liệu vải dạ điển hình được người tiêu dùng sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất. Vải tweed có giá cả phải chăng, có khả năng giữ nhiệt rất tốt.
Xem thêm:
- May vắt sổ là gì? Tìm hiểu các loại đường may vắt sổ & máy vắt sổ công nghiệp
- Vải không dệt là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng trong cuộc sống
- Sợi tái chế là gì? Xu hướng & các loại vải sợi tái chế hiện nay
Mặc dù vắt sổ là công việc cần phải được thực hiện nhằm giúp tạo ra những tấm vải hoàn hảo hơn, tuy nhiên vì tính chất và được sản xuất theo một cấu trúc đặc biệt, mà hiện nay có một số loại vải không cần vắt sổ. Thay vì vắt sổ, chúng sẽ được gia công với những phương pháp hiện đại và tiên tiến hơn, nhằm giúp tạo ra những sản phẩm may mặc đẹp và ấn tượng.
Có thể bạn quan tâm:
Cảm ơn bài viết của bạn, rất hữu ích để tôi chọn được loại vải phù hợp cho việc may váy.
Mình đã từng gặp khó khăn khi phải vắt sổ những loại vải này, nên rất cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin về các loại vải may không cần vắt sổ.
Cảm ơn admin đã đăng bài chia sẻ, tôi sẽ ghi nhớ và áp dụng cho công việc may của mình.
tôi gặp trường hợp vải nhung không vắt sổ. Có anh hưởng gì khi mặc không? có bị tưa đường vải không