Phật giáo là một trong những tôn giáo được đánh giá là khiêm tốn, chú trọng nhiều vào trí tuệ và tâm linh. Mục tiêu là giúp con người được giải thoát khỏi thế giới khổ đau. Phật giáo luôn là sự bình yên, giúp con người được thanh thản hơn mỗi khi muốn bình lặng tâm hồn. Phật giáo không thực hiện các thế lực bành trướng, làm ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật trên thế gian. Vì lý do này mà lá cờ của Phật giáo cũng được xây dựng và hình thành, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, lá cờ của Phật giáo thực sự xuất hiện và tồn tại như thế nào? Để biết rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Phật giáo, May In Thêu Hải Triều sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

nguon goc va y nghia cac mau sac trong co phat giao

1. Lá cờ Phật giáo là gì?

a. Tìm hiểu về là cờ Phật giáo

Lá cờ là một mảnh vải đặc biệt, được thiết kế để làm vật biểu tượng, hay dùng làm thiết bị truyền tín hiệu hoặc để trang trí. Phật giáo là tôn giáo có một hệ thống đầy đủ các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan,… Để thể hiện và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo, lá cờ Phật giáo đã được ra đời với đầy đủ các ý nghĩa tương quan, và được tất cả các Phật tử trên thế giới sử dụng.

la co phat giao

b. Hình thức lá cờ Phật giáo

Cờ của Phật giáo tương tự như các loại cờ khác là có hình chữ nhật, tuy nhiên trên bề mặt cờ lại được chia đều thành sáu phần theo chiều dọc, sự phân chia này đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Mặc dù được chia thành sáu phần, những chỉ có năm màu được chọn để tạo nên lá cờ cho Phật giáo. Các màu sắc bao gồm:

  • Xanh dương
  • Vàng nhạt
  • Đỏ
  • Trắng
  • Cam

Năm màu được phân cho năm vùng dọc, vùng dọc thứ sáu sẽ chứa tất cả 5 màu này. Và các màu này được xếp ngang theo hướng vuông góc với năm vùng dọc bên cạnh.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Phật giáo

a. Hình ảnh người đã phác họa nên lá cờ Phật giáo

Ông Henry Steel Olcoott chính là người khai sinh ra lá cờ của giới Phật pháp. Henry Steel Olcoott sinh ngày 2/8/1832 ở New Jersey, là người con thuộc gia đình có truyền thống Tin lành. Vậy nên, ngay từ nhỏ ông đã được gia đinh và người thân khuyến khích và hướng con người sống liên quan đến các vấn đề tâm linh. Năm 1951, gia đình ông gặp một số bất trắc về vấn đề tài chính, nên ông đã chuyển sang sinh sống với họ hàng ở tiểu bang Ohio.

Ban đầu, ông chỉ là một chuyên gia canh nông, sau này Henry Steel Olcoott viết báo và khảo cứu khoa học. Ông lập gia đình vào năm 1860, nhưng đã ly dị vào năm 1874. Ông đã gia nhập vào quân đội liên bang khi mà Mỹ bùng nổ cuộc nội chiến. Tuy nhiên, ông lại tiếp tục viết báo sau khi đã xuất ngũ.

Cuộc đời của Henry Steel Olcoott đã bắt đầu thay đổi khi ông gặp một người phụ nữ mới và kết làm bạn. Người phụ nữ có tên là Helene Petrovna Blavatsky, là một người con có xuất xứ trong một gia đình quý phái và cao quý. Helene Petrovna Blavatsky rất quan tâm đến các vấn đề tâm linh, thần bí và bí hiểm, đã từng đi đến nhiều nơi và viết rất nhiều sách. Nhờ vào cơ sở này mà Henry Steel Olcoott đã cùng bà Helene Petrovna Blavatsky lập nên hội Thông thiên học. Đây là hội truyền thống có rất nhiều tôn giáo khác nhau.

ong Henry Steel Olcoott va ba Helene Petrovna Blavatsky
Ông Henry Steel Olcoott và bà Helene Petrovna Blavatsky

Hội này đã chuyển trụ sở đến Adyar vào năm 1878, thuộc vùng ngoại ô của tỉnh Madas của Ấn Độ. Sự tồn tại của hội vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ông Henry Steel Olcoott là người Mỹ da trắng đầu tiên trở thành phật tử, là người đã xây dựng tổng cộng gần 400 trường Đại học và Cao đẳng Phật giáo. Không những vậy Henry Steel Olcoott còn là người đòi chính quyền Anh phải thực thi sáu điều khoản để bênh vực người Phật giáo. Ông là người đã giúp phục hồi nền Phật giáo ở Tích Lan, mở đường cho tôn giáo này phát triển ở Mỹ.

b. Nguồn gốc lá cờ Phật giáo

Khi ông Henry Steel Olcoott bước chân đến Tích Lành, thì lúc này dấu hiệu lá cờ của đạo Phật cũng xuất hiện từ đây. Năm 1880, ông đã trình lên Ủy ban Phật giáo Colombo để tạo ra một lá cờ riêng cho Phật giáo. Vậy nên, từ hình thức cho đến màu sắc đều được xây dựng từ ý tưởng của ông. Dựa vào các màu sắc cầu vòng cũng như Lục đạo trong Phật, mà cờ Phật giáo đã được tạo ra từ đó.

Lễ Phật đản ngày 28/4/1885, lá cờ Phật giáo đã chính thức xuất hiện và được chấp nhận. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, lá cờ chỉ được dùng ở Tích Lan (Sri Lanka). Mãi cho đến ngày 25/5/1950, thì lá cờ ngũ sắc mới được sử dụng thống nhất khi có đủ 26 quốc gia tham dự hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo.

la co ngu sac cua phat giao

Kể từ đó cho đến ngày nay, lá cờ ngũ sắc được các phật tử sử dụng ở khắp mọi nơi. Không phân biệt chủng tộc, không phân biệt da màu, ngôn ngữ, lá cờ ấy đã bay phấp phơi trên hơn 50 vùng lãnh thổ và quốc gia. Tại Việt Nam, lá cờ Phật giáo đã được tung bay chính thức vào ngày 24/2/1951, do tỳ kheo Thích Tô Liên mang về khi dự hội nghị Colombo ở Tích lan.

c. Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo

Mặc dù cờ Phật giáo được xây dựng dựa trên những nguồn gốc của đạo Phật, tuy nhiên lá cờ ấy vẫn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo một số tài liệu, thì cờ Phật giáo được giải thích cụ thể như sau:

  • Màu sắc:
    • Màu xanh dương tượng trưng cho Từ bi, Thiền định: Có lòng yêu và thương người theo quan niệm của đạo Phật. Ngoài ra, màu xanh dương còn tượng trưng cho Ðịnh căn, tượng trưng cho sự rộng lớn và sáng suốt.
    • Màu vàng tượng trưng cho Trung đạo: Trung đạo là con đường tránh xa hai cực đoan đó chính là hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh.. Nhờ Trung đạo mà con người có thể được giác ngộ và được giải thoát. Bên cạnh đó, màu vàng còn là Niệm căn, vì phải có Chính Niệm mới sinh ra được Ðịnh và phát Huệ.
    • Màu đỏ tượng trưng cho Đạo đức: Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị phổ quát nhất về lòng từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Màu đỏ còn là sự tượng trưng cho Tinh tấn căn, Tinh tấn căn giúp khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
    • Màu trắng tượng trưng cho Đạo Pháp vượt ra khỏi không gian và thời gian. Không những thế, màu trắng còn tượng trưng cho Tín căn, là sự giữ vững niềm tin với đức Phật, là nguồn gốc sinh ra mọi hạnh lành.
    • Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ: Trí tuệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Phật Giáo. Tuệ là một trong bảy nhân sinh Quả Bồ Đề. Tuệ là một trong bốn năng lực để thành đạt Tứ Thần Túc. Tuệ là một trong năm lực tinh thần, và cũng là một trong năm khả năng kiểm soát tâm.
    • Màu tổng hợp tượng trưng cho sự thật tuyệt đối, tượng trưng cho sự thống nhất của Phật giáo trên toàn thế giới.

Nguon goc va y nghia cua la co Phat giao

  • Một số ý nghĩa khác:

Ngoài ý nghĩa về màu sắc, thì lá cờ Phật giáo còn được giải thích theo một số quan niệm khác. Đó là chính là ánh hào quang của Phật. Theo Kinh sách, khi Đức phật đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, thì toàn bộ thân của Đức phật tỏa ra một ánh hào quang với nhiều màu sắc khác nhau. Vậy nên, một số người cho rằng, lá cờ Phật giáo có hình thức như vậy dựa vào màu sắc tỏa ánh hào quang trên người của Đức phật từ bi.

Lá cờ được chia thành sáu phần còn là sự thể hiện về sáu kiếp luân hồi của chúng sinh bao gồm: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, A-tu-la và thiên đàng. Sự kết hợp giữa nhiều màu sắc trong phần thứ sáu còn là sự hòa quyện, không phân biệt chúng sinh. Không phân biệt da màu, kỳ thị chủng tộc và là sự thống nhất hòa đồng giữa tất cả mọi hình thức của sự sống.

Màu sắc trên lá cờ Phật giáo còn là màu sắc của cầu vồng. Trong Phật giáo, cầu vồng tượng trưng cho Báo thân, là sự hiện thân của Phật và là hình tượng của Phật. Sự hòa quyện giữa nhiều màu sắc còn giúp cho mọi người đều nhận ra màu cờ của chính quốc gia mình ở trên đó. Lá cờ Phật giáo không chỉ định riêng biệt một đất nước, hay dùng để đánh dấu cho bất kỳ một vùng lãnh thổ nào đó. Vậy nên, ở mọi nơi, những nơi nào có Phật giáo và Phật tử thì lá cờ Phật giáo đều có thể được tung bay.

y nghia cua la co Phat giao

Theo Phật giáo, kẻ thù lớn nhất của con người chính là kẻ thù đang ngự trị trong chính tâm thức của mỗi người. Vậy nên, hãy luôn bình tâm, sống vui vẻ, không thù hận, không sân si để kẻ thù ngự trị trong tâm hồn không bị trỗi dậy. Và lá cờ Phật giáo không nhằm mục đích kêu gọi sự chiến tranh, xâm chiếm để đánh thắng kẻ thù. Không có kẻ thù nào lớn hơn kẻ thù trong chính tâm thức của chúng ta, vì vậy khi nhìn thấy là cờ Phật giáo, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hòa bình, một cuộc sống tươi đẹp của chúng sinh.

Xem thêm:

Không giống như những chiếc lá cờ khởi nghĩa, đánh dấu một vùng lãnh thổ quốc gia, lá cờ Phật giáo chỉ là sự thống nhất của Phật giáo trên toàn thế giới, và dùng để phân biệt với tôn giáo khác. Lá cờ Phật giáo là ánh hào quang, khi chúng ta nhìn vào đó, phần nào sẽ cảm nhận được sự nhiệm màu của Đức phật. Ánh hào quang của Đức phật, giúp cuộc đời của chúng sinh được bảo vệ khỏi giới sát sinh, tạo niềm hạnh phúc và giúp chúng sinh có một cuộc đời an yên.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *