Mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp có nhiều loại khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có một sản phẩm mẫu khác nhau, giúp đáp ứng được tiến độ sản xuất cũng như để tạo ra được một lô hàng có giá trị nhất. Vậy có bao nhiêu loại mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp được ứng dụng hiện nay? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây.

cac loai mau thu quan trong trong san xuat may cong nghiep

I. Khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của mẫu thử

1. Mẫu thử là gì?

Trong ngành công nghiệp, mẫu thử là một sản phẩm rất quan trọng. Dựa vào mẫu thử để đối tác hay người đặt hàng có thể dựa vào đó để lên đơn hàng lớn hơn. Mẫu thử hay còn được gọi sample, trong ngành dệt may thì mẫu thử có tên tiếng Anh là garments sample. Đánh giá chất lượng và kỹ thuật của garments sample, từ đó thống nhất sản phẩm chuẩn để đưa ra đơn đặt hàng đúng nhất.

Mau thu trong san xuat may cong nghiep

2. Mẫu thử quan trọng như thế nào?

Đối với khách hàng, doanh nghiệp thì mẫu thử đóng một vai trò rất quan trọng.

  • Tìm kiếm đúng nơi để hợp tác: Dựa vào mẫu thử mà khách hàng có thể đánh giá được nơi mà khách hàng có dự kiến hợp tác hay đặt hàng. Từ đó giúp tạo niềm tin tuyệt đối và đi đơn hàng được thành công hơn.
  • Chứng minh được tay nghề của doanh nghiệp: Cũng dựa vào mẫu thử mà doanh nghiệp có thể chứng minh được tay nghề, và cũng như giúp doanh nghiệp thể hiện được trình độ chuyên môn, thể hiện được sự chuyên nghiệp trong việc sản xuất hàng hóa. Từ đó sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng hợp tác, ký hợp đồng trong lâu dài.
  • Thống nhất được những yêu cầu về sản phẩm: Mẫu thử được tạo ra sẽ phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vậy nên khi đã có được mẫu thử, cả khách hàng và doanh nghiệp sẽ hoàn thiện được mục đích sản xuất của sản phẩm. Và cũng dựa vào mẫu thử để biết được thời gian thực hiện, hiệu suất sản xuất sản phẩm.

3. Quy trình sản xuất mẫu

a. Điều kiện may mẫu

Trước khi đặt ra kế hoạch may hàng mẫu, nên đưa ra một số điều kiện như sau:

  • Tài liệu kỹ thuật khách hàng: Phải dựa vào những yêu cầu và tiêu chí kỹ thuật sản phầm mà bên khách hàng đã đưa ra.
  • Bảng màu: Đưa ra được bảng màu phù hợp và đầy đỉ, yêu cầu màu sắc cần tuân thủ và chọn lựa đúng theo đơn sẽ đặt hàng.
  • Nguyên phụ liệu đầy đủ: Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu trước khi tiến hành sản xuất mẫu. Các nguyên liệu phải đồng bộ và đạt chất lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị thiết bị may đáp ứng đúng tiêu chuẩn: Cần có thiết bị may phù hợp để may được vật mẫu đúng với chất lượng và kỹ thuật đã được đưa ra. Không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng sử dụng một loại máy móc, đôi khi cần đầu tư hoặc chuẩn bị thêm máy móc hay phụ kiện có chức năng thực hiện được yêu cầu mà sản phẩm cần có.

b. Quy trình may sản phẩm mẫu

  • Nghiên cứu sản phẩm mẫu

Sản phẩm mẫu cần phải được nghiên cứu kĩ về mẫu mã, kỹ thuật sản xuất và cách lắp ráp để có một sản phẩm mẫu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, còn phải nghiên cứu về những cách gia công để tạo ra những chi tiết của sản phẩm, từ đó đưa ra một phương pháp sản xuất hợp lý nhất, giúp tiết kiệm thời gian cũng như để tạo ra được một sản phẩm mẫu đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, khi nghiên cứu sản phẩm mẫu thì sẽ giúp doanh nghiêp tiết kiệm được nguyên liệu, và giảm thiểu được các quy trình thừa trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhân công, nang cao doanh thu và hiệu quả kinh tế cho đơn hàng. Sau khi nghiên cứu kỹ về sản phẩm mẫu, doanh nghiệp có thể đưa ra sự so sánh về điều kiện vốn có. Và cũng từ đó cũng giúp xây dựng lên một hệ thống sản xuất hoàn hảo hơn.

  • Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật

Với các tiêu chuẩn về kỹ thuật, doanh nghiệp cần nghiên cứu các thông số, số đo, nhưng chi tiết phụ và sự sai số cho phép của các bộ phận cần lắp ráp. Bên cạnh đo, cần nghiên cứu số lượng và nắm vững tính chất của nguyên vật liệu phụ. Đối với nguyên liệu phụ, trong may mặc chúng ta cần quan tâm đến củng loại chỉ, khóa kéo, hoặc các loại phụ kiện khác gắn trên sản phẩm.

Ngoài những nguyên vật liệu phụ, doanh nghiệp cũng cần nắm vững về các tiêu chí màu sắc, độ dày hay mỏng của vải và khả năng đàn hồi của sản phẩm. Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng các loại phụ kiện phù hợp nhất với yêu cầu trong sản phẩm mẫu như đúng màu sắc, đúng loại kim may, đúng chủng loại về móc khóa, mác hay mex… Theo việc nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật, các doanh nghiệp thường liệt kê theo bảng sau:

Bang thong ke chi tiet phu lieu
Bảng thống kê chi tiết phụ liệu
  • Kiểm tra các điều kiện khác

Ngoài việc nghiên cứu sản phẩm mẫu và các tiêu chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần tìm hiểu và kiểm tra các điều kiện khác như:

    • Có đầy đủ các tài liệu về sản phẩm mẫu
    • KIểm tra lại các vật dụng, thiết bị để gia công sản phẩm
    • Bổ sung thêm các phụ kiện nếu cần như chân vịt, gá… để tăng năng suất lao động
    • Kiểm ta thông số mẫu paton, kiểm tra lại quy cách về việc may sản phẩm.
    • Kiểm tra lần cuối những vị trí cần thêu hoặc sử dụng các phụ kiến gắn trên vật mẫu.
  • Lập bảng để xây dựng trình tự may

BẢNG TRÌNH TỰ MAY SẢN PHẨM

STT

……….

NỘI DUNG

……….

THIẾT BỊ

……….

GHI CHÚ

……….

Khi lập bảng chúng ta cần đưa ra những nội dung và từng bước thực hiện công việc rõ ràng. Các bước phải hoàn chỉnh, kết thúc các bước thực hiện thì bắt buộc việc may sản phẩm phải được hoàn thiện. Ngoài thiết bị và các công đoạn may dệt, thì cần đưa những biện pháp bảo dưỡng, chăm sóc để các sản phẩm luôn có được chất lượng cao nhất.

  • Cắt bán thành phẩm

Để tiến hành may sản phẩm, thì công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng. Đây là giai đoạn quyết định đến 90% sự thành công của sản phẩm mẫu. Phải xác dịnh được đâu là loại vải chính, đâu là vải phụ, chất lượng của vải đã đúng chưa, hay độ co giãn đã đảm bảo yêu cầu… từ đó mới tiến hành cắt bán thành phẩm. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm số lượng, canh vải, đúng chiều chi tiết. Sau đó mới có thể cắt vải, và phải cắt vải theo phần dấu đã được đánh. Trong khi cắt cần phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

  • May mẫu thử

Khi may mẫu thử cần chọn loại kim đúng với chất liệu của vải. Việc chọn kim phù hợp rất quan trọng, nếu kim quá lớn so với độ dày của vải thì bề mặt của vải sẽ rất dễ bị vỡ, và lộ rõ ra đường chân kim may làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Khi may mẫu thử cần thực hiện theo quy trình đã lên kế hoạch sẵn.

Quy trình may san pham mau

Các bán thành phẩm sau khi đã được may xong sẽ lắp ráp thành một sản phẩm mẫu hoàn chỉnh. Trước khi được may thành một sản phẩm, các bộ phận riêng biệt cần được kiểm tra lại đường may, chất lượng và kích thước chuẩn đã được đo. May khuy gài nếu có vào sản phẩm. Khua gài hay cúc đính cần được may với khoảng cách hợp lý, chắc chắn. Sau khi may xong, vệ sinh sạch đầu chỉ, bỏ đi những phần chỉ thừa trên đường may.

  • Kiểm tra và nhận xét mẫu

Trong khi may sản phẩm, cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và đầy đủ. Ngoài ra, còn có thể kịp thời phát hiện ra những lỗi mắc phải khi may, giúp cho sản phẩm mẫu được tạo ra đạt chất lượng cao và tốt nhất. Dựa vào sản phẩm mẫu so sánh với các yêu cầu mà bên khách hàng đã đưa ra, nếu có những lỗi sai cần nhanh chóng chỉnh sửa để mẫu thử được hoàn hảo nhất.

II. Các loại mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp

1. Prototype sample – Mẫu thử nguyên bản đầu tiên

Mẫu thử nguyên bản đầu tiên là sản phẩm mẫu đưa ra để khách hàng có thể đánh giá khách quan nhất. Prototype sample được tạo ra theo yêu cầu của khách hàng tất cả về những đặc điểm, và kỹ thuật cảu sản phẩm dự kiến trong tương lai.

Prototype sample được sản xuất thành 2 sản phẩm. 1 sản phẩm nhà xưởng sẽ giữ lại để sau này đối chiếu. Còn 1 sản phẩm sẽ đưa cho khách hàng để kiểm tra. Các nhà sản xuất đôi khi thu nhỏ kích thước để giảm chi phí tạo mẫu. Việc sản xuất ra mẫu thử nguyên bản đầu tiên có thể có giá cao hơn một đơn vị sản xuất đơn lẻ.

2. Fit sample – Mẫu đã qua chỉnh sửa

Mẫu đã qua chỉnh sửa là bản thống nhất của hai bên từ bản Prototype. Mẫu đã qua chỉnh sửa có thể lấy lại bản gốc, hoặc sẽ sửa lại để có bản sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Ở mẫu thử này, các số đo, mẫu vải, màu sắc phải đưa ra chính xác. Và mẫu nãy cũng cần may 2 sản phẩm. Một bản sẽ đưa cho khách hàng xem, một bản còn lại nhà xưởng giữ lại để đối chiếu tiếp.

3. Size set sample – Mẫu thử cho từng size

Mẫu thử cho từng size là các sản phẩm tạo ra nhằm phù hợp cho từng loại size theo yêu cầu của khách hàng. Trong ngành dệt may, các loại size được đưa ra như S, M, L, XL, XXL. Ngoài ra, khách hàng có thể yêu cầu size số như: 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44 và 46. Các sản phẩm phải được may theo đúng kích thước chuẩn. Mỗi size sẽ có 2 sản phẩm mẫu. Một bản gửi cho khách, bản còn lại xưởng may sẽ cầm nhằm đối chiếu.

Cac loai mau thu trong san xuat may cong nghiep

Vì vậy, trong giai đoạn nhận mẫu thử, khách hàng sẽ có mẫu từ nhà máy với kích thước mẫu do chính khách hàng yêu cầu. Kiểm tra bản thử xem đã phù hợp với yêu cầu chưa, từ đó đưa ra ý kiến nhằm cải thiện lại cho mẫu thử được đúng hơn. Sau khi tiếp nhận ý kiến từ khách hàng, xưởng may tiếp tục cho chạy lại mẫu thử và gửi khách hàng để kiểm tra tiếp. Việc làm này sẽ hoàn thành khi khách hàng đã hài lòng với mẫu thử mà doanh nghiệp gửi.

4. Counter sample – Mẫu hàng tương đương

Mẫu hàng tương đương là mẫu thử có đặc điểm gần giống với mẫu chính thức khoảng 95%. Tại sao chúng gần giống chứ không phải giống hoàn toàn. Vì theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ được đưa ra một mẫu, nhưng khi đưa lên xưởng may, những người thợ may có kinh nghiệm sẽ bổ sung ý kiến để làm cho mẫu thử được hoàn hảo hơn.

Vậy nên, chúng không hoàn toàn giống nhau. Khách hàng sẽ xem xét mẫu hàng tương đương này, nếu sản phẩm hợp lý thì chúng trở thành sản phẩm chính được phê duyệt trong hợp đồng ký kết.

5. Salesman sample – Mẫu bán theo sự kiện

Mẫu bán theo sự kiện là những sản xuất phát được xây dựng và phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình bán sản phẩm, người bán hàng tiếp thu được ý kiến của khách hàng về nhu cầu may mặc, về những mẫu mã trang phục cần sử dụng trong hoàn cảnh hiện tại. Nhờ vào những ý kiến này mà doanh nghiệp, xưởng may đã sản xuất khoảng 200 đến 600 sản phẩm. Sản phảm này sẽ được bán theo mùa, sự kiện hoặc dùng để làm hàng khuyến mãi cho khách hàng.

6. Pre-production sample – Mẫu hoàn thiện trước khi may hàng loạt

Sau khi thống nhất được ý kiến của cả 2 bên, thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ra mẫu thử gần như cuối cùng. Sau mẫu thử Pre – production sample, xưởng may sẽ sản xuất hàng loạt. Pre-production sample được tạo ra để kiểm tra kiểu dáng, chức năng, quy trình sản xuất,… của sản phẩm trong quá trình phát triển tạo mẫu, nhưng được tạo ra trước khi sản phẩm của bạn đi vào sản xuất hàng loạt. Mẫu sản phẩm cuối cùng thể hiện tiêu chuẩn chính xác để giúp tạo nên sản phẩm sản xuất hàng loạt .

Đây là mẫu thử cuối cùng, gần như hoàn thiện trước khi lên dây chuyền sản xuất hàng loạt theo số lượng đơn hàng, cần đảm bảo chính xác tuyệt đối mọi yêu cầu của khách.

7. Top over production sample – Mẫu hàng đầu tiên thực tế

Sau khi đã có mẫu Pre-production sample, xương may sẽ tiến hành may hàng loạt. Và để việc sản xuất được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn, xưởng may sẽ may mẫu thử đầu tiên trong chuỗi các sản phẩm hàng loạt. Sản phẩm này sẽ được so sánh với mẫu Pre-production sample, nhằm để so sánh xem có sự sai sót nào không. Từ đó kịp thời đưa ra cách khắc phụ, sửa chữa, giúp việc sản xuất sản phẩm hàng loạt được diễn ra đúng tiến độ, và đạt chất lượng cao hơn.

8. Shipment sample – Mẫu đã hoàn chỉnh

Đây là mẫu trong giai đoạn cuối cùng sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng. Sản phẩm này đã được đóng gói, dán tem nhãn và chuẩn bị giao hàng đến cho khách.

Xem thêm:

Mẫu thử trong sản xuất may công nghiệp là một sản phẩm rất quan trọng, chúng là tiền đề để tạo nên sự thành công, đáp ứng nhu cầu chính xác cho khách hàng và giúp doanh nghiệp thu lại được mức lợi nhuận cao. Vậy nên, các doanh nghiệp sẽ rất chú trọng và đàu tư mọi nhân lực để tạo ra những mẫu thử hoàn hảo và có chất lượng nhất. Nếu bạn là một khách hàng, cũng nên tham khảo mẫu thử kỹ càng để có các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *