Hiện nay trong ngành dệt may đang tồn tại 4 phương thức sản xuất bao gồm CMT, OEM/FOB, ODM và OBM. Tuy nhiên, OEM/FOB đang là phương thức sản xuất đơn giản nhưng lại đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Vậy để hiểu hơn về OEM/FOB trong ngành dệt may là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp một số thông tin cơ bản về phương thức này như sau.

Và trước hết chúng ta cần phân tích rõ xem OEM là gì? Cũng như FOB là gì? Từ đó mới có thể giúp khái quát được ý đang được nhắc đến trong phương thức OEM/FOB.

oem fob trong nganh det may

I. FOB là gì?

1. FOB trong may mặc là gì?

FOB là từ viết tắt của Free On Board. Cụm từ có nghĩa là khi một xưởng may đã nhận đơn hàng từ khách, sau đó tiến hành may và hoàn thành sản phẩm. Việc cuối cùng hoàn thành đơn hàng chính là đưa các sản phẩm ra bến tàu, để chuyển hàng cho khách đã đặt may. Tuy nhiên, các chi phí vận chuyển tiếp theo sẽ là nhiệm vụ của người đặt hàng.

Nếu như khách hàng nhận được đơn hàng nhưng các sản phẩm không tuân thủ theo trong hợp đồng, thì khách hàng có thể yêu cầu đền bù hợp đồng. Hoặc có thể kiện xưởng may đã không thực hiện đúng theo các đề khoản đã đưa ra.

2. FOB trong ngành dệt may là gì?

FOB trong ngành dệt cũng là được hiểu theo cụm từ Free On Board. Tuy nhiên trong ngành dệt, FOB lại bao gồm nhiều khâu và giai đoạn hơn. Các xưởng may sẽ tiến hành chọn chất liệu, thu mua nguyên liệu, hoàn thiện sản phẩm. FOB dệt may được hiểu là mua đứt – bán đoạn. Các doanh nghiệp sẽ là người chủ động làm mọi việc: Từ khâu mua nguyên liệu cho đến khi làm ra được sản phẩm cuối cùng.

FOB trong nganh det may la gi

Đối với các phương thức sản xuất khác, thì FOB sẽ chủ động mua nguyên vật liệu. Điều này giúp doanh nghiệp thu lại được nguồn lợi nhuận khi mua được nguyên liệu đầu vào giá rẻ. Vậy nên, FOB cần được một doanh nghiệp chuyên nghiệp đảm nhận. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể quản lý, và thực hiện tốt toàn bộ các công việc này một cách hoàn mỹ, chất lượng.

3. Đơn hàng FOB và cách thức hoạt động

Đối với đơn hàng FOB, người đặt hàng sẽ cung cấp mẫu mã cũng như những ý tưởng cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, trong đơn hàng sẽ chỉ rõ chất liệu và các loại phụ kiện cần thiết cho việc may sản phẩm. Sau đó công ty thực hiện đơn FOB sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đúng nguyên liệu, mà bên khách hàng đã yêu cầu.

Nơi có nguyên vật liệu hợp lý nhất đối với cả hai bên đơn, thì đây sẽ là nơi được chọn để cung cấp nguyên liệu. Khi đã có đủ nguyên vật liệu, công ty sẽ tiến hành cắt và may hoàn thiện sản phẩm. Đóng gói cẩn thận với số lượng bên khách hàng đã yêu cầu. Và nhiệm vụ chính của FOB là phải chuyển hàng hóa đến bến tàu. Nhưng chi phí hay công việc phát sinh sau đó, sẽ do bên khách hàng chịu trách nhiệm, quản lý.

4. Lợi ích của FOB trong ngành dệt may

a. Đối với khách hàng đặt may

  • Tiết kiệm được thời gian: Để tìm được nguyên vật liệu, phụ kiện phù hợp với mẫu mã sẽ là một điều khó khăn. Nếu không là cơ sở chuyên phụ trách may vá, thì việc tìm được nguồn vải thích hợp sẽ không dễ dàng. Bỏ qua giai đoạn này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, khi mà khách hàng có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này hơn các xưởng chuyên may sản phẩm.
  • Nhận được các sản phẩm đúng với chất liệu đã yêu cầu: Khi các sản phẩm đã được chuyển đến tay khách hàng, thì khách hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp đền bù hợp đồng, nếu như nguyên liệu không đúng như trong đơn hàng đã đặt.

b. Đối với xưởng may

  • Có lợi nhuận cao hơn: Khi tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, thì doanh nghiệp sẽ thu lại được phần lợi nhuận dôi ra từ phần thu nhập này.
  • Tăng khả năng quản lý doanh nghiệp: Khi có nhiều công việc hơn, cũng như quá trình sản xuất sản phẩm được đẩy lên cao, bắt buộc phải tổ chức mô hình quản lý hiệu quả và chất lượng cao hơn.

5. Giá FOB bao gồm những phí gì?

Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu. Giá FOB đã có cả phí vận chuyển lô hàng ra cảng, tiền thuế xuất khẩu và thuế để làm thủ tục xuất khẩu. Và tuy nhiên, trong này sẽ không có chi phí để đưa hàng đến tận khách hàng. Tiền đưa hàng đến khách hàng sẽ có cả chi phí đường biển, và tiền bảo hiểm đường đi.

6. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

  • Nghĩa vụ thanh toán: Doanh nghiệp hay xưởng may sẽ phải đưa hàng lên bến cảng. Sau đó sẽ phải cung cấp đầy đủ các hóa đơn, cũng như vận đơn đường biển để làm bằng chứng đã giao hàng đi. Còn khách đặt may sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đã giao kèo trong hợp đồng giữa hai bên.
  • Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Doanh nghiệp là bên phải chịu khoản chi phí bảo hiểm, trong khi hàng được giao đến cảng biển. Và khi hàng đã lên tàu an toàn, thì khoản chi phí bảo hiểm này mới được kết thúc. Đối với khách đặt hàng, phải chịu trách nhiệm khoản chi mà hàng đi trên biển cho tới điểm nhận cuối cùng. Tuy nhiên, khách hàng có thể không mua hợp đồng bảo hiểm, nếu như họ không muốn.
  • Giao hàng: Tất cả hàng hoá cần giao sẽ được doanh nghiệp hay xưởng may vận chuyển từ cảng sẽ đi. Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.
  • Chuyển giao rủi ro: Khi hàng đã lên tàu rồi, thì chi phí được chuyển từ người bán sang người mua. Người mua sẽ nhận hàng sau khi hàng đã được đi an toàn và đến nơi. Tuy nhiên, nếu trong quá trình vận chuyển, có rủi ro xảy ra thì khách hàng là bên phải nhận lấy rủi ro này.

II. OEM là gì?

1. OEM là gì?

OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer có nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. OEM là phương thức sản xuất mà khách hàng sẽ đặt một doanh nghiệp nào đó để làm ra sản phẩm hoàn thiện cho mình. Tuy nhiên, các sản phẩm đó sẽ được thực hiện từ công đoạn thu mua vật liệu, và được thực hiện gia công để tạo ra được sản phẩm cuối cùng. Các công ty OEM là các đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu, sản xuất sản phẩm theo yêu cầu và thiết kế có sẵn.

OEM trong nganh det may la gi

2. OEM trong ngành dệt may là gì?

OEM là một trong 4 phương thức sản xuất được áp dụng cho ngành dệt may hiện nay. Với phương thức này, xưởng may sẽ là người thu mua vật liệu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành cắt vải và may sản phẩm. Các sản phẩm trước khi đến tay người đặt may, cần phải được gắn mác để quảng bá được hình ảnh, cũng như thương hiệu của người đặt may. Những sản phẩm dệt may nếu như thực hiện theo mô hình OEM sẽ có một số đặc điểm như sau:

  • Sản phẩm tạo ra đạt đúng về mẫu mã. Chất lượng vải cũng như sản phẩm phải hoàn thiện theo như các mục đã cam kết trong hợp đồng.
  • Một số những yêu cầu khác về hình ảnh, hay sử dụng máy móc công nghệ cần phải được tuân thủ theo sự thỏa thuận của hai bên.
  • Bảo mật về công nghệ của sản phẩm.

dac diem phuong thuc san xuat OEM

III. OEM/FOB trong ngành dệt may là gì?

1. OEM/FOB trong ngành dệt may là gì?

Qua sự tìm hiểu từ 2 phương thức sản xuất OEM và FOB, ta có thể hiểu được rằng OEM/FOB trong ngành dệt may, chính là phương thức sản xuất được kết hợp từ hai hình thức này. Và với phương thức này, khách hàng là người đặt may sẽ tạo ra đơn hàng cho doanh nghiệp dựa trên mẫu mã có sẵn. Sau đó doanh nghiệp hay xưởng may có nhiệm vụ tìm mua các nguyên vật liệu, thực hiện việc cắt và may để hoàn thiện sản phẩm.

Bước cuối cùng để hoàn thành được phương thưc sản xuất này, chính là đưa hàng ra bến cảng để chuyển lại cho khách đã đặt hàng.

OEM FOB trong nganh det may la gi

2. Phân loại của đơn hàng OEM/FOB

  • OEM/FOB chỉ định: OEM/FOB chỉ định là đơn hàng mà khách chỉ định nơi cung cấp nguyên vật liệu, hoặc các loại máy móc để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đó doanh nghiệp hay xưởng may phải mua vật liệu tại nơi cung cấp này. Vậy nên người được đặt may sẽ phải mua tất cả các máy móc, phụ kiện và các nguyên vật liệu tại nơi mà khách hàng sẽ chỉ đình.
  • OEM/FOB tự quyết: Ngược lại với hình thức trên thì OEM/FOB tự quyết sẽ tự mình tìm mua những nơi bán nguyên vật liệu phù hợp nhất. Không có sự can thiệp của khách hàng, cũng như khách hàng sẽ không quan tâm đến nơi mà nguyên vật liệu hay máy móc được nhập. Tất cả sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần phải lựa chọn đúng những yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đã đưa ra.

3. Ưu điểm của OEM/FOB trong ngành dệt may.

Ưu điểm của OEM/FOB chia đều cho 2 phía doanh nghiệp sản xuất, và khách hàng như sau:

a. Đối với khách hàng

  • Tốn ít chi phí vốn khi đặt hàng: Khách hàng đặt may không phải bỏ ra số vốn để nhập nguyên vật liệu để sản xuất. Các xưởng may thông thường sẽ có những nơi nhập hàng giá rẻ hơn so với khách hàng. Vì tại các xưởng, luôn nhận được một mức giá tốt so với những nơi bán lẻ bên ngoài. Và đôi khi khách hàng cũng sẽ thương lượng với doanh nghiệp, để nhận được mức giá hợp lý hơn.
  • Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Để mua được nguyên vật liệu cần phải có người đủ chuyên môn, để tránh mua phải những nguyên vật liệu kém chất lượng. Vậy nên cần phải có một đội ngũ có kinh nghiệm, để nhập nguyên liệu được tốt nhất. Nếu như giai đoạn này được hủy bỏ, thì khách hàng sẽ giảm đi được khoản chi phí để chi cho đội ngũ này.

b. Đối với DN Sản xuất

  • Lợi nhuận cao hơn: So với đơn hàng CMT, thì đơn hàng OEM/FOB mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì chủ động được trong việc nhập hàng hóa, nên doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn hàng có giá rẻ nhất để sản xuất.
  • Linh hoạt hơn trong công việc: Khi thực hiện nhiều khâu sản xuất, nhân viên cũng như quản lý sẽ có kinh nghiệm càng nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, và đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn từ khách hàng. Không những thế, doanh nghiệp còn có thể linh động hơn khi tự quyết các vấn đề về nguyên vật liệu, giúp tăng hiệu quả và chất lượng của công việc.

Xem thêm:

OEM/FOB là một trong những phương thức sản xuất ngành dệt may, được sử dụng phổ biến hiện nay. Mặc dù phương thức chỉ áp dụng cho việc tự tìm mua nguyên vật liệu, và hoàn thiện sản phẩm. Nhưng chúng lại tạo ra sự riêng biệt, khi được gia công từ bản thiết kế riêng của chính khách hàng. Tại Việt Nam hiện nay, đây cũng đang là một phương thức sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, và các xưởng may lớn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *