Trong ngành dệt may, thường sẽ áp dụng 4 phương thức sản xuất khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặt may. Vậy để biết rõ chi tiết của 4 phương thức sản xuất ngành dệt may này, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây.

cac phuong thuc san xuat trong nganh det may

I. Các phương thức sản xuất ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp ngày đang có xu hướng phát triển, đặc biệt đối với các nước ở Châu Á. Vì ngành dệt may chiếm ít vốn sản xuất, cũng như giúp giải quyết được số lượng lao động đang thất nghiệp. Và đây cũng là ngành ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp này đã giúp cho khoảng 5 triệu người dân tránh khỏi cảnh thất nghiệp, tạo ra thu nhập trung bình 4.5 triệu đồng/người. Ngoài ra, ngành còn đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Sự phát triển ngày không ngừng của ngành dệt may chính là nhờ vào việc áp dụng các phương thức sản xuất phù hợp.

Sản xuất theo phương thức CMT là một bước phát triển tất yếu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề giai đoạn đầu trong ngành Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, vì chi phí lao động thấp dần mất đi, cũng như đòi hỏi các xưởng may phải cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng cao. Vậy nên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang dịch chuyển dần từ CMT, sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu FOB. Và ODM cũng là phương thức dần được thay thế nhằm tạo ra được giá trị cao hơn.

cac phuong thuc san xuat nganh det may

Hiện nay, đã có rất nhiều xưởng may gia công đang sử dụng phương thức sản xuất dệt may ODM. Đây được đánh giá là còn đường phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi phương thức sản xuất đều đem lại một lợi thế riêng. Và cũng tùy theo đơn hàng được đặt, thì việc áp dụng các phương thức sản xuất sẽ được triển khai khác nhau.

II. 4 phương thức sản xuất ngành dệt may

Trong ngành dệt may hiện nay, các xưởng may đang áp dụng 4 phương thức sản xuất bao gồm CMT, OEM/FOB, ODM, OBM.

4 phuong thuc san xuat hang det may
Các phương thức sản xuất ngành dệt may OBM – ODM – OEM/FOB – CMT

1. Phương thức sản xuất CMT

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may CMT là gì?

Đây là một phương thức sản xuất ngành dệt may tốn ít chi phí, cũng như chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 phương thức sản xuất may mặc hiện nay. CMT là từ việt tắt của Cut-Make-Trim:

  • Cut: Là quy trình cắt vải theo khuôn đã được rập từ phía của khách hàng.
  • Make: Giai đoạn may và ráp vải đã cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Trim: Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm bằng cách loại bỏ phần chỉ thừa trên sản phẩm đã được may. Tiếp đến sẽ dán nhãn để mọi người có thể nhận ra được đo là sản phẩm của thương hiệu người đặt may. Tiến hành đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
phuong thuc san xuat CMT
Phương thức sản xuất ngành dệt may CMT

Với phương thức sản xuất này, xưởng may sẽ nhận toàn bộ nguyên liệu từ người đặt may, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Vậy nên xưởng may chỉ là nơi thực hiện quá trình may vá, nhằm tạo ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu của người đặt. Tất cả những vật dụng cần thiết sẽ không phải là sự chuẩn bị của xương may. Và những nguyên liệu mà khách hàng phải cung cấp cho xưởng may bao gồm:

  • Nguyên liệu sản xuất: Vải để may sản phẩm, các loại chi phí vận chuyển khác.
  • Giao mẫu thiết kế cần thiết để gia công sản phẩm, quần áo.
  • Những thiết bị công nghệ để tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

b. Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may CMT

  • Đối với khách hàng:
    • Kiểm soát được chất lượng vải: Vải là do bên khách hàng cung cấp, vậy nên chất lượng sản phẩm sẽ có thể được đảm bảo nhờ vào nguồn vải đã được chọn lọc trước.
    • Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi nguồn vải có chất lượng được sử dụng, thì sản phẩm tạo ra sẽ đúng với yêu cầu, cũng như được thực hiện theo đúng mẫu đã thiết kế trước đó. Nhằm tăng sự tin cậy và hiệu quả kinh doanh của khách hàng sau này, khi mà sản phẩm chất lượng được bán đến tay người tiêu dùng.
    • Kiểm soát được chi phí: Chi phí mà bạn bỏ ra cho phương thức sản xuất ngành dệt may CMT, chỉ là chi phí may và hoàn thiện sản phẩm. Còn những nguyên liệu đã có dự trù kinh phí từ trước, hạn chế được các vấn đề phát sinh về nguyên liệu.
  • Đối với xướng may
    • Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành: Các xưởng may khi nhận đơn hàng, không cần phải chi tiền để mua các nguyên vật liệu. Và nó cũng sẽ giúp giảm đi chi phí nhân công cho công việc này. Thay vào đó, xưởng may chỉ cần gia công sản phẩm là có thể tạo ra được sản phẩm để giao cho khách hàng.
    • Tiết kiệm được chi phí quản lý: Khi các khâu công việc càng nhiều, bắt buộc cần có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này sẽ gây tốn chi phí quản lý, tạo thêm một khoản tiền ra trong danh sách chi phí sản xuất. Vậy nên khi tất cả đã có sẵn, thì khâu quản lý cũng được bỏ bớt, cũng như giảm đi được một khoản chi phí đáng kể.
    • Không phải chịu về chất lượng đầu vào: Nếu sản phẩm được tạo ra có chất lượng vải như thế nào, thì đây là trách nhiệm của khách hàng đặt may.

Phuong thuc san xuat hang det may CMT

2. Phương thức sản xuất OEM/FOB

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacturer) là phương thức sản xuất ngành dệt may, bao gồm tất cả các công đoạn thu mua nguyên liệu, và may cắt sản phẩm. Với thương thức sản xuất hàng dệt may này, các xưởng may sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, thực hiện quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm, và hoàn thiện đơn hàng theo đúng yêu cầu của người đặt may.

phuong thuc san xuat OEMFOB
Phương thức sản xuất ngành dệt may OEM/FOB

b. Phương thức sản xuất ngành dệt may FOB là gì?

FOB (Free One Board) nghĩa là sau khi đơn hàng đã được sản xuất hoàn thiện, xưởng may sẽ liên hệ và đưa sản phẩm ra bến tàu. Đây sẽ là nơi tập kết hàng cuối cùng. Tuy nhiên, các chi phí như vận chuyển, các loại chi phí phát sinh tiếp theo sẽ do bên khách hàng đặt may phải chịu.

c. Đặc điểm phương thức sản xuất ngành dệt may OEM

Những sản phẩm dệt may nếu như thực hiện theo mô hình OEM sẽ có một số đặc điểm như sau:

  • Sản phẩm tạo ra đạt đúng về mẫu mã. Chất lượng vải cũng như sản phẩm phải hoàn thiện theo như các mục đã cam kết trong hợp đồng.
  • Một số những yêu cầu khác về hình ảnh, hay sử dụng máy móc công nghệ cần phải được tuân thủ theo sự thỏa thuận của hai bên.
  • Bảo mật về công nghệ của sản phẩm.

Vậy nên, những xưởng gia công nhận các hợp đồng OEM, cần phải thực hiện được các yêu cầu trên, nhằm tạo ra sự uy tín cho doanh nghiệp.

d. Một số lưu ý khi sử dụng phương thức sản xuất ngành dệt may OEM

  • Lựa chọn xưởng may uy tín: Hãy lựa chọn một xưởng dệt may có uy tín khi đặt may theo phương thức OEM. Vì đây là một phương thức tốn khá nhiều chi phí. Vậy nên lựa chọn kĩ càng đối tác để tạo ra các sản phẩm có chất lượng nhất.
  • Hợp đồng rõ ràng: Chúng ta cần đưa vào hợp đồng những điều khoản liên quan đến nguồn nguyên vật liệu, mẫu mã, quá trình gia công một cách rõ rangf. Để sau khi hoàn thành sản phẩm, nếu không đúng với yêu cầu đã đưa ra, sẽ dùng bản hợp đồng để giải quyết.
  • Đăng ký sáng chế, sở hữu trí tuệ: Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu đó.

Phuong thuc san xuat hang det may OEM

3. Phương thức sản xuất ODM

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may ODM là gì?

ODM (Original Design Manufacturing): Được dịch là sản xuất thiết kế ban đầu. Khác với OEM, hay CMT thì ODM là phương thức sản xuất ngành dệt may bao gồm cả khâu thiết kế. Như vậy, xưởng may sẽ có trách nhiệm về việc đưa ra mẫu thiết kế, chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành gia công sản phẩm. Sau đó phải đóng gói và chuyển hàng cho đối tác.

phuong thuc san xuat ODM
Phương thức sản xuất ngành dệt may ODM

b. Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM

  • Đa dạng về mẫu mã: Vì mẫu thiết kế là việc của xưởng may, vậy nên người đặt may sẽ đa dạng hóa hơn về mẫu mã của sản phẩm.
  • Giảm chi phí & thời gian: Việc áp dụng phương thức sản xuất ODM sẽ giúp người đặt hàng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Họ không phải bỏ thời gian ra nghiên cứu, và tạo mẫu thiết kế cho sản phẩm của mình.

c. Nhược điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM

Ngoài hai ưu điểm trên, thì theo phương thức này các mặt hàng tạo ra sẽ không có tính độc quyền. Vì có thể mẫu thiết kế được sử dụng chung cho nhiều khách hàng khác nhau. Điều này làm cho giá cả của sản phẩm bán ra bị canh tranh rất nhiều, thu lại được lợi nhuận thấp hơn.

Phuong thuc san xuat hang det may ODM

4. Phương thức sản xuất OBM

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may OBM là gì?

Theo phương thức này, từ khâu xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đều được thực hiện bơi xưởng gia công may mặc. OBM được viết tắt từ Original Brand Manufacturer, tạm dịch là nhà sản xuất thương hiệu gốc.

Với phương thức sản xuất ngành dệt may OBM, các công ty không tham gia vào quá trình gia công, hay sản xuất hàng hóa. Mà chỉ nhập quần áo và trang phục sau đó phát triển thương hiệu của mình lên.

phuong thuc san xuat OBM
Phương thức sản xuất ngành dệt may OBM

b. Ưu điểm phương thức sản xuất ngành dệt may OBM

  • Đối với xưởng may: Nếu như khách đặt hàng theo phương thức sản xuất này, thì xưởng may sẽ thu lại được một khoản doanh thu lớn hơn. Bao trọn gói nhiều khâu sản xuất sẽ đưa ra được mức giá hợp lý nhất trong hợp đồng. Đây là điều kiện giúp xưởng may tăng thêm uy tín, cũng như giúp xưởng có điều kiện tăng kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và quản lý nhân sự.
  • Đối với khách hàng: Tập trung mạnh hơn vào việc phát triển thương hiệu. Khi đã đặt xưởng gia công toàn bộ khâu sản xuất sản phẩm, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian nhiều hơn. Thay vào đó, khách đặt hàng sẽ tập trung phát triển, quáng bá thương hiệu nhằm giúp cho sản phẩm được đẩy ra thị trường nhanh hơn.

Phuong thuc san xuat hang det may OBM

Xem thêm: 

Theo mỗi phương thức sản xuất khác nhau, mà quy trình cũng như các khoản chi phí sẽ thay đổi khác nhau. Tùy vào đơn đặt hàng sản phẩm, mà mỗi phương thức sẽ được đưa ra nhằm áp dụng phù hợp nhất. Vậy nên, 4 phương thức sản xuất ngành dệt may sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, để tăng sự phát triển về quy mô cũng như chất lượng, hiện nay phương thức ODM được áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất.

Có thể bạn quan tâm:

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Top 6 loại vải may áo bà ba được chị em yêu thích nhất

Áo bà ba là một trong những loại trang phục truyền thống của người dân [...]

15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải được ưa chuộng và sử [...]

1 Bình luận

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *