Để mở quán cafe, trước hết cần phải tích góp một số kinh nghiệm bản thân về lĩnh vực này. Không ai là không thể làm bất cứ việc gì, chỉ cần bạn có nhiệt huyết, tìm hiểu một số kinh nghiệm từ người đi trước thì việc mở quán cafe sẽ được diễn ra dễ dàng hơn. May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm mở quán cafe, để các bạn cùng tham khảo.
- 13 quán cafe thú cưng ở Sài Gòn siêu dễ thương, đáng yêu
- Bản kế hoạch kinh doanh quần áo online từ A-Z cho người mới
I. Những điều cần làm khi mở quán cafe
1. Những điều cần phải có khi mở quán cafe
- Tập uống cafe: Đây là điều cơ bản nhất mà bạn phải thực hiện được. Chỉ khi bạn cảm nhận được hương vị chính xác của loại thức uống này, thì lúc đó chính là lúc bạn có thể sẵn sàng đặt mục tiêu lâu dài cho quyết định của mình.
- Yêu thích kinh doanh: Mở quán cafe cũng là một trong những mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng hiện nay. Từ công việc văn phòng, thụ động và chuyển sang làm ăn kinh doanh là một điều khá khó khăn. Vậy nên, cần xác định tư tưởng trước khi thực hiện mô hình này.
- Hiểu biết về các loại cafe: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cafe khác nhau. Bạn cần tìm hiểu rõ ràng về nguồn gốc, hương vị, giá cả để từ đó xác định được loại cafe nào sẽ được bày bán ở tiệm. Cafe hiện nay bán tại các quán được chia thành hai loại là cafe pha phin, và cafe rang xay. Bạn cần nắm rõ được kiến thức về hai loại cafe này để phục vụ tốt cho khách hàng. Ngoài ra, cafe còn được phân theo hãng như: Cà phê Arabica, Culi, Cherry (cà phê mít), Moka (Đọc là Mocha), Robusta…
- Học hỏi kinh nghiệm: Nếu bạn lần đầu tiên bước vào lĩnh vực kinh doanh này, trước hết cần tham khảo ý kiến của một số người đã từng mở quán cafe. Từ những chi tiết nhỏ nhất như phải nhập cafe ở đâu, hay một số kinh nghiệm như cần làm gì để việc kinh doanh được suôn sẻ. Cái này chỉ có những người đã từng làm mới có thể chỉ dẫn cho bạn một cách cụ thể nhất.
- Đã học qua pha chế: Mặc dù bạn là người chủ, sau này có thể thuê nhân viên. Nhưng để nắm rõ hơn về mùi vị của các loại thức uống, bạn cần phải biết cách pha chế, dù là cơ bản. Khi có kiến thức đầy đủ hơn, thì việc nhân viên làm có đem lại hiệu quả hay không, bạn vẫn có thể nhận xét được.
- Hiểu biết một số dụng cụ pha cafe: Máy móc hiện nay hỗ trợ trong việc pha chế rất nhiều và hiện đại. Chúng ta cần tìm hiểu những loại máy cần thiết, đáp ứng nhu cầu cho việc mở quán cafe. Tìm hiểu những loại máy này, cũng giúp việc thu mua và tính toán được các khoản chi một cách hợp lý nhất.
2. Tìm nhà đầu tư quán cafe
Để mở quán cafe, chúng ta cần có một số vốn nhất định. Tuy nhiên, lượng vốn này có thể là khoản tự có, hoặc bạn có thể tìm nhà đầu tư. Kinh nghiệm của một số chủ quán cafe trước đó đa phần là tìm nhà đầu tư. Mở một quán cafe quy mô nhỏ thì khá đơn giản, nhưng để đầu tư và xây dựng quán cafe kinh doanh chuyên nghiệp, cần đến một nguồn vốn khá dồi dào.
Hiện nay, có rất nhiều khoản chi phí cần bỏ ra để mở quán cafe. Nhưng không phải có số vốn quá ít cũng không thể thực hiện được. Chúng ta cần biết cách tính toán, thu chi hợp lý để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn. Vậy nên, để mở quán cafe có số vốn từ các nhà đầu tư vẫn tốt hơn là các khoản vay mượn ngân hàng.
II. Kinh nghiệm mở quán cafe từ A-Z
1. Kinh nghiệm chọn mặt bằng
Mặt bằng là địa điểm rất quan trong, nó chiếm đến 60% thành công cho sự phát triển của quán. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân, mà việc tìm mặt bằng sao cho hợp lý. Mặt bằng đối với các quán cafe có quy mô nhỏ thì không nhất thiết phải quá rộng. Tuy nhiên, phần sân và vỉa hè rất quan trọng, hoặc cần phải có chỗ để xe thoải mái.
Cần chọn mặt bằng gần trường học, chợ, công ty, doanh nghiệp hoặc nơi đông dân cư để có lượng khách ổn định. Với tâm lý của khách hàng, họ sẽ thường đến những nơi có mặt bằng thoáng đãng, có chỗ gửi xe an toàn và không bị khuất tầm nhìn.
2. Kinh nghiệm trang trí quán cafe
Việc mở quán cafe để đông khách và có sức hút với khách hàng, cần thiết phải trang trí quán cafe thật ấn tượng. Việc trang trí quán cafe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó tùy thuộc vào chủ đề và ý tưởng riêng của mỗi người chủ. Việc trang trí quán cafe cần có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của không gian, nội thất, đèn điện, lắp đặt bảng hiệu và sự bố trí hợp lý giữa những tone màu khác nhau.
Nếu như bạn lần đầu mở quán cafe, hãy thuê đội ngũ trang trí. Với mức giá từ 6 triệu đồng/m2, là bạn đã có thể thuê được đội ngũ này. Bạn hãy đưa ra ý tưởng và nhờ nhóm người này triển khai giúp. Chắc chắn không gian quán cafe của bạn sẽ được triển khai, theo đúng như mong muốn của bạn.
3. Kinh nghiệm lên thực đơn cho quán cafe
Thực đơn hay menu là tổng hợp tất cả những món thức uống, được sử dụng để phục vụ cho khách hàng. Cần đưa ra một menu hợp lý về cả thức uống, và giá cả. Khi nhìn vào menu, khách hàng có thể chọn ngay được một thức uống phù hợp. Một số món phổ biến và được đưa vào menu hiện nay, được nhiều khách hàng ưa thích như:
a. Các loại thức uống cafe
- Cafe đen (phin)
- Cafe sữa (phin)
- Cafe rang xay đen
- Cafe rang xay sữa
- Sài gòn đen đá
- Sài gòn sữa đá
- Bạc xĩu
- Cafe dừa
- Cafe trứng
- Cafe muối
- Cafe kem bơ
- Cafe bọt biển
b. Các loại cafe Ý
- Espresso
- Cappuccino
- Macchiato
- Latte
- Mocha
- Americano
c. Nước ép trái cây
- Nước cam
- Nước chanh đá xay
- Nước ép dưa hấu
- Nước ép thơm
- Nước ép cóc
- Nước ép ổi
- Nước ép cà rốt
d. Các loại sữa chua
- Sữa chua hủ
- Sữa chua đá xay
- Sữa chua thạch
- Sữa chua trái cây
e. Các loại trà
- Trà gừng
- Trà lipton
- Trà đào cam sả
- Trà sen
f. Sinh tố
- Sinh tố bơ
- Sịnh tố trái cây
- Sinh tố lắc
- Sinh tố thơm
- Sinh tố dừa
Ngoài ra, nếu quán cafe bạn có bán kem thì có thể cho các món kem vào menu. Việc thiết kế giao diện menu, bạn có thể liên hệ tại các trung tâm quảng cáo. Thiết kế menu không chiếm quá nhiều chi phí, vậy nên hãy giao việc tạo menu cho người có chuyên môn làm.
4. Kinh nghiệm chọn địa chỉ cung cấp cafe
Cafe ngon và đậm đà thì mới thu hút được một lượng khách ổn định. Hiện nay, người thưởng thức cafe thích những loại cafe nguyên chất hơn cafe trộn. Chính vì vậy, bạn cần chọn những địa điểm cung cấp cafe sạch, ngon và đặc biệt phải nguyên chất. Một số địa chỉ uy tín bạn có tìm mua như:
- Tại TP Hồ Chí Minh:
- Công ty TNHH Thương mại dịch vụ đầu tư 90s, 8C Đường số 2, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM.
- Công ty cổ phần cafe nguyên chất Tây Nguyên, 115 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM.
- Viva Star Coffee, 25 – 27 – 29 Tống Văn Trân, phường 5, quận 11, TP.HCM.
- Obama Coffee, 63 – 65 đường T6, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM.
- Phú Xuân Coffee, 1901B Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.HCM.
- MOTHERLAND Coffee, 160/22/7B Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM.
- Hoàng Thắng Coffee, 155, Nguyễn Ngọc Nhựt, Tân Quý, Tân Phú, TP.HCM
- Tại Hà Nội:
- Cafe Mai, 96 Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 79 Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 52 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 75 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Công Ty TNHH Dương Cafe, Số 107C Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Tại Đà Nẵng:
- Retro Coffee, 80 Văn Cận, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
- Công Ty TNHH MTV Cà Phê MAYACA, 53 Nguyễn Thị Thập, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
- Tại Gia Lai:
- Công Ty TNHH cà phê HDGIALAI, 165 Trường Chinh, P. Trà Bá, TP. Pleiku, Gia Lai.
- Tại Đắk Lắk:
- Up Coffee, 10 Lê Duẩn TT Phước An, KrongPak, Daklak.
(Nếu biết các nhà cung cấp uy tín, xin hãy để lại comment, Hải Triều sẽ cập nhật thêm tại danh sách trên.)
5. Kinh nghiệm chuẩn bị các loại giấy tờ để mở quán cafe
a. Giấy phép đăng ký kinh doanh
Để mở quán cafe cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Giấy phép đăng ký kinh doanh cần ghi đầy đủ các thông tin như:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh, số điện thoại.
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Số vốn kinh doanh.
- Số lao động sử dụng.
- Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân kinh doanh hoặc đại diện cơ sở kinh doanh.
- Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của cá nhân, và các thành viên (nếu có) hoặc người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Hợp đồng thuê nhà (nếu có).
Để nộp hồ sơ, người chủ cần đến nộp tại: Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính, trong Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi mình dự tính kinh doanh. Thời gian xét duyệt hồ sơ thường mất khoảng 3 ngày đến 5 ngày làm việc.
b. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Để mở quán cafe, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị thêm giấy phép an toàn vệ sịnh thực phẩm. Những giấy tờ đi kèm để nộp khá phức tạp và mất nhiều thời gian chuẩn bị. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết:
- Giấy khám sức khỏe, CMND của người đang làm việc tại quán cafe.
- Điền tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP”.
- Số giấy đăng ký kinh doanh hoặc CMND của người chủ kinh doanh.
- Danh sách những người tham gia sát hạch kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
c. Một số loại giấy tờ khác
Khi mở quán cafe, những giấy tờ cần thiết phải có mà nhiều quán chưa chú trọng chính là giấy chứng nhận, bằng cấp hoặc chứng chỉ pha chế. Mặc dù đây là loại giấy tờ không có cũng không sao, nhưng để ổn định và thu hút được lượng khách ban đầu, cần tuyển người pha chế có chứng chỉ hành nghề, đảm bảo được thức uống luôn hoàn thiện nhất.
Ngoài ra, cần có thêm hợp đồng thuê nhân viên. Hợp đồng lao động đưa ra nhằm hệ thống những nguyên tắc giữa nhân viên với chủ kinh doanh. Để từ đó có thể giải quyết các vấn đề lương thưởng rõ ràng.
6. Kinh nghiệm mua sắm đồ nội thất cho quán cafe
Để mua sắm những đồ nội thất được sử dụng trong quán, cần thống nhất chủ đề trang trí trong quán. Khi đưa ra ý tưởng mở quán cafe, người chủ kinh doanh cần phải biết quán cafe nên mở theo ý tưởng nào. Hay quán được set up theo một concept nào, để từ đó sắm vật dụng nội thất sao cho phù hợp.
7. Kinh nghiệm tuyển nhân viên khi mở quán cafe
Việc mở quán cafe được thuận tiện hơn, chính là nhờ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Vậy nên cần phải có kinh nghiệm nhiều để tuyển được nhân viên tốt. Việc đăng tuyển nhân viên cần cân nhắc một số vấn đề sau:
- Vị trí tuyển dụng: Đối với quán cafe, cần tuyển nhân viên bưng bê, nhân viên pha chế, nhân viên thu ngân, bảo vệ, nhân viên dọn vệ sinh…
- Độ tuổi: Tùy theo từng vị trí để tuyển chọn số tuổi sao cho phù hợp.
- Mức lương: Đưa ra từng mức lương cho từng vị trí.
- Yêu cầu khác: Vui vẻ, hòa đồng, giao tiếp tốt, ứng xử có văn hóa, hoạt ngôn. Ngoài ra cần cân nhắc về vấn đề ngoại hình.
8. Kinh nghiệm khai trương quán cafe
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả mọi vấn đề liên quan, việc đầu tiên để quán được hoạt động chính là lễ khai trương. Tổ chức lễ khai trương để mọi người được biết nhiều về quán hơn. Để lễ khai trương được diễn ra thành công, bạn cần chuẩn bị:
- Nội dung chương trình lễ khai trương (Bao gồm thời gian, địa điểm, các trò chơi, các chương trình khuyến mãi… Có thể tổ chức ca múa hát tùy thuộc vào quy mô và ngân sách).
- Đưa ra danh sách mời tham dự.
- Chi phí tổ chức lễ khai trương.
9. Kinh nghiệm tìm hiểu nhóm khách hàng tiềm năng
Dựa theo một số kinh nghiệm khi mở quán cafe, cần xác định được nhóm khách hàng tiềm năng để từ đó đưa ra được menu và mức giá hợp lý. Đối với cafe, thì nhóm khách hàng tương đối rộng. Ai cũng có thể vào và sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, nếu bạn mở quán cafe tập trung chủ yếu vào các loại thức uống từ cafe, thì bạn nên hướng đến nhóm người có độ tuổi từ 18 đến 40.
Nếu mở quán cafe gần trường học hay nơi khu dân cư có nhiều trẻ em, nên tập trung thêm các loại thức uống khác như trà sữa, nước hoa quả, sữa chua hay sinh tố. Vậy nên, xác định nhóm khách hàng tiềm năng là bước làm rất quan trọng, cần phải đưa vào bản kế hoạch kinh doanh.
10. Kinh nghiệm chọn mô hình kinh doanh
Trong bản kế hoạch, cần đưa ra được mô hình kinh doanh để từ đó xác định được nguồn vốn cần bỏ ra, và thuê được mặt bằng hợp lý. Một số mô hình kinh doanh hiện tại được nhiều người sử dụng:
- Quán cà phê Take Away: Đây là hình thức cafe mua mang về, chi phí thấp, mặt bằng không phải là vấn đề quan trọng.
- Cà phê container: Là kiểu quán cafe được xây dựng dựa trên những mô hình container được lắp ghép lại với nhau. Mô hình này tốn khá nhiều chi phí.
- Quán cà phê thương hiệu: Cần mua bản quyền thương hiệu và set up quán theo phong cách định sẵn của thương hiệu. Chi phí để mở quán cafe thương hiệu rất cao. Mức giá của các loại đồ uống cũng khá cao, vậy nên cần cân nhắc đến nhóm khách hàng tiềm năng, trước khi mở quán cafe thương hiệu.
- Cà phê âm nhạc: Mở quán cafe âm nhạc thực sự phải có không gian rộng. Chú tâm vào việc trang trí sân khấu, thuê dàn nhạc, ca sĩ… Ngoài ra, người chủ kinh doanh mở quán cafe theo mô hình này, cũng nên hướng đến những nhóm khách hàng yêu âm nhac.
- Cà phê sân vườn: Đối với mô hình cafe sân vườn, không gian kín không quan trọng, chủ yếu nơi khách ngồi cần có không gian thoáng đãng, cây cối đẹp, có bể cá sinh động. Chi phí để mở quán cafe theo mô hình này tập trung vào việc mua cây cối. Ít trang trí đèn hay những đồ nội thất bên trong.
Vậy nên, người chủ kinh doanh cần lựa chọn mô hình kinh doanh hợp lý, dựa vào nguồn vốn hiện tại để quyết định mô hình kinh doanh trong dự tính.
11. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Đây được xem là một kinh nghiệm rất quan trọng, để có thể từ đó đưa ra những kinh nghiệm riêng cho bản thân. Việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn hãy thực hiện triển khai một số nội dung như sau:
- Xác định nguồn vốn kinh doanh
- Xác định loại cafe sẽ bán
- Xác định địa chỉ hoặc nơi cung cấp cafe
- Tìm hiểu mặt bằng và đi xem mặt bằng
- Lên ý tưởng set up để mở quán cafe
- Xác định nhóm khách hàng tiềm năng
- Xác định được đối thủ cạnh tranh
- Mua các loại trang thiết bị cần thiết để mở quán cafe
- Hoàn thiện các giấy tờ cần thiết
- Xác định đúng số lượng nhân viên sẽ thuê
- Đưa ra được các chiến lược marketing phù hợp
- Dự trù kinh phí hợp lý
- Xác định thời gian thu hồi vốn
Xem thêm:
- Kinh doanh gì trong và sau dịch giúp thu được LỢI NHUẬN CAO
- 25+ cách đặt tên shop quần áo hay & fanpage bán hàng ấn tượng
- Gợi ý chọn màu sắc tạp dề cho tiệm cà phê
Để mở quán cafe thành công và đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi. Người chủ kinh doanh cần phải tổng hợp một số kiến thức cơ bản. Và để số vốn bỏ ra không phải phung phí, chúng ta cũng cần phải tham khảo một số kinh nghiệm từ những người đi trước. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thể nắm vững một số kiến thức cơ bản về việc mở quán cafe. Chúc các bạn thành công.
Ngày xưa có người bạn cũ bảo ntn: em về đây rồi đi làm setup quán cà phê với chị. Nghe đơn giản nhưng giờ đọc bài này mới thấy SETUP là công việc có khối lượng khổng lồ và chịu áp lực lớn trong thời gian quá ngắn. “GÃY” cũng nằm trong plan. Vậy mới hiểu hơn 1 điều, sai lầm buộc phải có!
Chúc chúng ta nổ lực và vui vẻ với hiện tại. Cuối tuần thư giản nha cả nhà. 💪💪
Khảo sát, định hướng thị trường, đối tượng khách hàng nhắm đến là quan trọng nhất. Nhiều quán bỏ công setup, decor rất đẹp nhưng lại mắc lỗi này dẫn đến thất bại. Thêm nữa là hãy chăm lo cho khâu pha chế, pha chế có tâm thì quán mới đi đường dài. Còn muốn chăm sóc tốt tâm trạng của khách hàng khi đến quán thì phải train nhân viên phục vụ, train tỉ mỉ vào. Có nhiều quán mướn nhân viên một đống mà khách chống chân xe xuống tới vẫn đưa mắt nhìn thò lỏ, ngồi túm tụm giỡn. Có đi một lần không có lần 2.
Khảo sát thị trường – Market research. => bước này khá quá trọng. Ảnh hưởng tới 80% định hướng phát triển sau này của mô hình.
Khảo sát cần làm gì?
1. Khu vực lân cận trong bán kính 3km có mô hình nào tương tự ko?
2. Khu vực thành phố, tỉnh có bao nhiêu mô hình tương tự?
3. Điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình đó?
4. Mô hình nào thành công nhất? Vì sao?
5. Điểm mạnh điểm yếu của mô hình mình sắp xây dựng?
Ở đây, các bạn phải cực kỳ khách quan để nhìn nhận vấn đề. Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cũng như của mình để khai thác tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu thấp nhất có thể.
Các quán cf đầy nhan nhản nên ngta có nhiều sự lựa chọn. Muốn có khách quay lại thì phải chú trọng menu, khâu phục vụ, chỗ ngồi thoải mái các thứ. Còn ko thì decor quán thiệt đẹp để giới trẻ bây giờ hay ra sống ảo, ngta thấy oke thì ngta pr. Mở ra 1 quán cf bình thường như bao quán cf khác thì ko có khách là chuyện đương nhiên.
Có quán rất đông và có quán rất ế, do cách mình làm vs vận may của mình thôi
Em muốn làm một kiôt bán nước mang về nho nhỏ , thuê 1 2 người đứng bán chứ k phải em đứng vì em có công việc khác nữa, nhưng k biết cách quản lý sao cho đỡ mất mát tiền & đồ , anh chị có kinh nghiệm chỉ giúp em với.
Chào bạn. Mình chia sẽ chút kinh nghiệm nha. Theo mình thời gian đầu bạn nên đầu tư nhiều thời gian và tập trung vào kiốt để nắm bắt và hiểu hết mọi thứ: công thức, nguyên liệu, nhu cầu khách hàng, thao tác và quy trình pha chế, thao tác và xây dựng quy trình tính tiền, kết ca, kết doanh thu.
Việc bạn nắm bắt mọi thứ để linh động và dễ dàng xoay sở khi xảy ra sự cố thiếu hụt nhân sự, hoặc hỗ trợ nhân viên khi khách tăng đột biến. Ngoài ra bạn nắm bắt và biết việc sẽ giúp cho bạn cân nhắc và giao khối lượng công việc, tính thời gian hoàn thành và mức độ hiệu quả công việc cho nhân viên. Từ đó đánh giá đc nhân viên có hiệu quả hay phù hợp với tiêu chí làm việc cũng như đo lượng năng suất và cân nhắc khi nhân viên đưa ra yêu sách hoặc đòi tăng lương.
Việc bạn nắm công thức và quy trình, thao tác pha chế nhằm kiểm soát được định lượng, tồn kho, hao hụt và hỏng hủy để cân đối và kiểm soát hàng hóa, cũng như ước lượng được sức bán để order nguyên vật liệu với số lượng phù hợp. Bạn sẽ xem được tồn kho và số lượng sử dụng nguyên vật liệu có hợp lì so với số lượng bán sản phẩm nhắm kiểm soát hàng hóa có thất thoát hay không.
Bạn thao tác rành trên thiết bị bán hàng để kiểm soát doanh số, số liệu trên máy nhắm đối chiếu, rà soát với số sản phẩm bán ra, số nguyên vật liệu đã sử dụng, phân tích mặt hàng bán chạy, và tránh được tình trạng nhân viên qua mặt.
Ngoài ra nên lắp camera và thêm dòng chữ “khach hàng chỉ thanh toán khi có hóa đơn”, đồng thời nên có những thao tác kiểm tra, đối soát trước mặt nhân viên để nhân viên hiểu được chủ luôn có động thái quan sát và kiểm soát, ngăn ngừa trước những tiêu cực không đáng có từ nhân viên.
Ngoài ra cách tương tác và làm việc với nhân viên cũng quan trọng. Có đôi dòng chia sẽ kinh nghiệm, anh chị em có vấn đề xin góp ý để em học hỏi thêm ạ
Bài viết rất chi tiết
Để mở quán cafe cơ bản sẽ cần hai loại giấy :
1. Giấy đăng ký kinh doanh (Giấy phép kinh doanh)
2. Giấy phép con
Giấy phép con sẽ bao gồm các loại giấy chứng nhận ATTP, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng, giấy phép tạm sử dụng vỉa hè,.. Trong đó đối với quán cafe thì giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là phải có. Còn các loại giấy khác tính chất và điều kiện từng quán mới phải làm. Chúc các bạn thành công!