“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” Phát huy truyền thống nhân đạo của đất nước, con người VIệt Nam ở mỗi nơi đều luôn hướng về nhau mỗi khi gặp hoạn nạn hay khó khăn. Đây dường như đã trở thành một hoạt động và là nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội. Một trong những hoạt động tương thân tương ái có thể kể đến chính là Công tác Xã hội.
Vậy Công tác Xã hội là gì? Mục đích, chức năng & đối tượng trợ giúp ra sao? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây để hiểu rõ hơn về hoạt động này nhé.
- Top 8 loại vải may khăn trải bàn bền đẹp, phổ biến hiện nay
- Mùa Hè Xanh là gì? Cần chuẩn bị những gì khi tham gia chiến dịch?
1. Công tác Xã hội là gì?
Theo Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc tế, thì hoạt động được định nghĩa như sau: “Công tác Xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác Xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống.”
Hiểu đơn giản hơn Công tác Xã hội là hoạt động tổ chức được đưa ra nhằm giúp đỡ mọi người, hay các cá nhân, cộng đồng gặp khó khăn, góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Công tác Xã hội được thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể, và do các tổ chức đoàn thể điều hành. Công tác được vận hành dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đất nước, dựa trên nhân quyền và công bằng của xã hội.
Khi Công tác Xã hội được đưa ra đã giải quyết rất nhiều các vấn đề trong xã hội hiện nay. Một số vấn đề quan trọng đã phát huy hiệu quả điển hình như: Việc làm, thu nhập, tâm lý, tình cảm, nhu cầu về lương thực, nơi ở, ăn mặc, sự an toàn, vui chơi, giải trí, sức khoẻ, trí tuệ, kỹ năng, các vấn đề về môi trường…
Nhờ vào Công tác xã hội mà ai cũng được sống trong điều kiện tốt hơn, giúp cho xã hội ngày một phát triển bền vững và toàn diện hơn. Từ đâu mà hoạt động này được diễn ra?
2. Lịch sử hình thành Công tác Xã hội
a. Lịch sử hình thành Công tác Xã hội thế giới
Vào cuối thế kỷ 19, Công tác Xã hội đã ra đời đầu tiên tại nước Anh. Nhà nước Anh đã đưa ra các chính sách tương trợ nhằm giúp đỡ cho người dân gặp nhiều khó khăn, khi mà họ phải chịu hậu quả nặng nề từ cuộc cách mạng công nghiệp. Từ đó, hoạt động Công tác Xã hội đã bắt đầu được hình thành và lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1869, “Hiệp hội các tổ chức từ thiện COS” đã được ra đời, tạo mốc đánh dấu sự trưởng thành của Công tác Xã hội. Hiệp hội đã có các hoạt động thực hiện hiệu quả tại Luân Đôn, tiếp đến là các địa điểm khác thuộc nước Anh, sự lan truyền mạnh mẽ của tổ chức đã thành công khi mà Hiệp hội tiếp tục được thành lập tại Mỹ vào năm 1877.
Với nhu cầu và thực tế hiện tại, trường Công tác Xã hội cũng đã được thành lập tại New York vào năm 1901. Công tác Xã hội không chỉ được thực hiện ở bên ngoài mà hoạt động cũng đã được đưa vào thực hiện tại bệnh viện Trung Ương Massachusetts vào năm 1905. Năm 1917, Mary Richmond đã phát triển Công tác Xã hội trong bệnh viện theo mô hình rộng lớn hơn bao gồm cả việc thu thập thông tin, chuẩn đoán vấn đề và lên kế hoạch để giúp đỡ…
Cho đến hiện tại thì Công tác Xã hội đã được chấp nhận và thực hiện tại hơn 90 quốc gia. Mỗi quốc gia đều có sự hình thành riêng biệt, tuy nhiên chúng được thực hiện dựa trên cơ sở bình đẳng và giải quyết vấn đề an sinh cho con người và xã hội.
b. Lịch sử hình thành Công tác Xã hội ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc giúp đỡ hay tương trợ đã được hình thành từ rất lâu. Tuy nhiên, tất cả đều mang tính tự phát, không có tổ chức hay dựa theo một nguyên tắc hoạt động nào. Công tác Xã hội ở nước ta bắt đầu được thực hiện có tổ chức hơn khi mà đang là thuộc địa của nước Pháp. Vào giai đoạn này, các hoạt động chủ yếu đó là chăm sóc cho người già, chăm sóc cho người khuyết tật và chăm sóc cho viện mồ côi.
Năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, miền Bắc nước ta xây dựng đất nước XHCN, thì lúc này ngành Công tác Xã hội được quan tâm và trở nên chuyên nghiệp hơn. Ở Miền Nam đã hình thành trường đào tạo CTXH vào năm 1948, nhiều cán bộ từ miền Bắc đã vào miền Nam để học tập và rèn luyện.
Cho đến năm 1954, khi Mỹ bắt đầu lăm le xâm chiến nước ta, thì đã có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội, đặc biệt là ma túy. Vậy nên, đây chính là khoảng thời gian cần đến Công tác Xã hội, và cũng là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của CTXH ở nước ta. Những người đã được đào tạo bắt tay vào công việc của mình, vì nhu cầu cần thiết của đất nước, mà ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành Công tác Xã hội được ra đời hơn.
Tuy nhiên, đến giai đoạn 1975 – 1986, thì công tác này đã dừng hoạt động tại miền Nam. Thay vào đó, ở miền Bắc, công tác đã phát triển mạnh hơn và được xem là công tác chung của đoàn thể. Năm 1986, thời gian đất nước bắt đầu hồi phục kinh tế do ảnh hưởng của chiến tranh, thì đã có nhiều vấn đề xã hội đã xảy ra như: Sự nghèo đói, di dân, trẻ em không được chăm sóc,… Đây chính là lý do mà Nhà nước tập trung hơn về vấn đề an sinh xã hội.
Thời gian đầu, công tác được thực hiện dựa trên ý nghĩa là làm từ thiện, chủ yếu là các hoạt động tự phát của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, những người dân tự nguyện… Đây là những con người thực sự chưa qua trường lớp đào tạo, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng về xã hội, vậy nên công tác đôi khi chưa thực sự hiệu quả và thiếu tính bền vững.
Công tác Xã hội ở Việt Nam bắt đầu được chú trọng và phát triển mạnh hơn khi “Phòng nghiên cứu Công tác Xã hội” được thành lập vào năm 1986, hay chương trình đào tạo Công tác Xã hội hệ cán sự xã hội hai năm ra đời… thậm chí vào tháng 10/2004, ngành CTXH trở thành một trong những ngành học có trong chương trình đào tạo hệ chính quy.
Nhằm giúp ngành CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, giúp cho người dân nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp cộng đồng và xã hội được phát triển một cách đồng bộ, hướng tới một xã hội công bằng và văn mình, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg. Đây là quyết định để phê duyệt về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 – 2020.
Mục tiêu chính được đề ra trong đề án lần này là: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề Công tác Xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên Công tác Xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác Xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.
Trải qua khoảng thời gian hoạt động và thực hiện đề án, ngành CTXH ở nước ta đã có những bước phát triển mới hơn. Nó đã trở thành một ngành nghề chính thức, con người được đào tạo thông qua nhiều chương trình khác nhau như: Cao học, đại học, cao đẳng. Mô hình CTXH được nhân rộng trong nhiều hệ thống hơn như tại bệnh viện, trường học, các cơ sở trợ giúp xã hội…
Và để tôn vinh những con người, những tổ chức thực hiện Công tác Xã hội, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là “Ngày Công tác Xã hội Việt Nam”.
3. Mục đích của Công tác Xã hội
Mỗi hoạt động hay tổ chức nào khi hình thành cũng sẽ có mục đích riêng của nó. Đối với Công tác Xã hội, từ khi ra đời cho đến nay đã giúp cho các cá nhân hay xã hội phát triển được toàn diện hơn. Nếu như không có CTXH, thì 28% dân số nước ta phải sống trong sự nghèo khó, bi quan và sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, làm cho đất nước không thể phát triển phồn vinh được.
Theo thống kê trong 10 năm gần đây cho thấy, đất nước ta đã phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm. Thiên tai đã khiến cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, và mục tiêu phát triển bền vững bị ngưng trệ. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai.
Từ những thực tiễn như vậy, ta có thể thấy rằng mục đích của việc thành lập Công tác Xã hội hướng đến hai mục đích chính như sau:
- Nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
- Cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.
4. Chức năng của Công tác Xã hội
Công tác Xã hội ra đời đã thể hiện được rất nhiều chức năng cho cộng đồng và xã hội. Dưới đây là bốn chức năng chính mà CTXH đã và đang làm được:
a. Chức năng phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là quan điểm sống của hầu hết mọi người, vậy nên Công tác Xã hội luôn muốn phát triển chức năng này hiệu quả hơn. Đưa ra các phương pháp phòng ngừa nhằm giúp cho cộng đồng giảm được các rủi ro gặp phải.
Nhân viên CTXH thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và giảm thiểu, cũng như nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp, thông qua việc chuẩn bị và lập kế hoạch. Đội Công tác Xã hội đã thực hiện việc đánh giá nguy cơ do thiên tai gây ra cho con người, cũng như đề ra các chính sách nhằm ứng phó với các vấn đề xảy ra.
Phân tích các rủi ro, để từ đó hình thành nên các chiến lược nhằm giảm thiểu tối đa mối nguy hại cho con người. Bên cạnh đó, các tổ chức còn lập kế hoạch dự phòng, dự trữ thiết bị và vật tư, xây dựng cơ chế phối hợp, sơ tán và thông tin công cộng, và các bài tập huấn luyện, khảo sát thực địa…
b. Chức năng can thiệp
Sau chức năng phòng ngừa, chính là chức năng can thiệp. Khi các cá nhân hay cộng đồng đang gặp phải những vấn đề khó khăn, không thể nào tự giải quyết được thì CTXH sẽ là những người thực hiện giúp họ trong lúc thời điểm này. Chức năng can thiệp hay còn được gọi là chức năng chữa trị, trị liệu.
Đội CTXH sẽ phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức nhằm hỗ trợ người dân khi thảm họa xảy ra, giúp hạn chế tối ưu các tai nạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài sản của người dân.
Điển hình ở nước ta chính là khi người dân phải hứng chịu nhiều thảm họa từ thiên nhiên như bão lụt, sạt lỡ, hạn hán. Đặc biệt là tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện tại thì đội CTXH càng phát huy được chức năng can thiệp của mình. Hỗ trợ cho người dân từ những viên thuốc cho đến các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, Công tác Xã hội còn can thiệp vào các vấn đề khác liên quan đến sự bình đẳng của trẻ em và phụ nữ.
c. Chức năng phục hồi
Để khắc phục hậu quả sau những vấn nạn đã xảy ra, nhân viên nhanh chóng xác định nhu cầu khẩn cấp để hỗ trợ một cách kịp thời và hiệu quả nhất, giúp cuộc sống của con người nhanh chóng được trở lại bình thường. Có rất nhiều ngôi nhà bị hư hỏng do thiên tai, đội Công tác Xã hội lúc này sẽ kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp tiền để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, cũng như hỗ trợ tiền để bà con sửa sang lại nhà cửa.
Đối với những người khuyết tật, đội CTXH sẽ hỗ trợ phục hồi được các chức năng, nhằm giúp họ dễ dàng hơn trong sinh hoạt, và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, Công tác Xã hội còn giúp những trẻ lang thang cơ nhỡ, những người mới được tại ngoại và các bạn trẻ vị thành niên nghiện ngập trở lại với cuộc sống bình thường…
d. Chức năng phát triển
Với chức năng phát triển, CTXH định hướng và tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp. Với những gia đình có đủ điều kiện tự kinh doanh, đội CTXH cũng có thể hướng dẫn để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi và thành công hơn. Bồi dưỡng kiến thức để con người tăng được khả năng ứng phó với những khó khăn gặp phải trong tương lai.
Bên cạnh đó, chức năng phát triển còn được CTXH thực hiện thông qua việc rèn luyện kỹ năng, nhằm giúp cho những người sắp, đã và đang chuẩn bị làm bố mẹ có đủ kỹ năng để chăm sóc và bảo vệ cho con cái của mình. Và với chức năng này, không những cộng đồng mà tất cả các cá nhân đều nhận được sự hỗ trợ nhằm giúp cho bản thân họ phát huy được tính chủ động trong mọi công việc.
5. Đối tượng được trợ giúp của Công tác Xã hội
Đối tượng được trợ giúp của Công tác Xã hội hầu như là toàn bộ cộng đồng, nhóm người, gia đình hay cá nhân đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại. Sự trợ giúp này có thể được thực hiện đối với một số nhóm và cá nhân cụ thể dưới đây:
- Trẻ em: Trẻ em lang thang, bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ bị lạm dụng
- Phụ nữ
- Người già
- Cha mẹ đơn thân
- Những người khuyết tật
- Người bị bệnh tâm thần
- Những người phạm pháp
- Người nghèo
- Người thiểu số
- Những người nghiện
- Người mại dâm
- Những người vô gia cư
- Những người có ý định tự sát
- Các nạn nhân của bạo lực gia đình
- Các nạn nhân do thiên tai, hiểm hoạ
Xem thêm:
- Ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/03
- Ngày 26/3 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và các hoạt động phổ biến
- Đồng phục Công an Việt Nam – Ý nghĩa màu sắc & quy định từng ngành!
Cộng đồng nghèo khó thường là đối tượng được ưu tiên hàng đầu của đội Công tác Xã hội. Và cũng chính vì hoạt động của đội, mà từ các cá nhân cho đến tập thể đều được cải thiện tích cực lẫn tinh thần và vật chất. Sự hình thành và ra đời của Công tác Xã hội, đặc biệt đối với Việt Nam, thì đây thực sự là một tổ chức hoạt động có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm: