Hầu hết trong các Doanh nghiệp hiện nay đều được thành lập tổ chức Công đoàn. Đây là một tổ chức hoạt động và làm việc dựa trên các quy định của Pháp luật và Nhà nước, nhằm đem lại những lợi ích tối đa cho người lao động và Doanh nghiệp. Vậy Công đoàn là gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin liên quan dưới đây, để hiểu hơn về tổ chức Công đoàn Việt Nam.

cong doan la gi

I. Công đoàn là gì?

Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Tổ chức được thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện, và là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho cán bộ, viên chức, công chức, công nhân và người lao động, được thành lập để chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, dưới sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức kinh tế xã hội.

ngay hoi hien mau tinh nguyen do cong doan to chuc
Hình ảnh hội “Hiến máu tình nguyện” do Công đoàn Dệt may tổ chức

Bên cạnh đó, Công đoàn cũng là tổ chức tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội. Tổ chức còn thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác như tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Và để thực hiện tốt được những công việc này, thì cần có những người đứng đầu điều khiên và quản lý tổ chức. Đó chính là cán bộ Công đoàn. Vậy cán bộ Công đoàn là gì?

II. Cán bộ Công đoàn là gì?

Cán bộ Công đoàn là những người giữ các chức danh từ tổ phó Công đoàn trở lên. Chức danh này có được thông qua các cuộc bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị Công đoàn. Cán bộ Công đoàn được phân thành hai nhóm:

  • Cán bộ Công đoàn chuyên trách: Là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
  • Cán bộ Công đoàn không chuyên trách: Là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

can bo cong doan

Trong tổ chức Công đoàn, cán bộ Công đoàn đảm nhiệm các nhiệm vụ rất quan trọng. Theo Điều 5 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn được quy định như sau:

1. Nhiệm vụ

  • a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
  • b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
  • c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
  • d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
  • đ. Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
  • e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
  • g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.

2. Quyền hạn

  • a. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
  • b. Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  • c. Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • d. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
  • đ. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
  • e. Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.

Bên cạnh cán bộ Công đoàn, những người tham gia vào tổ chức được gọi chung là Đoàn viên. Vậy ai là người được tham gia vào Công đoàn, và Đoàn viên trong tổ chức có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

III. Đoàn viên trong tổ chức Công đoàn

Những người tham gia vào tổ chức được gọi chung là Đoàn viên. Và đối tượng, điều kiện để tham gia vào Công đoàn được quy định tại chương I, điều 1, Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020:

  • Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
  • Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.

Những Đoàn viên trong tổ chức có quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại Chương I, điều 2, Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020:

1. Quyền của đoàn viên

  • a. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • b. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
  • c. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
  • d. Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
  • đ. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
  • e. Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.
  • g. Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
  • h. Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.
  • i. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.

2. Nhiệm vụ của đoàn viên

  • a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
  • c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
  • d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
  • đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

doan vien cong doan tre tuoi

Công đoàn là một tổ chức quan trọng, làm việc và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước. Những thành viên của tổ chức phải thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vậy vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, doanh nghiệp là như thế nào?

IV. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, Công đoàn giữ một vị trí rất quan trọng, nhằm duy trì mối quan hệ tích cực giữa người lao động và người sử dụng lao động. Công đoàn là công cụ hỗ trợ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, để cùng nhau phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, tổ chức Công đoàn được thành lập trong doanh nghiệp, thể hiện được vai trò của mình đối với cả người lao động và doanh nghiệp.

1. Vai trò Công đoàn đối với người lao động

Trong môi trường làm việc, đôi khi sẽ có những khúc mắc cần được giải quyết. Người lao động sẽ tìm đến tổ chức Công đoàn để giải bày, hoặc tham gia các ý kiến tích cực giúp đem lại những lợi ích chính đáng cho người lao động.

Có thể đơn giản chỉ là cách thức tổ chức các bữa ăn, các món ăn trong thực đơn hàng ngày, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, công tác bảo vệ sức khỏe, hay các thiết bị bảo hộ lao động… Những chi tiết đơn giản như vậy, nhưng chúng lại có những tác động trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của người lao động. Những ý kiến khi được đưa lên Công đoàn, sẽ được tổ chức xem xét, từ đó sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

vai tro cua cong doan doi voi nguoi lao dong
Công đoàn tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động

Ngoài ra, việc ký kết hợp đồng lao động cho người lao động cũng được tổ chức Công đoàn tham gia, nhằm phối hợp để thống nhất về các thỏa ước trong lao động tập thể. Vì chúng có thể liên quan đến nội quy lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình định kỳ khám sức khỏe hàng năm.

Trong những năm gần đây, khi kinh tế ngày càng một phát triển, nhu cầu đời sống của con người ngày càng tăng cao, đòi hỏi vai trò của Công đoàn ngày một lớn hơn. Ngoài việc bảo vệ những lợi ích hợp pháp trong công việc cho người lao động, Công đoàn còn kết hợp với doanh nghiệp dể tổ chức các hoạt động thiết thực như: Tham quan du lịch, tham gia văn nghệ thể dục thể thao, thực hiện chế độ ngày lễ tết, thăm hỏi người lao động ốm đau, thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người thân trong gia đình người lao động…

2. Vai trò Công đoàn đối với Doanh nghiệp

Tổ chức Công đoàn phát huy được vai trò theo hai chiều liên quan. Không chỉ thể hiện được các chức năng của mình đối với người lao động, mà đối với Doanh nghiệp, Công đoàn chiếm một vị trí rất quan trọng.

Tổ chức Công đoàn như môt chiếc cầu nối, giúp hài hòa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi Doanh nghiệp có những sự thay đổi về cơ cấu, nhân sự hoặc có những sự đổi mới về công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì Công đoàn sẽ là nơi giúp Doanh nghiệp nắm bắt được suy nghĩ của người lao động về những vấn đề đó.

Những ý kiến, nguyện vọng của người lao động sẽ được gửi đến chủ doanh nghiệp thông qua Công đoàn, từ đó giúp cho các hoạt động của Doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Công đoàn cũng sẽ là nhân tố khuyến khích, khích lệ tinh thần người lao động, tạo tiền đề để mọi người làm việc với tinh thần tự giác, sắp xếp lao động hợp lý giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho doanh nghiệp.

vai tro cua cong doan doi voi nguoi lao dong doanh nghiep

Những xung đột trong môi trường làm việc, giữa người lao động và doanh nghiệp cũng được tổ chức Công đoàn đại diện giải quyết. Các vụ đình công, khiếu nại của người lao động sẽ gây ra những tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Với những tranh chấp này, Công đoàn có thể sẽ tổ chức các cuộc đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề theo hướng hòa giải, dựa trên tư cách là một chủ thể độc lập. Hoặc có thể dưa vào những thỏa ước lao động để giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.

Khi vai trò của Công đoàn được phát huy hiệu quả, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Từ đó thúc đẩy cho Doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường.

Xem thêm:

Như vậy, chức năng của Công đoàn trong cac Doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng. Hoạt động dựa trên những quy định của Luật pháp và Nhà nước, Công đoàn giúp cho người lao động được làm việc trong một môi trường công bằng, được hưởng các chính sách ưu đãi, cải thiện đời sống tinh thần… Từ đó tạo nên được một tầng lớp người lao động văn minh, hiện đại, sống và làm việc theo tư tưởng tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Doanh nghiệp, của đất nước.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *