Trái đất đang một ngày nóng lên, vấn đề bảo vệ môi trường sống ngày càng được nâng cao đến với mỗi cá nhân trên trái đất. Trong đó thời trang là một ngành công nghiệp thải ra các chất độc hại chiếm tỷ lệ rất cao. Để giải quyết được những vấn đề này, Nhiều hãng thời trang cũng như các nhà thiết kế đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm may mặc thân thiện với môi trường.

Từ đó thuật ngữ thời trang bền vững đã ra đời nhằm khắc phục những tình trạng xấu do thời trang tác động lên môi trường. Và để nắm rõ hơn về cụm từ thời trang bền vững là gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo những thông tin dưới đây.

thoi trang ben vung Sustainable Fashion

I. Thời trang bền vững là gì?

1. Thời trang bền vững – Sustainable Fashion

Thời trang bền vững hay Sustainable Fashion được hiểu theo một cách tổng quát đó là các sản phẩm thời trang, may mặc không tạo ra các tác động gây hại đến môi trường, kinh tế bao gồm từ nguyên liệu cho đến khâu sản xuất, quá trình sử dụng, phân huỷ hay tái chế.

Có nghĩa là vòng đời của một chiếc áo không gây ra những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của môi trường, kinh tế. Và sản phẩm đó thực sự xanh, thân thiện.

Bền vững ở đây có nghĩa là có khả năng duy trì lâu dài. Tức là một ngành công nghiệp thời trang bền vững phải là một ngành có khả năng hoạt động được lâu dài, trong nhiều năm và trong những thập kỷ tới.

Bên cạnh đó thời trang bền vững còn được định nghĩa theo cụm từ “thời trang đạo đức” có nghĩa là những sản phẩm may mặc được tạo ra không giết chết những con vật vô tội hay phải coi trọng quyền lao động của người.

2. Những yếu tố tác động đến thời trang bền vững

  • Những nguyên liệu đầu vào: Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên
  • Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất xanh, không có chất độc hại.
  • Người lao động: Được đối xử văn minh, được hưởng các phúc lợi xã hội.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Không làm hại các loài động vật nhằm phục vụ múc đích may mặc.
  • Quá trình sử dụng: Sử dụng sản phẩm lâu dài, không mua khi chưa thực hiện được bài toán 30 lần.
  • Khả năng tái chế: Có thể tái chế lại được
  • Khả năng phân huỷ: Các sản phẩm may mặc phải có khả năng phân huỷ sinh học cao.

Đó là những yếu tố cần thiết để giúp cho thời trang được bền vững và tồn tại trong thời gian dài.

Nhung yeu to anh huong den thoi trang ben vung

II. Nguyên nhân ra đời thời trang bền vững

1. Ảnh hưởng của thời trang với môi trường

Hiện tại khái niệm về thời trang bền vững dường như đang bị lãng quên bởi sự phát triển mạnh mẽ của Fast Fashion – thời trang nhanh. Fast Fashion đã làm cho nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt vì việc thu mua hay sản xuất diễn ra liên tục nhằm đáp ứng kịp thời cho việc may mặc. Những nguồn nguyên liệu này đã không kịp để có thời gian tái tạo lại cũng như con người chỉ biết tàn phá chứ không có hành động tái sinh.

Có quá nhiều lượng thuốc trừ sâu ngấm vào đất gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến ô nhiễm nguồn đất và những phẩm màu của chất nhuộm thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước.

Thời trang là ngành thứ 2 tiêu thụ nhiều nước nhất và thải ra lượng carbon chiếm đến 10% tổng lượng carbon của tất cả các ngành. Thậm chí còn nhiều hơn lượng thải do máy bay và tàu thuỷ cộng lại. Và cứ sản xuất 1 kg vải thì sẽ thải ra 23 kg khí hiệu ứng nhà kính.

Sợi vải tổng hợp chiếm hơn 60%, vì vậy khi áo quần bị vứt bỏ đi chúng có khả năng không được phân huỷ. Điều này làm cho môi trường phải chứa đựng một lượng rác thải khổng lồ, ảnh hưởng chung đến không khí và làm ô nhiễm môi trường trầm trọng.

2. Giải pháp tạm thời

Trước tình hình này, để bảo vệ môi trường, nhiều hãng thời trang đã tìm kiếm các nguyên vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường hơn, nhằm phục vụ cho ngành thời trang và giúp chúng được bền vững hơn. Và cũng từ đó khái niệm thời trang bền vững – Sustainable Fashion được ra đời.

Hinh anh sustainable fashion la gi

Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng có thể chạy theo bài toán đau đầu này được. Bởi chúng bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, chứ không riêng gì việc cung cấp nguyên liệu. Vì lý do này mà thời trang bền vững chưa thực sự được thực hiện một cách chu toàn và hoản hảo.

Muốn xây dựng được thương hiệu thời trang bền vững, phải bỏ ra một khoản chi phí và chiến lược khá lớn nhằm giải quyết hết được các yếu tố cần và đủ để tạo nên được Sustainable Fashion.

III. Những việc cần làm để thời trang bền vững được phát triển

1. Đối với cơ sở sản xuất

a. Nguồn nguyên liệu

Các sản phẩm thời trang phải có nguồn gốc từ nguyên liệu thiên nhiên. Điển hình đó là những tấm vải phải được dệt từ những sợi vải được chế tạo từ cây cối hay từ các loại lông của con thú. Bên cạnh đó loại cây trồng để lấy sợi không được dùng thuốc trừ sâu hay các loại thuốc giúp cây phát triển khoẻ mạnh.

Thay vì sử dụng các nguyên liệu tổng hợp, đẩy mạnh việc trồng trọt và sử dụng các loại nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi tre…Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại vải như lyocell hay Tencel.

Bên cạnh việc thu hoạch, cần phải có các biện pháp tái sinh lại cây trồng, không được để nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt. Nhất là đối với những loại cây ở trong rừng, việc chặt phá rừng thường xuyên và biến chúng thành đồi trọc sẽ gây ra những thảm hoạ về thiên tai như lũ lụt hay sạt lỡ.

Thay vì dùng sợi nhân tạo Acrylic, có thể sử dụng sợi len được lấy từ lông thú. Nhưng một lưu ý quan trọng đó là không giết các loài thú để lấy lông. Ngoài ra chúng ta có thể tái chế những đồ dùng cũ đó là sử dụng chất liệu của những bộ trang phục chưa bán được để tạo thành sản phẩm may mặc mới. Việc làm này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn hạn chế được lượng rác thải đưa ra bên ngoài.

Tai che nguyen lieu trong thoi trang ben vung
Đề cao các sản phẩm tái chế được

b. Quy trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất đảm bảo rằng có phương pháp tối ưu nhằm hạn chế các chất thải bị đưa ra ngoài môi trường, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Không sử dụng các hoá chất có hại tham gia vào quy trình dệt vải hay may áo quần.

c. Nhân công

Không áp bức bốc lột sức lao động hay bắt con người tiếp xúc với hoá chất độc hại. Công nhân phải được làm việc trong khung giờ hợp lý và phải được hưởng đầy đủ chế đố phúc lợi của người lao động.

d. Bao bì

Không tạo ra các loại bao bì đóng gói không có khả năng phân huỷ. Chúng vừa có thể đựng đồ may mặc chắc chắn nhưng phải có khả năng tự phân huỷ sinh học giúp cho môi trường được bảo vệ trọn vẹn. Khi vận chuyển hàng hoá, hạn chế việc sử dụng túi nilon, thay vào đó là sử dụng các loại thùng giấy để gói hàng.

e. Thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên đang được quan tâm chú ý. Thay vì màu nhuộm công nghiệp, chúng ta có thể lấy màu nhuộm từ cây cỏ hoa lá hay những loại thuốc nhuộm không độc hại đã được chứng nhận.

d. Sản xuất theo đơn đặt hàng

Hạn chế việc sản xuất hàng loạt và tạo ra những sản phẩm may mặc theo đơn đặt hàng. Điều này sẽ khiến cho một số lượng lớn áo quần được giảm tải sản xuất. Thay vào đó người tiêu dùng chỉ tiêu dùng những sản phẩm thực sự phù hợp với họ.

Khi sản xuất theo đơn đặt hàng, lượng nước để sản xuất vải cũng giảm xuống rất nhiều, tiết kiệm được nguồn nguyên liệu cho thế giới.

e. Sản phẩm thủ công

Hạn chế được việc sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất áo quần, thì chúng ta nên tạo ra các sản phẩm bằng thủ công nhằm giúp cho lượng khí thải từ máy móc được giảm xuống, tránh gây ô nhiễm không khí.

f. Vận chuyển

Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm may mặc nước ngoài. Ưu tiên sử dụng các hàng trong nước để giảm được các quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó để giảm được những lượng khí thải ra trong quá trình vận chuyển, chúng ta nên giao hàng bằng các phương tiện sử dụng nguồn điện và không giao hàng nhiều lần trong một thời gian ngắn.

2. Đối với người tiêu dùng

a. Mua hàng online

Việc mua hàng online giúp hạn chế việc di chuyển ra ngoài đường, giảm được lượng khí thải của khói xe.

b. Thực hiện bài toán 30 lần

Đó là khi mua một bộ trang phục phải cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thể sử mặc 30 lần hay không. Chỉ có như vậy áo quần mới được sử dụng lâu dài, không bỏ hoang phí và trở thành nguồn rác trong tương lai.

Với người tiêu dùng, việc sử dụng áo quần trong một thời gian dài giúp hạn chế được lượng áo quần mới được sản xuất. Đóng góp vào việc xây dựng thời trang bền vững.

c. Tái chế

Với những đồ dùng không sử dụng nữa thay vì vứt bỏ đi, chúng ta sẽ tái chế và dùng cho mục đích khác. Có thể dùng làm khăn lau, may thành những tấm vải lớn để che nắng hay che bụi…

Tai che ao quan da su dung

IV. Xu thế thời trang bền vững ngày nay

1. Xu thế thời trang bền vững chung của thế giới

Nếu như trước đây lượng áo quần được sản xuất hàng loạt với tốc độ nhanh chóng như thế nào thì hiện tại điều này đã hoàn toàn trái ngược. Với tình hình dịch bệnh như bây giờ làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng và đi xuống. Đồng hành với nó đó là lượng sản phẩm thời trang bán ra rất chậm làm cho nhiều hãng thời trang bị ứ đọng hàng tồn kho.

Cũng nhờ vào sự việc này mà thời trang thế giới đã thức tỉnh hơn trong việc tạo ra một ngành công nghiệp thời trang bền vững. Nhiều hãng đã quan tâm hơn đến việc tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo một số nghiên cứu được thống kê, có hơn 87% người Mỹ quan tâm đến việc mua sắm các sản phẩm thời trang mà chúng mang lại lợi ích cho xã hội và kinh tế. Thay vì sử dụng các sản phẩm theo xu hướng mới của thời trang, thì mọi người chọn những sản phẩm có tính bền và sử dụng tiện lợi được trong nhiều hoàn cảnh hơn.

Các nhãn hàng nổi tiếng ngày nay đang bắt kịp theo xu hướng thời trang bền vững như Nudie Jeans, Tribe Alive, Levi’s, SAYE, Gucci, Prada, Versace… Qua đó có thể nhận thấy rằng thời trang bền vững thực sự cần thiết cho trái đất của chúng ta hiện tại.

Bo suu tap thoi trang ben vung H&M
Sản phẩm thời trang bền vững của H&M

2. Thời trang bền vững tại Việt Nam

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang bền vững bắt đầu xuất hiện rõ nhất vào năm 2016. Sự xuất hiện này được rất nhiều khách hàng và người tiêu dùng đón nhận. Với tình hình dịch bệnh hiện tại, mọi người có xu hướng sử dụng các sản phẩm tối giản, không theo đuổi Fast Fashion nên giảm thiểu được rất nhiều các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thời trang bền vững.

Một số nhà thiết kế nổi tiếng của Việt Nam đã cho ra đời các bộ sưu tập thời trang tiếp cận với xu hướng thời trang bền vững như: Thiết kế Vũ Thảo, thiết kế Trần Hùng, thiết kế Tom Trandt, thiết kế Võ Công Khanh…

Thiết kế Vũ Thảo được đánh giá cao khi quá trình sản xuất nguyên liệu và thiết kế đều gần gũi với môi trường như: Tự trồng nguyên liệu, sử dụng màu nhuộm tự nhiên… kết hợp với những công đoạn mang tính truyền thống của Việt Nam giúp bộ sưu tập của cô thực sự nổi bật.

Bên cạnh đó các nhà thiết kế như Đỗ Long hay Lê Thanh Hoà đang chuyển xu hướng mặt hàng đến với khách hàng bình dân hơn với những thiết kế đơn giản và giá thành thấp hơn thông qua việc bán hàng trực tuyến, nhằm ứng biến với dịch bệnh hiện tại cũng như góp phần vào việc phát triển thời trang bền vững.

Ngoài những nhà thiết kế, nhiều người mẫu nổi tiếng Việt Nam cũng đang hưởng ứng nhiệt tình và lan toả việc sử dụng các sản phẩm bền vững đến với nhiều người hơn.

Xem thêm: Top 7 loại vải thân thiện với môi trường – chất liệu xanh, bền vững

Thời trang bền vững – Sustainable Fashion đang là xu hướng được cả thế giới quan tâm. Việc sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường sẽ tạo được sự bền vững và tồn tại lâu dài cho các nhãn hàng thời trang. Với Việt Nam, khi nguồn tài nguyên phong phú kết hợp cùng những làng nghề truyền thống bao đời nay sẽ là một bước đệm để thời trang bền vững ngày càng được phát triển mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm:

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

1 bình luận trong “Thời trang bền vững là gì? Làm sao để thời trang thân thiện với môi trường?

  1. Avatar of Anh Đào
    Anh Đào nói:

    Các khái niệm trong thời trang bền vững bạn nên biết 🌍🌎🌏

    🌿 Eco-Fashion (Thời trang sinh thái): Quần áo dùng những chất liệu thân thiện với môi trường.
    🌿 Slow Fashion (Thời trang chậm): Không quá quan tâm đến trend, lựa chọn trang phục dựa vào các chất liệu tốt, bền bỉ theo thời gian.
    🌿 Ethical Fashion (Thời trang đạo đức): Quan tâm đến cả yếu tố về môi trường và xã hội (như thu nhập, điều kiện làm việc, sức khoẻ người lao động..)
    🌿 Sustainable Fashion (Thời trang bền vững): Từ dùng chung cho tất cả các khái niệm phái trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *