Để sản xuất được một sản phẩm đòi hỏi cần có những cách sản xuất riêng và phù hợp với từng sản phẩm đó. Và tất nhiên quy trình là điều cần thiết. Các xưởng sản xuất may mặc đều thực hiện công việc theo một quy trình hợp lý để sản phẩm được tạo ra một cách hoàn thiện nhất. May In Thêu Hải Triều sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc mà doanh nghiệp nào cũng nên có.
- 15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại
- GSM là gì? Cách tính định lượng vải áo thun tiêu chuẩn
I. Quy trình sản xuất quần áo, may mặc là gì?
1. Khái niệm
Quy trình sản xuất quần áo, may mặc là tổng hợp những bước làm được thực hiện theo thứ tự và quy tắc chung nhằm tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh, và đạt đúng với yêu cầu như bản vẽ thiết kế đã đưa ra.
Quy trình sản xuất cần được thực hiện chặt chẽ giữa các khâu và bộ phận với nhau, nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giúp cho sản quần áo, hàng may mặc được hình thành theo đúng thời gian và yêu cầu đã đưa ra.
2. Quy trình sản xuất phải có dây chuyền và sự liên kết
Xưởng may nào cũng đều thực hiện quy trình sản xuất theo một dây chuyền đã được sắp xếp sẵn. Thực hiện công việc theo dây chuyền giúp sản phẩm được tạo ra có đầy đủ quy trình, và biết lỗi ở khâu nào để được chỉnh sửa kịp thời. Mỗi bộ phận là một mắt xích rất quan trọng, nhằm đảm nhận và hoàn thành được nhiệm vụ trong khâu sản xuất của mình.
Mỗi khâu sản xuất phải được thực hiện hoàn chỉnh và tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Không những liên kết mà chúng còn phải phụ thuộc lẫn nhau giúp sản phẩm được ra đời được đảm bảo chất lượng.
3. Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc phải có tính nhất quán
Trong quy trình sản xuất, cần phải có một sự đồng nhất về việc tạo ra sản phẩm. Một sản phẩm được sản xuất với nhiều công đoạn khác nhau. Tuy nhiên những công đoạn này cần phải có tính nhất quán như sau:
- Thực hiện đúng theo mẫu thiết kế
- Sử dụng một công nghệ khi cần sản xuất một lô sản phẩm
- Sử dụng đúng nguyên vật liệu ban đầu tạo ra sản phẩm
Để tiến hành thực hiện sản xuất một lô sản phẩm, người quản lý cần đưa ra được những chi tiết cụ thể từ khâu chọn nguyên vật liệu, cho đến cắt vải hay khi sản phẩm được hoàn thành. Bản kế hoạch này cần được triển khai đến với từng bộ phận và sau đó bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất theo đúng như phương án đã đề ra.
II. Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc tiêu chuẩn
1. Bước chuẩn bị
Đây là bước thực hiện có thể nói quan trọng nhất trong quy trình. Để có thể sản xuất ra được một sản phẩm đạt chất lượng đúng theo yêu cầu, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Trong bước này, các bộ phận sản xuất sẽ phải gặp mặt và trao đổi cùng người quản lý. Người quản lý là người sẽ phải chịu trách nhiệm thông báo đến các bộ phận về kế hoạch thực hiện sản xuất sản phẩm. Sau khi truyền tải hoàn chỉnh hết thông tin, các bộ phận sản xuất sẽ bắt đầu thực hiện giai đoạn chuẩn bị. Mỗi bộ phận sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau.
Khâu chuẩn bị bao gồm như chọn nguyên liệu ban đầu, kiểm tra nguyên liệu, kiểm tra lại mẫu thiết kế, kiểm tra lại máy móc xem có hoạt động tốt hay không. Ông bà ta thường có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Chính vì vậy khâu chuẩn bị hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc.
2. Lên sơ đồ (thiết kế rập)
Đây là bước thực hiện nhằm tạo ra được bản gốc cho sản phẩm được sản xuất. Lên sơ đồ là công việc sắp xếp những chi tiết của một sản phẩm lên bề mặt vải sao cho hợp lý và tiết kiệm được vải nhất. Từ một sản phẩm chúng ta có thể trả lời được cho câu hỏi rằng: để may hết lượng sản phẩm yêu cầu cần bao nhiêu vải.
Đây là công việc đồi hỏi sự tính toán chính xác nên yêu cầu người thực hiện cần nằm rõ về mẫu thiết kế cũng như hiểu về khổ vải…để từ đó lên sơ đồ được chính xác nhất. Việc lên sơ đồ thường được thự hiện bằng phương pháp rập tay hoặc rập máy.
- Rập tay: Đây là phương pháp được sử dụng từ rất lâu, với phương pháp này người thợ sẽ dùng các dụng cụ như bìa cứng, kéo, bút, thước…sau đó vẽ ra mẫu gốc.
- Rập máy: Rập máy có các phần mềm tiện ích thích hợp cho việc lên sơ đồ như Gerber, Optitex,…Khi đã có phần mềm, thì giai đoạn rập thiết kế này sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức cho người thợ.
3. Cắt vải tạo sản phẩm
Sau khi đã được lên sơ đồ, dựa vào đó sẽ tiến hành cắt chi tiết từng bộ phận của sản phẩm cần được làm ra. Trước hết cần trải một tấm vải theo đúng yêu cầu về chất liệu cũng như chất lượng của bản kế hoạch. Dựa vào việc lên sơ đồ, kích thước tấm vải được chọn để cắt sẽ chuẩn hơn. Ngoài ra còn phải trải vải thành nhiều lớp, số lượng vải cần trải cũng sẽ dựa theo sự tính toán khi lên sơ đồ.
Sau khi vải đã được trải xong, tiến hành cắt vải. Đây là bước làm đòi hỏi người thợ phải có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm. Những chi tiết phải chính xác thì sản phẩm tạo ra mới được hoàn thiện. Và việc để một người thợ lành nghề thực hiện nhiệm này với mục đích giúp cho vải được cắt chính xác, không phải loại bỏ đi những phần cắt sai, và cũng như sử dụng đúng được số vải đã đưa ra khi lên sơ đồ.
Sau khi cắt vải xong phải tiến hành kiểm tra các bán thành phẩm. Những mảnh đã được cắt nếu như bị lỗi sẽ phải bỏ đi. Cần kiểm tra đủ số lượng bán thành phẩm, kích thước cũng như những thông số khác, đảm bảo chất lượng cho bán thành phẩm nhằm thực hiện suôn sẻ cho những bước sau.
4. May thành phẩm
Sử dụng những mảnh vải đã được cắt để may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Yêu cầu trong bước này đòi hỏi các bộ phận may cần tuân thủ đúng theo mẫu thiết kế. Thông thường ở bước này sẽ được chia thành những bộ phận khác nhau. Có nhóm thì may phần cổ, nhóm may phần thân, nhóm may phần tay…và nhóm cuối cùng sẽ lắp ráp lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Hiện nay có 3 phương pháp may chính được sử dụng:
- May vắt sổ: May vắt sổ hay còn được gọi là may móc xích, tức là những móc xích được nối với nhau. Đây là kiểu may thông thường chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày tại nhà.
- May móc xích kép: May móc xích kép được thực hiện bằng sự kết hợp giữa 1 mũi kim và 1 mũi móc. Khi sử dụng phương pháp may này, sản phẩm có độ bền cao hơn, đường may được chắc chắn hơn.
- May móc xích đơn: May móc xích đơn chỉ sử dụng mũi kim có 1 chỉ, tức là chỉ đơn. Mũi kim đơn này sẽ tạo ra một đường vòng xích khoá chặt ở bên dưới vải. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp may này, sản phẩm không chắc chắn và dễ bị sút chỉ.
5. Ủi sản phẩm
Sau khi may hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm sẽ được đem đi ủi thẳng nhằm tăng độ thẩm mỹ áo quần. Việc ủi sản phẩm không hề đơn giản như chúng ta vẫn thực hiện ở nhà. Cần chỉnh nhiệt độ chính xác phù hợp với từng chất liệu dể tránh làm cháy hay co rút sản phẩm. Ngoài ra những đường gấp ly cũng cần được ủi sắc nét, không gập ghềnh.
Và trong quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặt sẽ có một số phương pháp ủi như sau:
- Ủi thiết kế: Những sản phẩm có các điểm nhấn cần tạo phồng hay một số điểm trên trang phục cần nếp gấp, thì lúc này sẽ sử dùng bàn ủi để tạo ra được các chi tiết đó.
- Ủi phẳng: Trong lúc may có những điểm bị nhăn sẽ gây ra những hạn chế cho sản phẩm khi hoàn thành. Lúc này cần ủi phẳng để loại bỏ được nếp nhăn đó.
- Ủi sau khi may xong: Khi một sản phẩm đã được các thợ may may hoàn thiện, chúng sẽ được chuyển đến để ủi.
- Ủi bán thành phẩm: Tức là sau khi được cắt, vải đã được đem đi ủi trước khi tiến hành may và lắp ráp.
- Ủi tạo kiểu dáng: Đây cũng là phương pháp ủi được thực hiện khi sản phẩm đã hoàn thành. Mục đích chính là giúp tạo kiểu cho sản phẩm.
6. Kiểm tra tổng thể chất lượng
Đây là một bước vô cùng quan trọng nhằm kiểm tra lại các sản phẩm một lần nữa trước khi được đóng gói và xuất kho. Để kiểm tra tổng thể và chặt chẽ hơn nữa đối với sản phẩm được làm ra, cần thực hiện quy trình như sau:
- Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải: Kiểm tra lại một lần nữa xem màu sắc của sản phẩm đã đúng theo mẫu hay chưa. Bên cạnh đó trong quá trình may và ủi, màu sắc có bị phai màu so với tấm vải ban đầu không.
- Kiểm tra lại kích thước: Trong một lô sản phẩm thường có nhiều kích thước khác nhau. Và tuy nhiên kiểm tra lại kích thước để đảm bảo rằng quần áo đã được may đúng chuẩn theo kích thước đưa ra chưa, cũng như số lượng từng kích thước đã đủ chưa.
- Kiểm tra chất lượng đường chỉ may: Kiểm tra lại những đường kim may trên sản phẩm nhằm nắm rõ trình độ của thợ may, và để thay thế những sản phẩm mới tốt hơn, đạt yêu cầu hơn.
- Kiểm tra mẫu thiết kế: So sánh bản mẫu với sản phẩm xem đã giống với nhau chưa, để từ đó biết chỉnh sửa lại sao cho chính xác nhất.
Ngoài ra cần phải kiểm tra những chi tiết nhỏ nhất như vị trí cúc áo, các cúc áo còn tốt hay không, kiểm tra nhãn mác đã in đúng chưa và đã gắn vào áo chưa. Kiểm tra lại chất lượng dây kéo, các câu chữ slogan hay mẫu mã in trên sản phẩm đã đúng chưa.
Tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn
7. Quản lý quy trình sản xuất
Quản lý quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc giúp cho quá trình được diễn ra đảm bảo đúng tiến độ, đúng thời gian. Một số công việc chủ yếu của công tác quản lý bao gồm:
- Nhận đơn hàng đã được đặt và từ đó đưa ra bản kế hoạch sản xuất
- Dự tính đưa ra ngân sách và khoảng thời gian thích hợp nhằm đảm bảo đúng tiến độ
- Trong quá trình sản xuất cần có các bản báo cáo nhằm thông báo tiến độ thực hiện công việc
- Phân công công việc cho từng nhân viện và bộ phận
- Kiểm tra lại chất lượng các sản phẩm trước khi giao đến cho khách hàng.
8. Đóng gói và xuất kho
Các sản phẩm sau khi đã kiểm tra xong sẽ được phân theo size và đóng gói vào bao bì. Đếm đúng số lượng, kích thước xếp vào thùng và xuất kho chuyển đến cho khách hàng.
Xem thêm:
- 4 phương thức sản xuất ngành dệt may: CMT – OEM/FOB – ODM – OBM
- Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp
Việc sản xuất quần áo nên được thực hiện theo quy trình, nhằm đảm bảo được những yêu cầu và tiêu chuẩn được đưa ra trong hợp đồng. Tuy nhiên chi tiết trong từng quy trình sẽ phụ thuộc vào kế hoạch riêng của doanh nghiệp, nên sẽ không có quy trình nào là giống nhau hoàn toàn. Để đảm bảo sản phẩm luôn được hoàn thành một cách hoàn thiện, câc tổ chức và doanh nghiệp nên đưa ra một quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc hợp lú và phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Mời các bạn xem thêm về Giỗ Tổ Ngành May 12/12 Âm Lịch hàng năm: https://haitrieu.com/blogs/gio-to-nganh-may/