Mỗi công việc đều có những mối nguy hiểm tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vậy nên, công tác bảo hộ lao động đã được tạo ra, nhằm bảo vệ và giúp người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn nhất. Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động hiện nay, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội và chính trị? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều, tìm hiểu một số thông tin hữu ích như sau.
- Top 5 loại vải may quần áo bảo hộ lao động được sử dụng nhiều nhất
- Vải xi là gì? Đặc tính & ưu nhược điểm của vải xi trong sản xuất
I. Bảo hộ lao động là gì?
1. Bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động là hệ thống các văn bản pháp luật, các phương pháp về tổ chức kinh tế-xã hội, cũng như sử dụng khoa học công nghệ để cải thiện về điều kiện lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. Ngoài ra còn giúp nâng cao năng suất, hiệu quả trong công việc.
Công tác bảo hộ lao động còn giúp môi trường, sinh thái được bảo vệ. Từ đó giúp cải thiện đời sống của người lao động. Trong công tác bảo hộ lao động, tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tương trợ và kết hợp với nhau, để tạo nên một nội dung bảo hộ lao động hoàn chỉnh.
2. Nội dung của công tác BHLĐ gồm
Trong công tác bảo hộ lao động, thường sẽ bao gồm các nội dung chính như sau: Kỹ thuật an toàn, vệ sinh an toàn, các chính sách và chế độ bảo hộ lao động.
a. Kỹ thuật an toàn
An toàn là vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng một nội dung bảo hộ lao động. Trong nội dung này, người xây dựng cần đưa ra các biện pháp, cũng như các phương tiện nhằm ngăn ngừa những mối nguy hại sẽ xảy đến với người lao động. Và để thực hiện tốt về kỹ thuật an toàn, người lao động cần nắm rõ nội dung, triển khai hoạt động cùng với sự kết hợp nhịp nhàng giữa các yếu tố liên quan.
Thông thường trong nội dung về kỹ thuật an toàn sẽ có những mục chính như sau:
- Nhận biết được vùng nguy hiểm
- Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý và tổ chức tốt công tác bảo hộ.
- Đưa ra các thiết bị an toàn phù hợp với từng công việc như: Thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm
b. Vệ sinh lao động
Nếu an toàn là số một, thì vệ sinh lao động sẽ đứng thứ 2. Vệ sinh lao động sẽ đưa ra tổng hợp các biện pháp nhằm phòng ngừa, cũng như hạn chế những tác động không tốt trong sản xuất đối với con người. Và để xây dựng hệ thống này một cách hiệu quả, trước hết ngần nắm rõ được những tác hại sẽ xay ra trong quá trình thực hiện công việc. Từ đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động hợp lý nhất.
Và thường lệ, nội dung vệ sinh lao động cần phải triển khai một số vấn đề chính như sau:
- Đưa ra được khoảng cách về vệ sinh.
- Nắm rõ những vấn đề sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
Xây dựng được hệ thống cách vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. - Đưa ra được cách giải quyết vệ sinh phù hợp như: Kỹ thuật thông gió, chống rung động, chống bức xạ, chống bụi, chống ồn, chống rung…
- Bổ sung các nội dung mới phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Đồng thời nhanh chóng đưa ra phương pháp nhằm giải quyết chúng một cách hiệu quả.
c. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động là những biện pháp về kinh tế xã hội, và cơ chế quản lý được thực hiện theo sự cho phép dưới quy định pháp luật của Nhà nước. Những chính sách này giúp nâng cao tinh thần an toàn lao động. Không những thế, đó còn là trách nhiệm của bộ phận quản lý về việc tuyên truyền, huấn luyện, khai báo rõ hơn về các tai nạn lao động đã xảy ra.
Về nội dung của công tác bảo hộ lao động, cần được nắm rõ và triển khai một cách hợp lý nhất. Từ đó vừa giúp cho doanh nghiệp, công ty đạt hiệu quả cao trong công việc. Vừa tạo tiền đề và nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người lao động.
3. Tính chất công tác bảo hộ lao động
Trong công tác bảo hộ lao động, sẽ có ba tính cơ bản như sau:
a. Tính pháp luật
Những quy chuẩn hay các biện pháp đưa ra trong hệ thống công tác bảo hộ lao động, đều phải được thực hiện dưới sự quản lý của pháp luật. Để con người làm việc, đặc biệt là người lao động được hưởng sự ưu đãi, cũng như thể hiện sự công bằng trong công việc. Ngoài ra, nhờ vào cơ sở pháp lý, mà người lao động và người chủ doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo một cách nghiêm chỉnh.
b. Tính khoa học – kỹ thuật
Việc đánh giá vùng xảy ra nguy hiểm, hay công tác điều ra khảo sát, đánh giá các vấn đề tiêu cực độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động phải dựa trên các kiến thức khoa học. Bên cạnh đó, việc đưa ra các phương án giải quyết, khắc phục hậu quả cũng nên ứng dụng các kiến thức thực tiễn và mang tính khoa học – kỹ thuật.
c. Tính quần chúng
Tại sao công tác bảo hộ lao động lại mang tính quần chúng? Vì đây là những kế hoạch liên quan đến tất cả mọi người đang thực hiện công việc. Không chỉ là những người công nhân tham gia lao động, mà cả người vận hành, sử dụng máy móc thiết bị cũng là người cần được thực hiện công tác bảo hộ.
Bên cạnh đó, những người tham gia vào quá trình chế biến nguyên vật liệu cũng cần được thực hiện của nghĩa vụ bảo hộ lao động. Phải bao gồm hết tất cả các công việc đang được thực hiện, thì từ đó mới xây dựng được một hệ thống bảo hộ hoàn chỉnh hơn.
Công tác bảo hộ lao động còn mang tính quần chúng, bởi vì cần có sự hợp tác giữa lãnh đạo, quản lý, và nhân viên lao động. Một hệ thống các quy phạm về bảo hộ dù có hoàn chỉnh đến đâu, nhưng nếu tất cả các thành viên không có sự tự giác, thì công tác bảo hộ lao động cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao.
II. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
1. Mục đích của công tác bao hộ lao động
Việc đưa ra một hệ thống công tác bảo hộ lao động hoàn chỉnh hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, và với những người trực tiếp tham gia lao động. Vậy đưa ra những quy phạm, hay các biện pháp này nhằm có mục đích gì?
- Phòng ngừa các mối nguy hiểm: Trong quá trình thực hiện công việc, chắc chắn sẽ có các mối nguy hiểm tiềm tàng, trực tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người lao động. Vậy nên cần đưa ra công tác bảo hộ lao động, để giúp người lao động hạn chế tiếp xúc với mối nguy hại cao nhất có thể.
- Tạo ra môi trường làm việc an toàn: Khi các mối nguy hiểm đã và đang được kiểm soát tối đa, thì người công nhân có thể được làm việc trong một môi trường rất an toàn. Điều này giúp tạo tinh thần thoải mái cho người lao động, cũng như giúp doanh nghiệp tăng được hiệu quả và năng suất của công việc được đẩy lên cao hơn.
- Bảo vệ sức khỏe cho người lao động: Không phải chỉ có những mối nguy hiểm tức thời, mới tác động trực tiếp đến sức khỏe của người la động. Những nguy cơ tiềm ẩn sẽ dần làm cho con người bị suy giảm trí nhớ, gây ra một số bệnh về hô hấp, làm mất khả năng lao động và thậm chí là ung thư. Vậy nên, công tác bảo hộ lao động sẽ giúp người lao động luôn bảo vệ được sức khỏe của mình, không bị các yếu tố tiềm ẩn gây nguy hiểm về lâu dài.
- Hạn chế tai nạn lao động: Trong khi làm việc, nếu như chủ quan hoặc không tuân thủ các quy tắc về bảo hộ lao động, thì người thực hiện công việc sẽ dễ gặp phải tai nạn lao động đáng thương tiếc. Vậy nên, cần thiết phải luôn tuyên truyền, tự giác thực hiện những phương án bảo hộ nhằm giúp hạn chế các vụ tai nạn lao động xảy ra.
- Bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động: Không những giúp cho người lao động tránh khỏi được những nguy hiểm khi làm việc, mà trong công tác bảo hộ lao động cũng sẽ đưa ra những nội dung nhằm cải thiện sức khỏe cho người lao động. Và một khi đã có sức khỏe dồi dào hơn, thì người lao động sẽ luôn cống hiến mọi sức lực cũng như trí tuệ cho các tổ chức, doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động đem lại rất nhiều ý nghĩa cho cho doanh nghiệp, và người lao động. Không chỉ có ý nghĩa về tính quần chúng, mà công tác bảo hộ lao động còn có các ý nghĩa khác về mặt chính trị, xã hội, pháp lý và khoa học.
a. Ý nghĩa về tính quần chúng
Bảo hộ lao động được áp dụng cho toàn bộ người lao động đang thực hiện công việc tại các công ty, và doanh nghiệp. Nhờ vào tính quần chúng này, mà công tác giúp phát hiện ra những mối nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Và nhờ sự tham gia đông đảo của nhiều người, mà từ đó đưa ra được các biện pháp ngăn chặn kịp thời hơn.
b. Ý nghĩa về chính trị
Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, không có ai bị bệnh nghề nghiệp hay người lao động ngày càng có một sức khỏe tốt hơn, đó là ý nghĩa của công tác bảo hộ ảnh hưởng rất lớn đối với chính trị. Một đất nước luôn quan tâm đến con người, luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, sẽ thể hiện được quan điểm và tư tưởng của chính quyền, đối với từng người lao động đang làm việc trên một phạm vi lãnh thổ.
Vậy nên công tác bảo hộ lao động mang lại một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt chính trị. Với sự quản lý của Nhà nước, người dân luôn được hưởng những chế độ đãi ngộ nhất, và luôn được làm việc trong một môi trường an toàn nhất.
c. Ý nghĩa xã hội
Nhờ vảo chính sách bảo hộ, mà đời sống của nhân dân được cải thiện hơn. Cũng như góp phần chăm lo, bảo vệ cho đời sống tinh thần của người dân lao động. Và chúng cũng thể hiện được những ý nguyện của người dân, khi muốn thực hiện các công việc trong một môi trường an toàn nhất.
Ai cũng muốn được làm việc an toàn, tạo ra được nguồn thu nhập tối ưu nhưng sức khỏe vẫn được chăm sóc chu đáo. Từ nhiều cá thể góp lại sẽ giúp cho xã hội ngày cang đi lên, giúp đất nước phát triển kinh tế và ngày càng phồn vinh hơn. Công tác còn là cơ sở để xây dựng một xã hội lành mạnh, trong sáng. Và khi tỷ lệ tai nạn lao động được giảm xuống mức thấp nhất, thì những khoản chi phí để khắc phục hậu quả cũng sẽ được giảm thiểu.
d. Ý nghĩa kinh tế
Nếu như công tác bảo hộ lao động được thực hiện hiệu quả, thì sẽ giúp kinh tế ngày càng phát triển, và thu lại lợi nhuận ngày càng cao hơn. Làm việc luôn trong một tinh thần thoải mái, với sức khỏe luôn đảm bảo thì người lao động sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, hiệu suất công việc ngày càng được nâng cao, góp phần vào việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vậy nên, an toàn lao động là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu, khi sự an toàn đã giảm xuống thì chắc chắn sẽ kéo theo các khoản chi phí khắc phục hậu quả lớn hơn.
III. Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động
Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao động bao gồm:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10).
Trong mục 1 này, thì có những điều như 39, 56, 61, 63 quy định về bảo hộ lao động. Các điều này nhắc đến những chính sách và chế độ bảo hộ lao động. Ngoài ra, còn có các quy định về chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi hay chế độ về thời gian lao động. Điều khoản còn nhắc đến chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng người lao động hiện hành.
2. Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động
- Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
- Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội.
- Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động.
3. Một số luật, có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
a. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động.
- Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động.
- Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí…
b. Luật bảo vệ môi trường, năm 2005
Trong luật này, đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn quy định một số các quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Và luật này được áp dụng cho toàn bộ người dân trong nước.
c. Luật công đoàn, năm 1990
Đây là điều khoản được đưa ra nhằm quy định về quyền, và trách nhiệm của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động.
4. Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác
Xem thêm:
- PPE là gì? Từ A-Z về các loại trang bị bảo vệ cá nhân PPE
- Ngành bảo hộ lao động là gì? Học ở đâu, ra trường làm những gì?
Công tác bảo hộ lao động có mục đích và ý nghĩa rất to lớn đối với cá nhân, xã hội, kinh tế và chính trị. Dựa vào hệ thống pháp luật đã quy định về công tác bảo hộ này, tất cả đều được thực hiện dựa trên sự công bằng, và đem lại lợi ích cao nhất cho người lao động. Vậy nên, mỗi tổ chức hay doanh nghiệp cần phải xây dựng được một hệ thống bảo hộ lao động hoàn chỉnh, đảm bảo quyền lợi cho cho người lao động, và giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm: