Hiện nay, các cửa hàng spa thú cưng đang là một nơi lý tưởng, để các pet được thỏa sức làm đẹp và giải tỏa stress. Nhu cầu này càng tăng cao, khi các chủ nuôi có ít thời gian hơn để chăm sóc cho các bé. Vì vậy, các dịch vụ spa thú cưng được mở ra nhiều hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu này.
Nếu bạn là một trong những người có ý tưởng kinh doanh về lĩnh vực này, hãy cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo một số thông tin dưới đây, để nắm bắt được những kinh nghiệm kinh doanh spa thú cưng thành công 100%.
- 6 ý tưởng kinh doanh gần khu công nghiệp hiệu quả, bền vững
- Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ
I. Những rủi ro khi mở spa thú cưng
Để kinh doanh spa thú cưng thành công 100%, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về những rủi ro sẽ gặp phải khi kinh doanh lĩnh vực này. Từ đó đưa ra được các chiều hướng xử lý thích hợp nhất. Vậy những rủi ro khi mở spa thú cưng là gì?
1. Lượng khách hàng ghé đến không đều
Khách hàng chính là nguồn thu nhập của các tiệm spa. Tuy nhiên, không hẳn cửa hàng nào mở cửa cũng có thể đón nhận được một lượng khách hàng tiềm năng, ổn định. Mặc dù dịch spa thú cưng ngày càng được mọi người ưa chuộng, nhằm chăm sóc sức khỏe cho các pet, nhưng tùy thuộc vào cách thức, quy trình thực hiện công việc mà sẽ có những phân khúc khách hàng khác nhau.
Có thể cửa hàng bạn đã và đang làm đúng các công việc của một tiệm spa, tuy nhiên đối với khách hàng, họ lại không yêu thích những liệu trình đó. Nên có thể khách hàng sẽ đến lần đầu, nhưng lần sau vị khách này có thể tìm đến một tiệm spa khác cho thú cưng.
Đây chính là điểm rủi ro lớn nhất mà không một người chủ nào muốn nó xảy ra. Vậy với rủi ro này, chúng ta cần làm gì? Để hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, việc làm tối thiểu chính là tư vấn để nắm bắt được mong muốn của họ. Không những thế, cần tham khảo thêm ý kiến và kinh nghiệm chăm sóc thú cưng từ khách hàng, để từ đó đưa ra được những dịch vụ thích hợp nhất.
Không áp dụng việc làm một cách máy móc khuôn khổ cho nhiều loại thú cưng. Tùy thuộc vào khách hàng, tùy thuộc vào thú cưng mà chúng ta có những cách làm khác nhau, nhằm đảm bảo tối ưu chất lượng của liệu trình.
Và để tăng được lượng khách hàng đến spa, các bạn cần sử dụng các phương pháp marketing phù hợp. Chiến lược quảng cáo phải phù hợp với chi phí, phù hợp với nội dung cần quảng bá, và phù hợp với thị trường hoạt động của cửa hàng.
2. Chọn nguồn cung gặp nhiều khó khăn
Khi kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào, thì việc khó khăn nhất cũng chính là tìm nguồn cung phù hợp. Nếu bạn chọn được một địa điểm cung cấp hàng hóa đáng tin cậy, thì cửa hàng sẽ giảm thiểu được một khoản chi phí lớn từ việc nhập hàng. Ngoài ra, các mặt hàng chất lượng, có độ bền cao sẽ giúp spa giảm được chi phí khấu hao trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Tùy thuộc vào quy mô spa, mà bạn sẽ tìm đến những nguồn cung khác nhau. Tại các tiệm spa thú cưng, máy móc và các thiết bị chăm sóc thú cưng rất quan trọng. Không những thế, giá cả của các loại thiết bị này cũng rất cao, vì vậy chúng ta cần có sự lựa chọn chính xác, đảm bảo cho việc thực hiện các dịch vụ tại spa đạt chất lượng tốt nhất.
Đối với những cửa hàng chỉ bán đồ cho thú cưng, thì những mặt hàng điển hình như thức ăn, sữa tắm… chúng ta cần nhập với số lượng lớn để có được một mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, đối với các tiệm spa thì sẽ khác. Thức ăn cũng cần phải được chuẩn bị để phục vụ cho thú cưng, nhưng trong trường hợp này, các bạn chỉ nhập với số lượng vừa đủ để tránh thức ăn bị quá hạn.
3. Rủi ro khi chuẩn bị nguồn vốn ban đầu
Chi phí để mở spa sẽ khá lớn, nên khi bắt đầu có những ý tưởng này, chúng ta cần phải chắc chắn về nguồn vốn sẽ phải chuẩn bị. Từ tiền thuê mặt bằng cho đến set up tiệm, tiền sắm các thiết bị và dụng cụ trong cửa hàng… cần phải chi ra môt khoản tiền rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo cho việc mở spa thú cưng thành công 100%, các bạn cần phải chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn ban đầu.
Kinh nghiệm mở spa thú cưng thành công không chỉ cần đến việc xác định rủi ro trong tương lai, mà bản thân mỗi người chủ cần phải chuẩn bị mọi thứ từ kiến thức, tinh thần, chiến lược…
II. Kinh nghiệm kinh doanh spa thú cưng thành công 100%
1. Học tập và tham khảo các kiến thức về thú cưng
Để làm tốt bất kỳ ở một lĩnh vực nào, chúng ta cũng cần phải hiểu biết sâu rộng về chúng. Và những kiến thức về thú cưng là điều tối thiểu mà người chủ spa cần phải biết. Có thể bạn không phải là người yêu thích thú cưng, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho cửa hàng, chúng ta cần có sự quan tâm đến chúng.
Bạn có thể xem nhiều video về thú cưng, tiếp xúc, giao tiếp với các bé để hiểu hơn về cuộc sống, cảm xúc và tâm lý của thú cưng. Ngoài ra, những điều cơ bản nhất về thú cưng chúng ta cần phải biết như: Chủng loại, tên thú cưng, tuổi thọ, tính cách, sở thích, các bệnh thường hay gặp… Để từ đó đưa ra cách chăm sóc tốt nhất cho các bé.
Học cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc như: Máy sấy, mày xì… Tham gia các khóa học cơ bản về spa thú cưng như: Cắt tỉa móng, cắt tỉa lông, quy trình tắm rửa, nhuộm lông, massage, vệ sinh tai,… Ngoài ra, cần tìm hiểu thêm về các loại bệnh ngoài da của thú cưng, để biết cách chăm sóc và sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng bé.
Học tất cả các kiến thức về các loại thức ăn được nhập về để tư vấn cho khách hàng. Khách hàng cần những gì tốt nhất cho thú cưng, nên họ mong muốn các loại thức ăn đó thực sự phải phù hợp với thú cưng của mình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi đào tạo để bạn trở thành một nhân viên chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp. Sau khi bỏ ra một ít thời gian và chi phí tại các cơ sở này, bạn sẽ tự tin hơn cũng như trang bị đầy đủ các kiến thức cho mình trước khi mở một tiệm spa thú cưng mới. Một số địa chỉ đáng tin cậy bạn có thể theo học như:
- Kimi Pet Shop:
- Cơ sở 1: 126 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 34/360 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
- Cơ sở 3: 77 Trần Khánh Dư, P Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0918.833.892/0836.305.555.
- Yolo Pet Shop – Spa & Grooming:
- Địa chỉ: 124 Phan Đình Phùng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0987.777.857
- YOLO on Coda
- Lan Lan Pet Art of dog grooming Academy:
- Địa chỉ: 114 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội/Hotline: 02439.285.285
- Địa chỉ: Villa BT6-C11 Việt Hưng new urban area, Long Biên, Hà Nội/Hotline: 02438.826.826
- Địa chỉ: 627 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội/Hotline: 02436.988.585.
- Địa chỉ: 121 đường Đồng Văn Cống, Thanh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh/Hotline: 0935.757.568.
- Dog Paradise:
- Địa chỉ: 7 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh/Hot line: 0902.360.086.
- Địa chỉ: 249 Khánh Hội, P2, Quận 4, Hồ Chí Minh/Hotline: 0903.114.822.
- Địa chỉ: 217 Võ Văn Tần, P5, Quận 3, Hồ Chí Minh/Hotline: 0922.333.111.
2. Chọn địa điểm mặt bằng thích hợp
Với kinh nghiệm chọn mặt bằng để kinh doanh spa thú cưng, bạn nên chọn một địa điểm thích hợp, nơi có nhiều người qua lại và khu đông dân cư. Chi phí để bỏ ra mở một tiệm spa thú cưng là khá lớn, nên khi đầu tư cho việc chọn mặt bằng chúng ta cũng nên chi một khoản kha khá cho việc này, để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn.
Nếu mặt bằng ở ngoài đường lớn khó tìm, chúng ta có thể thuê một địa điểm ở trong hẻm. Tuy nhiên, đây là một hẻm lớn, xe cộ có thể đi thoải mái và khi khách hàng đến phải dễ tìm. Việc chăm sóc cho thú cưng được nhiều gia đình khá giả quan tâm hơn, so với những hộ gia đình khác. Vì vậy, bạn hãy thuê mặt bằng ở những nơi dân cư có đời sống cao, con người bận rộn với công việc.
3. Tìm kiếm nguồn đầu vào thích hợp để kinh doanh spa thú cưng
Máy móc, thiết bị và các đồ dùng khác cần được sắm sửa để phục vụ cho công việc. Những vật dụng chất lượng thì mới giúp cho chất lượng công việc được tốt hơn. Mẫu mã đa dạng, phong phú mới tạo được sự hấp dẫn cho khách hàng.
Hãy tìm kiếm những nguồn đầu vào uy tín, để mua với mức giá tốt, vật dụng chất lượng, giúp cho spa giảm được những khoản chi phí không đáng có. Không nên nhập quá nhiều lượng hàng cùng một lúc, vì sẽ làm gia tăng hàng tồn kho. Khi quy mô của tiệm lớn hơn, thì chúng ta mới nên nhập nhiều hàng hóa.
Những website bạn có thể tham khảo nhập thức ăn cho chó mèo như: Taobao, 1688, mang hàng Tmall, Alibaba,… Ngoài ra, cần nhập những máy móc có chất lượng tốt nhất để phục vụ cho việc chăm sóc thú cưng. Một số loại thiết bị và đồ dùng cần phải có để spa thú cưng có thể hoạt động được như:
- Máy sấy
- Mấy xì
- Bồn tắm
- Lồng sấy
- Dụng cụ cắt tỉa (Kéo, lược chải lông, gỡ rối)
- Vệ sinh tai, mắt, mũi….
- Lồng vận chuyển
- Chuồng
- Sữa tắm
- Nệm nằm
- …
4. Tập trung vào thiết kế nội thất bên trong spa thú cưng
Ngoài việc tìm kiếm một mặt bằng phù hợp, thì cách thức thiết kế nội thất cũng rất quan trọng. Một spa thú cưng nổi bật, được thiết kế hài hòa sẽ giúp tạo ấn tượng với khách hàng. Nếu bạn không giỏi trong việc thiết kế nội thất, có thể thuê một người thợ chuyên thiết kế về lĩnh vực này.
Làm mới tường và trần nhà cũng là một việc làm cần thiết, chúng giúp spa được rộng rãi và sáng sủa hơn. Bạn có thể sơn hoặc dán tường. Trần nhà có thể làm thạch cao, sơn hay dán giấy đều được. Nền nhà làm mới bằng cách lót gạch hoa, dán giấy… Tất cả phải được thiết kế chính chủ, hài hòa và phù hợp với không gian của một tiệm spa thú cưng.
Trong spa thú cưng, chúng ta cần tập trung thiết kế các khu làm việc và vị trí sao cho thích hợp nhất. Những khoảng không gian của spa thú cưng sẽ bao gồm:
- Nơi tắm rửa cho thú cưng
- Các vị trí đặt máy sấy
- Vị trí cắt tỉa móng, cắt tỉa lông, vệ sinh tai
- Nơi thú cưng nằm đợi
- Các kệ để đồ dùng, thức ăn
- Quầy thu ngân (Bàn thu ngân, máy tính tiền, má quét mã vạch…)
- Các vị trí đặt camera an ninh
- Thiết kế vị trí đặt bóng đèn, quạt gió, điều hòa…
- Vị trí dán logo, tên quán, slogan…
5. Lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ chăm sóc thú cưng
Trước khi mọi việc được diễn ra ở thực tiễn, chúng ta hãy cho các công việc đó được phác họa trên giấy tở và sổ sách. Hãy lập một bản kế hoạch kinh doanh spa thú cưng sao cho hợp lý nhất:
a. Xác định các thông tin cơ bản
Một doanh nghiệp, tổ chức hay cửa hàng nào cũng cần phải có những thông tin xác thực, để mọi người biết đến cửa hàng của mình. Vậy khi mở tiệm spa thú cưng, chúng ta cần xác định những thông tin gì?
- Tên tiệm:…
- Vốn đầu tư:…
- Sứ mệnh:…
- Lĩnh vực kinh doanh:… Dịch vụ Khám chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho thú cưng (chó, mèo)
- Các sản phẩm kinh doanh: Ghi tất cả cá dịch vụ sẽ được thực hiện trong quá tình cửa hàng hoạt động như: Cắt móng, tắm rửa massage, trừ bọ chét, vệ sinh tai, cắt tỉa lông…
- Số lượng khách hàng ghé đến: Dự đoán lượng khách hàng dến spa vào các ngày trong tuần, và các ngày cuổi tuần. Từ số lượng khách được khảo sát trên thị trường, chúng ta sẽ tính doanh thu, cũng như xác định được khoảng thời gian mà spa sẽ sinh lời.
- Xác định các sản phẩm dịch vụ khác như: Đưa và đón thú cưng tại nhà, làm thẻ khách hàng để nhận nhiều ưu đãi, khám và tư vấn miễn phí…
b. Phân tích hoạt động kinh doanh
Sau khi đã đưa ra được những thông tin cơ bản, chúng ta sẽ phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của spa. Đưa ra các con số cụ thể cho các sản phẩm và dịch vụ của hàng ngày, để từ đó tính tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho từng tháng, từng kỳ và từng năm. Tham khảo bảng ví dụ dưới đây cho việc phân tích hoạt động kinh doanh.
c. Phân tích thị trường
Ngoài việc phân tích hoạt động kinh doanh, các bạn cần phân tích thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Cần biết được khu vực bạn đang sống đang có bao nhiêu hộ nuôi chó mèo, với tình hình kinh tế như hiện tại, thì nhu cầu chăm sóc và làm đẹp cho thú cưng cao hay thấp.
Ngoài ra, các dịch vụ mà khách hàng hướng đến bao gồm những gì, để từ đó đưa các dịch vụ này vào công việc một cách phù hợp nhất.
d. Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính là bước làm quan trọng để xác dịnh được khoảng thời gian mà spa thú cưng sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn. Đối với spa thú cưng, thì chúng ta nên phân tích một số khoản mục tài chính như sau:
- Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng, tiền sắm sửa cơ sở vật chất, tiền trang trí nội thất…
- Chi phí không cố định: Tiền lương nhân viên, tiền điện, tiền nước, tiền dự trù…
- Doanh thu dự kiến: Doanh thu từng tháng, từng quý, từng năm.
- Lợi nhuận: Khoản lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí.
- Xem thêm: Công thức tính giá bán quần áo hợp lý, tối ưu lợi nhuận
e. Phân tích mô hình SWOT
Mô hình SWOT là một mô hình quan trọng, nhằm đánh giá lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh sẽ gặp phải những khó khăn gì, những lợi ích gì, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Đối với mô hình kinh doanh spa thú cưng, SWOT sẽ được phân tích như sau:
- Điểm mạnh (S): Về những lợi thế khi kinh doanh spa thú cưng, các bạn nên đánh giá xem bản thân mình đang có những thế mạnh nào. Các nhân viên có được đào tạo bài bản hay không, mặt bằng thuê có thuận lợi không. Nếu như có hai thế mạnh này, chúng ta có thể nâng cao được giá thành của dịch vụ, và thực hiện các chương trình khuyến mãi để thu hút được lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn.
- Điểm yếu (W): Phân tích xem điểm yếu của các bạn khi mở spa thú cưng là gì, để từ đó đưa ra cách khắc phục. Các điểm yếu có thể rơi vào một số trường hợp như: Vì mới mở nên chưa có được lòng tin của khách hàng, các dịch vụ chưa thực sự đa dạng, hay chưa có vị trí đứng vững trên thị trường… Với những điểm yếu này, chúng ta nên quản lý tốt tài chính trong năm đầu hoạt động, tham khảo và nhận những ý kiến đánh giá của khách hàng để giúp dịch vụ của spa được hoàn thiện hơn.
- Cơ hội (O): Phân tích những cơ hội để thực hiện các dịch vụ phù hợp với các cơ hội đó. Với spa thú cưng, cơ hội tiềm năng phát triển là rất lớn. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho thú cưng ngày càng tăng cao, nên chúng ta cần thực hiện tất cả các dịch vụ chất lượng để đảm bảo cho nhu cầu đó. Các thú cưng hiện nay cần phải được tiêm phòng hoàn toàn, đây là cơ hội để spa phát triển thêm ngành nghề. Nhiều người không có thời gian chăm sóc cho thú cưng, đây cũng là cơ hội để spa tăng thêm lượng khách hàng.
- Thách thức (T): Cần phải nắm rõ các thách thức trong tương lai, để dự trù những phương án giải quyết kịp thời. Khi mở spa thú cưng, các bạn có thể gặp một số thách thức như: Cần phải mở tiệm ở những nơi có đời sống cao, nuôi nhiều thú cưng nên chi phí thuê mặt bằng sẽ cao. Ngoài ra, vì đây là lĩnh vực kinh doanh mới, nên có rất nhiều người làm, khiến cho cửa hàng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ.
Để kinh doanh spa thú cưng thành công, chúng ta cần phân tích rất nhiều vấn đề và đưa nó vào một giả tưởng nhất định, từ đó sẽ giúp các bạn dễ dàng triển khai thực hiện kế hoạch hơn.
6. Thuê nhân viên cho spa thú cưng
Công việc tại một tiệm spa dành cho thú cưng thường khá nhiều và bận rộn, vì vậy các bạn nên thuê nhân viên để đảm bảo chất lượng hoạt động của spa. Tuy nhiên, ban đầu chúng ta không nên thuê quá nhiều nhân viên. Lượng khách khi spa mới mở sẽ chưa có nhiều, doanh thu thấp nên không đủ tiền để trả lương cho nhân viên.
Bạn có thể thuê 1 đến 2 nhân viên phục vụ cho những ngày đầu khai trương. Sau một thời gian hoạt động, nếu như đã có lượng khách hàng tiềm năng, thì lúc này chúng ta mới nên tuyển thêm nhiều nhân viên mới. Tùy thuộc vào công việc mà chúng ta sẽ đưa ra phương án tuyển nhân viên khác nhau. Nếu chỉ cần những nhân viên part time, hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc thì có thể thuê nhân viên ít kinh nghiệm và trả mức lương thấp. Nhưng nếu bạn muốn thuê một nhân viên toàn thời gian, có chuyên môn thì phải tính toán đến mức lương phải trả sao cho phù hợp.
Và điều quan trọng, phải thuê những nhân viên thực sự có niềm đam mê và yêu mến thú cưng. Chỉ như vậy, thì chất lượng của công việc mới được đảm bảo một cách toàn diện.
7. Lựa chọn các chiến lược marketing phù hợp cho spa thú cưng
Hiện nay, chiến lược quảng cáo rất đa dạng và được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Đối với các tiệm spa thú cưng, cách quảng cáo đem lại hiệu quả tối ưu nhất chính là sử dụng mạng xã hội. Chúng ta có thể sử dụng Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram… để giới thiệu spa thú cưng đến với mọi người. Để tăng được lượng người tiếp cận, các bạn có thể sử dụng một trong 3 phương án sau:
- Chạy quảng cáo trên Facebook: Chạy quảng cáo trên Facebook, giúp sản phẩm của bạn kinh doanh được tiếp cận đến với nhiều khách hàng hơn. Khi chạy quảng cáo, chúng ta có thể chỉnh được phạm vi tiếp cận và độ tuổi tiếp cận. Chi phí cho việc chạy quảng cáo sẽ phụ thuộc vào số lượng người tiếp cận. Nếu như bạn muốn bài viết của bạn trong 1 ngày tiếp cận được với 8 nghìn người cho đến 23 nghìn người, bạn phải trả khoảng 300.000đ.
- SEO: Là phương thức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Khi người truy vấn gõ từ khoá tìm kiếm, những từ khoá có trong bài sẽ xuất hiện trên danh mục tìm kiếm.
- Google Adwords: Cũng là một phương thức quảng cáo được ứng dụng cho website. Đây là dịch vụ quảng cáo từ khoá, bạn phải trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ khi mục quảng cáo được hiển thị hoặc click chuột. Với phương thức này, website spa thú cưng của bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận được với khách hàng.
Ngoài ra, chúng ta có thể lựa chọn chiến lược quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, giảm giá, chăm sóc khách hàng, áp dụng các gói combo giá rẻ… Lựa chọn một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp spa thú cưng của bạn hoạt động hiệu quả, giảm chi phí và tăng được lượng khách hàng trong tương lai.
Xem thêm:
- Chi phí mở spa cho thú cưng & các lưu ý bạn cần biết
- 15+ mẫu tạp dề Pet Shop, Pet Spa & Grooming trên toàn quốc
- 50+ mẫu áo thun đồng phục Pet Shop, Pet Spa ấn tượng
- Mở shop quần áo với 30 triệu – kinh nghiệm thực tế từ các chủ shop
- 12+ kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu
Để kinh doanh dịch vụ spa thú cưng thành công, chúng ta phải có sự chuẩn bị chu đáo về tất cả mọi thứ, trước khi cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, để việc kinh doanh spa thú cưng được hoạt động thành công, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm: