Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, dựa vào tiêu chuẩn này, mọi người sẽ đánh giá được chất lượng và độ bền của sản phẩm. Vậy độ bền màu (Color Fastness) là gì? Hay Color Fastness là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ đưa ra được câu trả lời cụ thể nhất dưới đây. Ngoài ra, hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp để đánh giá độ bền màu của vật mẫu.

tieu chuan phuong phap danh gia do ben mau vai

I. Độ bền màu (Color Fastness) là gì?

1. Độ bền màu là gì?

Độ bền màu (Color Fastness) là thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhuộm dệt may, dùng để chỉ khả năng chống sự phai màu và chạy màu sau khi đã được nhuộm. Trong tiếng Anh, độ bền màu là color fastness, chống phai màu là color change, chống chạy màu là color staining.

Thuật ngữ độ bền màu được hiểu đơn giản là đặc trưng, hay khả năng chống lại sự phai màu của vật liệu dệt may, hay sự chống chọi của sợi vải với những tác động bên ngoài môi trường.

do ben mau (color fastness) la gi

Những tác động bên ngoài môi trường có thể là tác động hóa học, hay tác động cơ học. Một số nguyên nhân chúng ta dễ nhận thấy như: Ánh nắng mặt trời, bột giặt, nước xả vải, nước nóng, mồ hôi trên cơ thể, thuốc tẩy…

Độ bền màu là một đặc trưng rất quan trọng của trang phục, chúng giúp cho tuổi thọ và tính thẩm mỹ của trang phục được kéo dài lâu hơn. Không những thế, độ bền màu còn giúp bảo quản những vật dụng khác cũng được tạo từ sợi vải.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu

Như đã nói ở trên, độ bền màu có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nếu trang phục nhanh giảm đi màu sắc vốn có, thì có lẽ chịu sự ảnh hưởng của các nguyên cùng một lúc.

  • Chất liệu sợi vải: Tùy theo mỗi loại vải, mà chúng có khả năng bám màu khác nhau. Và theo sự đánh giá của người tiêu dùng, thì những chất liệu vải có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ có khả năng bám màu nhuộm thấp hơn các loại vải sợi tổng hợp. Vậy nên, độ bám màu có lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu tạo nên tấm vải.
  • Sử dụng màu nhuộm tương thích: Với yếu tố này, thì ta có thể thấy rằng, vải nào sẽ có loại thuốc nhuộm tương thích với nó. Đối với vải cotton, chất liệu thích hợp với thuốc nhuộm hoạt tính. Hay đối với polyester, thì sẽ dùng thuốc nhuộm phân tán. Khi sử dụng loại thuốc nhuộm này, với độ phân tán cao hơn sẽ giúp cho các sợi vải giữ chặt nước màu nhuộm bên trong.
  • Kỹ thuật nhuộm vải: Tùy thuộc vào kỹ thuật nhuộm vải, mà chất liệu có độ bền màu cao hay thấp. Người thợ nhuộm phải biết cách pha chế màu nhuộm hợp lý, sử dụng hóa chất cầm màu thích hợp, thực hiện quá trình nhuộm đúng và hoàn thiện tất cả các bước nhuộm vải. Với tất cả những yếu tố này, chúng sẽ quyết định đến khả năng bám màu lâu hay chậm của chất liệu.
  • Các yếu tố khác: Ngoài 3 yếu tố trên, chúng ta cũng cần xem xét những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến độ bền màu. Đó là quá trình sử dụng và bảo quản trang phục, chất liệu như giặt, ủi, phơi, bảo quản, sấy khô, vắt xả… Bên cạnh đó còn có các yếu tố môi trường khác như: Nắng, mưa, độ ẩm…

Vậy nên, nguyên nhân tác động đến độ bền màu của chất liệu cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh. Để đảm bảo được độ bền màu cao, bạn nên chọn mua các sản phẩm chất lượng, và biết cách bảo quản chất liệu một cách cẩn thận.

3. Các tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu thông dụng được áp dụng

  • Đồ bền màu ma sát. (Color fastness to rubbing)
  • Độ bền màu giặt: (Color fastness to wash)
  • Độ bền màu với giặt khô (Color fastness to dry clean)
  • Độ bền màu ánh sáng (Color fastness to light)
  • Độ bền màu với nước (Color fastness to water)
  • Độ bền màu với mồ hôi (Color fastness to perspiration)

II. Tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu ma sát

1. Đồ bền màu ma sát (Color fastness to rubbing)

Độ bền màu với ma sát (Colour fastness to Rubbing/Crocking) hay độ bền ma sát cho chúng ta biết được, khả năng duy trì màu gốc của vải khi bị cọ xát. Theo tiêu chuẩn này, độ bền được chia ra thành 2 loại là: Độ bền ma sát khô, và độ bền ma sát ướt. Cách làm này sẽ sử dụng một miếng vải trắng tiêu chuẩn. Sau đó tiến hành ma sát mẫu vải cần test lên mẫu vải trắng, từ đó đánh giá được độ bền của mẫu vải cần test.

Đưa miếng vải trắng đã có màu sắc so sánh với thang đo tiêu chuẩn. Thang đo tiêu chuẩn được gọi là thước xám (grey scale). Trên thước xám sẽ phân ra từng cấp. Theo đó, cấp 5 là cấp cao nhất, và cấp 1 sẽ cấp so sánh thấp nhất. Các tiêu chuẩn test độ bền ma sát gồm: AATCC 8 2005 (Colour fastness Crocking), và ISO 105-X12 2002 (Colour fastness to rubbing).

Tieu chuan kiem tra do ben mau ma sat

2. Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105 – X12

a. Tiêu chuẩn AATCC là gì?

Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem tiêu chuẩn ATTCC là gì?

AATCC là 1 tổ chức thực hiện các phương pháp kiểm nghiệm của ngành dệt may. Tổ chức này đã đưa ra hơn 200 phương pháp, các phương pháp đều dược ứng dụng nên thành công, vậy nên tiêu chuân được đặt tên theo của tổ chức. Các phương pháp đưa ra đều được công bố trong bảng hướng dẫn kỹ thuật của tổ chức.

Và AATCC cũng là tổ chức đưa ra các phương pháp thuộc tiểu chuẩn quốc tế ISO. AATCC được thành lập vào năm 1997, tổ chức còn thực hiện mục đích từ thiện, cung cấp học bổng và tài trợ cho sinh viên tham gia ngành dệt may. AATCC còn là tổ chức hàng năm tuyên dương những đơn vị dệt may lớn có thành tích xuất sắc nhất.

Một số huân chương, và giải thưởng được sử dụng trong ngành dệt may như: Huân chương Olney, giải thưởng sáng chế Milldon, giải thưởng HaroldC. Chapin và giải thưởng J. William Weaver Paper of the Year.

b. Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105- X12

  • Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị:
    • Máy kiểm tra độ bền màu Crockermeter
    • Mẫu vải trắng tiêu chuẩn
    • Cân điện tử
    • Đĩa thủy tinh (đĩa Petri)
    • Grey Scale
    • Tủ so màu vải
    • Nước tinh khiết hoặc nước khử ion cấp 3 (BS EN ISO 3696: 1995)
  • Chuẩn bị mẫu test
    • Một mẫu khô
    • Một mẫu ướt
    • Đánh giá theo tiêu chuẩn ISO: Mẫu test sẽ được cắt thẳng theo 2 chiều
    • Đánh giá theo tiêu chuẩn AATCC: Mẫu test sẽ được cắt xéo lại có góc 45 độ.
    • Kích thướt mẫu test: Khi cắt mẫu cần lưu ý kích thước tối thiểu 140mm x 50mm
  • Tạo điều kiện cho phòng Lab
    • Nhiệt độ phòng thử mẫu test phải dưới 25ºC
    • Phòng thí nghiệm có độ ẩm dưới 65%
    • Mẫu để ít nhất 4 tiếng trước khi test
  • Quy trình thực hiện đánh giá:

Quy trinh test do ben ma sat theo AATCC 8 va ISO 105 X12

  • Đánh giá kết quả

Sau khi đã thực hiện xong, mẫu vải tiêu chuẩn sẽ được đặt vào tủ so màu. Sử dùng đèn và thước xám chuẩn để đánh giá độ bền màu của chất liệu. Và thông thường, chúng sẽ được đánh giá qua mức tiêu chuẩn sau:

danh gia ket qua test do ben mau ma sat

III. Tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu với nước

1. Độ bền màu với nước là gì?

Độ bền màu với nước (Color Fastness to Water), là phương pháp chạy màu của chất nhuộm trên vải, khi vải được tiếp xúc với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt. Qua phương pháp này, chúng ta có thể nhận định được độ bám màu của chất liệu có cao hay không.

Đối với các loại trang phục được sử dụng hàng ngày, khi việc giặt giũ làm cho quần áo dễ bị lem màu, thì việc kiểm tra độ bền màu với nước rất quan trọng.Vậy nên, hệ thống đã đưa ra phương pháp này nhằm đánh giá độ bền màu được chuẩn hơn. Các tiêu chuẩn để đánh giá độ bền màu với nước bao gồm:

  • ISO 105 – E01 1994: Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế dành cho đánh giá độ bền của vải đối với nước.
  • AATCC 107: 2002: Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc Hoa Kỳ dành cho đánh giá độ bền màu của vải đối với nước.

2. Phương pháp test độ bền màu với nước theo tiêu chuẩn AATCC 107 và ISO 105- E01 1994

a. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị

Để thực hiện đánh giá độ bền màu với nước, chúng ta cần sử dụng một số thiết bị như sau:

  • Máy ép chuyên dụng
  • Thước xám
  • Tủ so màu
  • Lò gia nhiệt
  • Vật nặng 12.5 kPa hoặc 5kg
  • Hai tấm nhựa (thủy tinh)
  • Mẫu vải thử tiêu chuẩn ISO 105-F:1985
  • Thuốc thử: Nước cất, nước khử Ion, nước cấp 3

b. Thực hiện bước thử nghiệm

Bước 1: Làm ướt mẫu thử bằng nước cất. Có thể thử nghiệm nhiều mẫu thử khác nhau cùng một lúc. Sau khi đã làm ướt mẫu thử, chúng ta sẽ phơi ráo mẫu thử ở nhiệt độ phòng.

Bước 2: Đưa mẫu thử kẹp giữa 2 miếng nhựa. Cho vật phẩm vào máy ép chuyên dụng ép dưới áp suất 5 kg.

Bước 3: Trong liên tục 4 tiếng đồng hồ, đưa máy ép ở bước 2 vào lò gia nhiệt ở nhiệt độ 37 độ C.

Bước 4: Lấy tất cả các mẫu thử ra, và treo trong không khí.

Bước 5: Và cuối cùng đưa mẫu thử đi đánh giá.

c. Đánh giá kết quả

Dựa vào thước xám chuẩn để đánh giá độ bền màu của chất liệu. Ở các cấp độ khác nhau, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ bền màu của chất liệu.

thuoc xam danh gia ket qua test do ben mau

IV. Tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu với ánh sáng

1. Độ bền màu ánh sáng là gì?

Độ bền màu ánh sáng (Color Fastness to Light), là cụm từ dùng để chỉ sự bền màu của chất liệu may mặc với sự tác động của ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có tia cực tím rất mạnh. Và cũng chính tính chất này, đã làm cho vải dần bị phai màu. Và để kiểm tra mức độ phai màu của vải với ánh sáng mặt trời, nên hệ thống đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá này.

2. Phương pháp test độ bền màu với ánh sáng

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử, mẫu thử thường cắt với kích thước là 6cm×4cm. Trước khi làm thực hiện thí nghiệm, mẫu thử phải được xử lý điều hòa đến nhiệt độ 20 ± 2°C.

Bước 2: Cho mẫu thử vào máy, máy này sẽ sử dụng ánh sáng nhân tạo để test mẫu thử. Một nữa mẫu thử sẽ được che lại, để sau khi hoàn thành có thể xác định được độ phai màu của nửa mẫu còn lại.

Bước 3: Điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.

Bước 4: Bắt đầu thử nghiệm đồ bền ánh sáng của vải. Mẫu thử sẽ được tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, thời gian sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Và thường khoảng thời gian thử nghiệm sẽ từ 24h đến 72h.

Bước 5: Kết thúc quá trình thử nghiệm.

phuong phap danh gia do ben mau voi anh sang

V. Phương pháp đánh giá độ bền màu với mồ hôi

1. Độ bền màu với mô hôi là gì?

Đồ bền màu với mô hôi (Color fastness to perspiration), là đặc trưng cho khả năng bám màu của vật liệu khi chúng được tiếp xúc nhiều với mồ hôi của con người. Để kiểm tra và đánh giá được độ bền màu của vật liệu qua phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng mẫu thử có thuốc nhuộm, tiếp xúc với các chất hóa học tương tự như mồ hôi của con người. Qua điều kiện và tùy theo mức mồ hôi khác nhau, mà độ bền màu sẽ xảy ra khác nhau.

Con người hàng ngày phải làm việc, tập thể thao hay hoạt động mạnh sẽ thường tiết ra nhiều mồ hôi trên cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho quần áo dễ bị phai màu hơn. Dựa vào những tiêu chí này, mà nhà sản xuất luôn chú trọng tìm mọi cách giúp cho trang phục đảm bảo được độ bền màu cao hơn. Các tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu với mồ hôi bao gồm: ISO 105 – EO4 1994 và AATCC 15:2002

2. Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá độ bền màu với mồ hôi

a. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị

  • Máy ép chuyên dụng
  • Lò gia nhiệt
  • Thước xám
  • Tủ so màu
  • 2 tấm thủy tinh hoặc nhựa
  • Dĩa thủy tinh đáy phẳng
  • Mẫu vải thử đa sợi tiêu chuẩn

b. Chuẩn bị thuốc thử

Đây là giai đoạn chuẩn bị chất hóa học có các đặc điểm tương ứng với mồ hôi của con người.

Chuan bi thuoc thu danh gia do ben mau voi mo hoi

c. Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt mẫu thử vào trong đĩa thủy tinh, và đổ ngập dung dịch thuốc thử kiềm vào.

Bước 2: Thuốc thử kiềm phải ở có độ pH 8 (± 0,2). Để mẫu được giữ nguyên trong dung dịch ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng ép để đảm bảo mẫu ngấm đều dung dịch.

Bước 3: Sau khi ngâm xong, đổ phần dung dịch này ra khỏi dĩa thử nghiệm.

Bước 4: Cho mẫu thử vào giữa các miếng nhựa (hoặc kính). Sau đó cho vật mẫu vào máy ép chuyên dụng.

Bước 5: Đưa máy ép chuyên dụng có chứa mẫu thử vào lò gia nhiệt.

Bước 6: Lấy mẫu thử ra khỏi lò, tháo chúng ra khỏi máy ép. Sau đó hong khô mẫu không quá 60 độ C.

Bước 7: Dùng thước xám để đánh giá độ bền màu của chất liệu.

Xem thêm:

Độ bền màu thể hiện chất lượng màu nhuộm của trang phục, cũng như thể hiện được tuổi thọ của sản phẩm. Khi nhà sản xuất thử nghiệm độ bền màu, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên theo cách nào chúng cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn đã được kiểm nghiệm. Là người tiêu dùng thông minh, hãy lựa chọn những sản phẩm có độ bền màu cao nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

11 bình luận trong “Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

  1. Avatar of Trần Đức Thắng
    Trần Đức Thắng nói:

    Phương pháp đánh giá độ bền màu quan trọng để kiểm soát chất lượng sản phẩm, cảm ơn bạn rất nhiều!

  2. Avatar of Hoàng Thị D
    Hoàng Thị D nói:

    Các tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu vải rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Cám ơn bạn đã chia sẻ!

  3. Avatar of Trần Minh E
    Trần Minh E nói:

    Phương pháp đánh giá độ bền màu vải sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

  4. Avatar of Lê Thị Minh Châu
    Lê Thị Minh Châu nói:

    Một nội dung rất hữu ích và cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *