Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được ký quyết định thành lập vào ngày 26/3/1931. Đây là một quyết định hết sức sáng suốt, vừa giúp xây dựng được một lực lượng nồng cốt, vừa góp phần vào việc xây dựng Tổ quốc độc lập, tự do. Vừa là đội quân tiên phong trong thời bình của đất nước. Vậy để hiểu hơn về ý nghĩa, lịch sử ra đời Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, May In Thêu Hải Triều sẽ giúp các bạn tổng hợp một số thông tin hữu ích dưới đây.
- Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử
- Top 5 khu chợ vải giá sỉ rẻ, hàng đẹp, lớn nhất TpHCM
I. Ý nghĩa, lịch sử ra đời Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1. Quá trình thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Năm 1931, Có rất nhiều nhóm thanh niên, hay tổ chức Đoàn cơ sở ở mọi miền đất nước, cùng nhau đứng lên để chỉ huy các phong trào thanh niên yêu nước, cứu quốc. Đây là thời điểm cần có một tổ chức, để tập hợp những nhóm thanh niên yêu nước này lại. Vậy nên tại Hội nghị Trung ương Đảng, hội nghị đã đưa ra nội dung nhằm bàn bạc về công tác thanh niên.
Với nội dung chính là “tổ chức ra Thanh niên Cộng sản Đoàn, là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết”. Theo nội dung này, các tổ chức thanh niên sẽ được thống nhất thành Đoàn TNCS Đông Dương. Sự thống nhất này nhằm để thu hút thanh niên, phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Nam bộ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã phát triển mạnh hơn từ năm 1931 cho đến năm 1935. Năm 1936, một tổ chức thanh niên khác hoạt động công khai trên cơ cở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, có tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Tuy nhiên, khi bị chính quyền thực dân đàn áp, Đoàn TNDC Đông Dương rút vào hoạt động bí mật vào năm 1939.
Năm 1940, Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương đã được Trung ương Đảng thành lập, nhằm tổ chức quần chúng để đấu tranh chống đế quốc. Tổ chức sau đó đã tham hai cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, và cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
Năm 1948, Ban Thường vụ Trung Ương đã đưa ra chỉ thị “Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên”. Vậy nên vào tháng 6 năm 1949, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã được thành lập. Tháng 9, năm 1955, tổ chức lại được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
Sau khi được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như Bác Hồ cho phép, đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Và từ đó ngày 26/3 trở thành ngày truyền thống của Đoàn Thanh niên Việt Nam.
2. Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời mang lại một ý nghĩa to lớn cho thanh niên nói chung, cho tuổi trẻ cả nước nói riêng. Tháng 6/1925, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, đến năm 1926 số thành viên đã lên đến 26 đồng chí. Đây được xem là tổ chức đã có công rất lớn, khi góp sức mình vào công cuộc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
Cho đến năm 1931, nhiều tổ chức Thanh niên hơn đã hình thành. Từ đó làm cơ sở cho sự hình thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay. Với sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức đã thể hiện được vai trò chính của mình, trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước giàu mạnh.
Ngay từ khi mới ra đời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy được vai trò xung kích, sẵn sàng chiến đấu để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng. Cao trào nhất chính là cuộc đấu tranh vào những năm 1930 – 1931. Xô Viết – Nghệ Tĩnh chính là trận chiến đầu tiên có sự góp sức của lớp Đoàn viên, Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Và Lý Tự Trọng chính là tấm gương thanh niên tiêu biểu trong giai đoạn này.
Với câu “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác”. Lý Tự Trọng đã truyền ngọn lửa tinh thần chiến đấu, cũng như là tấm gương sáng cho thế hệ Thanh niên Việt Nam sau này.
Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8, năm 1945, Đoàn Thanh niên đã khích lệ, tuyên truyền để tuổi trẻ cả nước góp phần vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa. Đoàn Thanh niên đã trở thành lực lượng xung kích cách mạng, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng quân và dân Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, đã có rất nhiều Đoàn Thanh niên ưu tú như: Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn, đã hy sinh xương máu của mình, để đối lấy sự bình yên và bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống giặc, nhiều thế hệ trẻ đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức Đoàn Thanh niên đã làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Không chỉ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chiến tranh tàn khóc, mà Đoàn TNCS Hồ Chí Mính đến nay vẫn luôn tự rèn luyện và phát huy được những truyền thống tốt đẹp, của thế hệ thanh niên đi trước. Đó là xây dựng được một thế hệ thanh niên yêu nước, sẵn sàng xung phong trong mọi mặt trận khi đất nước cần đến.
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đây là câu nói như đã đi vào lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đúng như vậy, không chỉ là trên chiến trường, thanh niên luôn sẵn lòng với người dân trong mọi gian nan. Bão lut, dịch bệnh, hiến máu nhân đạo, đâu đâu ta cũng thấy một màu áo xanh tình nguyện, luôn gắn bó với bà con để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
Không những vậy, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn sống có lý tưởng, đào tạo năng lực, có ý thức chấp hành luật pháp, sống có đạo đức, rèn luyện sức khỏe để luôn là tấm gương cho những thế hệ sau noi theo, trở thành những con người có ích cho xã hội. Và đặc biệt luôn phát huy được tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò là những đội dự bị đáng tin cậy nhất của ĐCS Việt Nam. Là nơi học tập tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn phải có trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Và là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên Việt Nam.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải phối hợp với các cơ quan khác, hay các đoàn thể, gia đình để giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi. Đây chính là lực lượng nồng cốt trở thành tổ chức Đoàn thanh niên trong tương lai. Chính vì vậy, đây là việc cần phải làm nhằm giáo dục trẻ đi đúng hướng.
II. Đoàn thanh niên từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần?
Từ năm 1931 cho đến nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam đã trải qua 6 lần đổi tên, với 7 tên gọi. Mỗi lần đổi tên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm thể hiện đúng mục tiêu hoạt đông mà tổ chức được đề ra.
1. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Đây là lần đổi tên thứ nhất của Đoàn thanh niên kể từ khi mới thành lập. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của Đảng và toàn dân là đấu tranh nhằm chống lại bọn thuộc địa tay sai, và quân phản động. Giúp đất nước đòi quyền tự do, quyền dân chủ. Theo đó, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp, và đưa ra quyết định đổi tên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Đây là tên gọi nhằm phù hợp với những chính sách, cũng như chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương hoạt động công khai, tiếp tục xây dựng đội ngũ những đoàn viên ưu tú, và thực hiện đúng mọi chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra. Tiếp nối truyền thống hào hùng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
Tuy nhiên, đến năm 1939, thực dân Pháp bắt đầu sử dụng chiến lược đàn áp, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Lúc này, Đoàn Thanh niên phải tạm hoạt động ẩn để tránh đi những rủi ro không đáng có.
2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
Cuối năm 1939, nhằm đánh đổ được đế quốc Pháp, Trung ương Đảng đã họp hội nghị với nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Và để tăng thêm sức mạnh, cũng như sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, Hội nghị đã lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông dương. Và theo Hội nghị này, thì Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương cũng sẽ được đổi tên thành Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương.
Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương vẫn phát huy tốt những truyền thống, mà hai tổ chức trước đây đã từng làm. Tổ chức đã xây dựng được cơ sở ở rất nhiều nơi như trường học, nhà máy, nông thôn. Năm 1940, đất nước ta bị hai kẻ thù thống trị, nhưng Thanh niên Việt Nam vẫn không chịu khuất phục. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương đã tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940).
Nhờ vào những cuộc khởi nghĩa này, mà chúng đã tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp thanh niên Việt Nam. Đánh dấu một mốc son lịch sử lớn của dân tộc, và báo hiệu một thời kỳ mới, thời kỳ của độc lập, tự do.
3. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
Vào cuối năm 1940, chính sách của Đảng ta đang hướng đến chính sách cứu quốc. Vậy nên, các tổ chức khác cũng hướng đến mục đích cứu quốc là chính. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh, cũng như thanh lập các hội cứu quốc khác. Vậy nên, Đoàn Thanh niên Việt Nam đã được đổi tên thành Đoan Thanh niên Cứu quốc Việt nam.
Trong giai đoạn lịch sử 1941 – 1956, tổ chức Đoàn Thanh niên đã đóng góp một công lao to lớn, để đất nước hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu cách mạng tháng tám mùa thu 1945. Không những vậy, còn cùng dân tộc lập nên Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á.
Năm 1950, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã vận động Đoàn viên, kháng chiến gian khổ và hy sinh xương máu để giành lấy chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Trận chiến này đã giúp giải phòng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng nên một hậu phương vững chắc để chi viện cho miền Nam ruột thịt.
4. Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Với cái tên này, Bộ chính trị Trung ương Đảng hy vọng rằng sẽ giúp cho Thanh niên ngày càng gắn bó hơn với Đảng và nhà nước. Và vì Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam, vậy nên cách đổi tên này nêu rõ được tinh thần, cũng như trách nhiệm của Đoàn Thanh niên trong thời gian bấy giờ.
Và trong nghị quyết cũng có nói rằng: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là một việc rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động, và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đường lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.
5. Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Để thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, cũng như để tưởng nhớ đến người đã có công trong việc tổ chức và thành lập nên Đoàn Thanh niên. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định cho các tổ chức đều được mang tên Bác. Trong đó có Đoàn thanh niên Lao Động Việt Nam. Kể từ đó Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí MInh.
Những tổ chức Đoàn, Đội mang tên Bác thể hiện được sự tự hào, cũng như ngày càng nâng cao được trách nhiệm của tổ chức đối với cộng đồng, dân tộc. Việc đổi tên này cũng muốn các tổ chức phải luôn là đội tiên phong, và phải luôn đấu tranh cho lý tưởng cao cả của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
6. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tháng 4-1975, đất nước ta dành lại chiến thắng vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Và đến năm 1976, khi Đại hội lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì kéo theo đó Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam cũng đã được đổi tên thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Trong nghị quyết của Đại hội, cũng đã nêu rõ mục tiêu chủ yếu lần này của Đoàn Thanh niên đó là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua 90 năm phát triển và trưởng thành. Gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử hào hùng của thế hệ Thanh niên đi trước, Thanh niên tuổi trẻ ngày nay luôn cố gắng học tập, rèn luyện tư tưởng chính trị, và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành một tổ chức nồng cốt, tiên phong của toàn Dân tộc.
III. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Để thống nhất cũng như đưa ra được các nguyên tắc hoạt động chung cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn đã thông qua và ban hành nhũng điều lệ Đoàn. Và tất cả các tổ chức Đoàn, cũng như Đoàn viên đều phải chấp hành điều lệ Đoàn đã đưa ra. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay đã có 13 chương và 42 điều.
- Chương I: Đoàn viên (Điều 1 – điều 4).
- Chương II: Nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động (Điều 5 – điều 10).
- Chương III: Cơ quan lãnh đạo ở cấp Trung ương (Điều 11 – điều 13).
- Chương IV: Cơ quan lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện (Điều 14 – điều 16).
- Chương V: Tổ chức cơ sở Đoàn (Điều 17 – điều 21).
- Chương VI: Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở ngoài nước (Điều 22 – điều 24).
- Chương VII: Tổ chức Đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam (Điều 25 – điều 26).
- Chương VIII: Công tác kiểm tra, giám sát và Ủy ban Kiểm tra các cấp (Điều 27 – điều 30).
- Chương IX: Khen thưởng và kỷ luật (Điều 31 – điều 35).
- Chương X: Đoàn với các tổ chức Hội của thanh niên (Điều 36 – điều 37).
- Chương XI: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Điều 38 – điều 39).
- Chương XII: Tài chính (Điều 40 – điều 41).
- Chương XIII: Chấp hành Điều lệ Đoàn (Điều 42).
Như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị-xã hội, được ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của những thanh niên phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng. Tổ chức luôn hướng đến sự độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xem thêm:
- Đồng phục Công an Việt Nam – Ý nghĩa màu sắc & quy định từng ngành!
- Xưởng May In Đồng Phục Mùa Hè Xanh Uy Tín, Chất Lượng Hải Triều
- Logo các Đoàn thể – Chiến dịch thanh niên tình nguyện
Sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đem đến một ý nghĩa to lớn, cho sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không chỉ trong thời chiến. Mà nay khi đất nước đã dành độc lập, non sông thu về một mối, thì tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lại luôn là lực lượng tiên phong trong mọi hoạt động, để giúp xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh. Là thế hệ trẻ của đất nước, hãy luôn phấn đấu để xứng đáng trở thành một đoàn viên tốt, của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm: