Để thực hiện thành công được phương pháp in lụa, ngoài những vật dụng như: mực in, bản mẫu, khung in, dao gạt mực, bàn tráng keo… Chúng ta không thể không nhắc đến keo chụp bản. Keo chụp bản in lụa góp phần rất quan trọng, để tạo nên được một thành phẩm hoàn chính. Vậy để biết về các loại keo chụp bản in lụa được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng Xưởng In Lụa Hải Triều tìm hiểu một số thông tin hữu ích sau nhé.

cac loai keo dung de chup ban in lua

I. Keo chụp bản là gì?

1. Keo chụp bản là gì?

Keo chụp bản là một loại chất lỏng, sệt được dùng trong công nghệ in lụa. Trước khi in, người thợ phải quét lớp keo này lên bản in, rồi sau đó mới tiến hành in được. Keo chụp bản chụp lúc trước thường là tự pha, nhưng bây giờ đã được sản xuất sẵn, người thợ in chỉ cần mua về để sử dụng. Keo chụp bản có hai thành phần chính là nhũ tương và chất bắt sáng.

keo chup ban in lua la gi

Nhũ tương có chức năng hòa tan chất bắt sáng. Chất bắt sáng được cấu tạo từ các hợp chất như Diazo, Mocromat, Chrome. Chất bắt sáng sẽ phát huy tác dụng xúc tác khi gặp ánh sáng. Thông thường keo hai thành phần là loại keo sẽ để riêng nhũ tương và chất bắt sáng. Khi nào sử dụng mới trộn hai thành phần này lại với nhau. Còn loại keo một thành phần là loại keo đã được pha sẵn, người dùng chỉ việc sử dụng trực tiếp khi cần.

2. Quy trình sử dụng keo chụp bản in lụa

Để tiến hành quy trình chụp bản, thông thường chúng ta phải trải qua 6 bước cơ bản. Những bước tiến hành sẽ bao gồm: Pha keo, lên keo, sấy keo, và chụp bản. Từng bước sẽ được thực hiện cụ thể như sau:

a. Pha keo chụp bản in lụa

Khi mua keo về, ta sẽ thấy có hai thành phần. Môt hộp sẽ là nhũ tương, một gói còn lại là chất bắt sáng. Chất bắt sáng thường có màu cam hoặc màu nâu. Nếu như khi mua, bạn không thấy bịch bột bắt sáng, bạn có thể hỏi người bán. Có thể keo bạn mua đã được trộn sẵn hai thành phần này lại với nhau.

Tiến hành cắt gói bịch bắt sáng rồi cho vào hũ keo. Khuấy nhẹ để bột được trộn đều, để thời gian khoảng 1 tiếng để bột bắt sáng được tan hết. Keo sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi chất bắt sáng được tan hoàn toàn.

b. Lên keo chụp bản in lụa

Để lên keo tốt nhất, chúng ta nên lên keo bằng máng. Máng keo tốt là loại mạng được làm bằng nhôm, hai cạnh máng được tạo có độ dày mỏng khác nhau. Chổ cạnh máng mỏng để có thể dễ vét keo khi lên keo thường. Để lên keo thành công, dùng máng sao cho keo tràn đều dọc thân máng phần lưới lên keo. Kéo nhẹ để keo được đều cả mặt ngoài và mặt trong của khung in. Tiến hành vét cả hai mặt để hoàn thành việc lên keo.

Đối với những ứng dụng in cao bản, thực hiện việc lên keo khoảng 2 lần đến 3 lần. Cứ mỗi lần thực hiện các bước như trên, sẽ đem bản đi sấy khô. Khi lên được 3 lần, phần keo sẽ được dày lên. Lúc này ta có thể chuyển sang bước khác.

c. Sấy khô

Đây là giai đoạn cần sự tỉ mỹ khá lớn. Nếu có điều kiện, bạn có thể mua máy sấy khung. Máy sấy khung giúp bản keo được khô đều hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô bản keo. Việc cần làm chính là phải sấy sao cho keo được khô đều, nếu phần keo còn ướt thì sẽ làm hư phim.

d. Chụp bản

Để thực hiện việc chụp bản, tiến hành dán tấm phim xuống một mặt phẳng. Mặt in sẽ hướng lên trên để tiếp xúc với keo chụp bản. Như vậy, để tiến hành sử dụng keo bản chụp, cần pha keo chính xác và phải sấy khô keo đều để không làm phim in bị hỏng. Đây là những bước quan trọng cần lưu ý khi sử dụng keo bản chụp.

cac loai keo chup ban in lua

II. Các loại keo chụp bản in lụa

1. Keo chụp bản plus 7000

Đây là loại keo có giá thành cao, thường được dùng cho các sản phẩm sử dụng mực in gốc nướcmực in gốc dầu. Sản phẩm khi tạo ra luôn sắc nét có độ bền màu rất cao. Trong loại keo này không chứa kim loại nặng, nên rất an toàn đối với người sử dụng. Chất lượng của sản phẩm được đánh giá rất cao, nên nhiều khách hàng luôn lựa chọn và tin tưởng sử dụng.

Keo plus 7000 có thể được dùng để in lụa thủ công, hoặc dùng máy in lụa đều được. Thời gian chụp bản phải tùy thuộc vào cường độ của ánh sáng. Cần bảo quản keo ở những nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng chiếu vào sản phẩm. Khi sử dụng, hòa gói bột chất bắt sáng trực tiếp vào nhũ tương rồi khuấy nhẹ. Sau khi sử dụng xong, cần phải đậy kín để đảm bảo cho quá trình sử dụng lần sau. Ngoài keo bản chụp plus 7000, dòng plus còn có thêm keo plus 6000.

keo chup ban plus 7000

2. Keo chụp bản T101

Keo chụp bản T101 là loại keo được sử dụng dành cho cả mực in gốc nước, và mực in gốc dầu. Sản phẩm không chứa kim loại nặng, nên khá an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, về độ phổ biến thì loại keo này không thịnh hành như dòng keo plus. Nhưng ngược lại, giá thành lại thấp hơn, nên cũng rất tiện để người in tiết kiệm được chi phí.

Có thể sử dụng keo trong tất cả các bản in lụa. Người thợ có thể in thủ công hoặc sử dụng máy móc đều được. Đây là loại keo được đánh giá là có chất lượng tốt, và thân thiện với môi trường.

3. Keo chụp bản Cao Thành

Keo chụp bản Cao Thành hay còn được gọi là keo 149. Là loại keo được sản xuất theo công nghệ của Mỹ. Keo phát huy tốt nhất khi được dùng để in trên vải. Keo có thời gian sử dụng kéo dài đến 2 năm. Có thể sử dụng keo trong mọi điều kiện của thời tiết như khi trời quá nắng, hoặc khi không khí có độ ẩm cao. Tuy nhiên, thời gian phơi bản hơi lâu và lưới sau khi in rất khó tẩy rửa sạch.

4. Keo chụp bản UDC-HV

Đây là dòng keo vừa mới được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Keo được đánh giá chụp trầm rất tốt, và thường có màu tím. Keo chụp bản UDC-HV được sản xuất tại Mỹ và có chất lượng cao. Tạo ra được các bản in đẹp và sắc sảo nhất.

5. Keo chụp bản Unalo

Keo Unalo là loại keo có chất lượng rất cao. Keo cũng được sản xuất nhằm đáp ứng thích hợp với cả hai dòng mực in cơ bản. Sử dụng keo Unalo sẽ giúp người thợ dễ tẩy rửa lưới in, tiết kiệm được nhiều thời gian in ấn. Ngoài ra, keo có thể chụp bản được những chi tiết nhỏ nhất trên bản in, giúp tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh.

keo chup ban Unalo

Keo chụp  bản Unalo có nhiều phiên bản khác nhau như:

  • Ulano 133
  • Ulano 569
  • Ulano 713
  • Ulano QFX
  • Ulano QLT
  • Ulano TZ
  • Ulano QTX
  • Ulano LX-660
  • Ulano LX-680
  • Ulano LX-758
  • Ulano LX-836
  • Ulano-892…

Keo chụp bản là một thành phần không thể thiếu trong công nghệ in lụa. Và trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo được sản xuất, nhằm đáp ứng và phục vụ được nhu cầu sử dụng thiết yếu của con người. Mỗi loại keo sẽ có các đặc điểm và giá thành khác nhau. Vậy nên, khi chọn mua cần lựa chọn cẩn thận và tham khảo nhiều ý kiến từ những người có kinh nghiệm, để mua được sản phẩm phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Qua bài viết trên, ta có thể thấy hiện nay có 5 loại keo bản chụp in lụa được sử dụng phổ biến nhất. Các bạn có thể tìm mua bất kỳ sản phẩm nào thích hợp nhất với mình nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại mọi người trong bài viết tiếp theo. 

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

6 Bình luận

Giỗ Tổ ngành may (12/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Nếu bạn làm trong ngành may mặc hẳn sẽ biết đến ngày giỗ tổ ngành [...]

46 Bình luận

Bodysuit là gì? Các loại bodysuit phổ biến & gợi ý cách mix chuẩn đẹp

Thời trang luôn thay đổi và luôn tạo ra những loại trang phục nhằm phục [...]

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Thêu vi tính là gì? Lịch sử phát triển & ưu nhược điểm của công nghệ thêu vi tính

Khi cuộc sống ngày càng một hiện đại, tiên tiến hơn, máy móc dường như [...]

9 Bình luận

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển [...]

10 Bình luận

9 bình luận trong “Các loại keo chụp bản in lụa trên thị trường hiện nay

  1. Avatar of Nguyễn Thanh Hà
    Nguyễn Thanh Hà nói:

    Cảm ơn bài viết rất hay về các loại keo chụp bản in lụa trên thị trường. Rất hữu ích cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực in ấn. Thank you!

  2. Avatar of Hoa
    Hoa nói:

    Mình đang cần tìm loại keo chụp bản in lụa nào sử dụng được trên bề mặt nhám. Bạn có thể giới thiệu cho mình không?

  3. Avatar of Nguyễn Ngọc Hà
    Nguyễn Ngọc Hà nói:

    Cảm ơn bài viết rất chi tiết và đầy đủ thông tin về các loại keo chụp bản in lụa. Nếu như trước đây tôi chưa có kiến thức về loại keo nào tốt thì bây giờ đã rõ ràng hơn rồi.

  4. Avatar of Huyền Trang
    Huyền Trang nói:

    Mình cũng đang tìm kiếm keo chụp bản cao thành chất lượng, đảm bảo để sản xuất các sản phẩm in lụa cho khách hàng. Hy vọng có thêm thông tin và đề xuất từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.

  5. Avatar of Thảo Trang
    Thảo Trang nói:

    Mình đã sử dụng Keo chụp bản UDC-HV và thấy nó rất dẻo và dễ dàng bóc ra sau khi kết thúc quá trình chụp bản in lụa. Sản phẩm này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho những người làm in ấn.

  6. Avatar of Thảo Trang
    Thảo Trang nói:

    Mình đã sử dụng Keo chụp bản UDC-HV và thấy nó rất dẻo và dễ dàng bóc ra sau khi kết thúc quá trình chụp bản in lụa. Sản phẩm này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho những người làm in ấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *