Khi kinh doanh ai cũng muốn có lãi, và lãi càng nhiều thì lại càng tốt. Ngày nay khi nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao, thì sẽ có càng nhiều sản phẩm được kinh doanh và sản xuất. Quần áo là một trong những mặt hàng tiêu dùng điển hình. Có rất nhiều cửa hàng quần áo đã mở ra nhằm đưa những sản phẩm thiết yếu này đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên việc kinh doanh quần áo có lời không?

May In Thêu Hải Triều sẽ trả lời giúp bạn đọc câu hỏi khá thú vị này. Và trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu “lời / lãi” ở đây có nghĩa là gì nhé.

kinh doanh quan ao co loi lai khong

I. Định nghĩa về việc có lời (lãi) trong kinh doanh

Kinh doanh và buôn bán có lãi ở đây không phải nhắc đến từ “lãi” trong từ “lãi suất”. Mà phần lãi ở đây chính là phần tiền lời thu lại được sau khi đã trừ đi tiền vốn bỏ ra để mua vào. Những nhà kinh doanh phải tính toán sao để phần tiền lời đó có thể bù đắp lại những chi phí khác đã bỏ ra như tiền điện, tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên,…và còn nhiều loại chi phí khác nữa chứ không riêng gì là phần tiền vốn để nhập sản phẩm.

Sau khi tổng phần lời đó giải quyết được tất cả các khoản chi phí đã bỏ ra, nhưng vẫn còn dư lại thì đó chính là tiền lãi, hay còn gọi là kinh doanh có lãi. Và theo ngôn ngữ chung của một tổ chức hay công ty, tiền lãi đó chính là “lợi nhuận”. Vậy lợi nhuận là gì?

  • Trong kinh tế học: Lợi nhuận chính là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận được, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan. Hay còn được hiểu theo công thức: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí
  • Theo kế toán: Thì lợi nhuận là phần tài sản chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Không bao gồm các loại chi phí khác. Chính vì lý do này mà lợi nhuận kinh tế thường sẽ thấp hơn lợi nhuận kế toán.

Lợi nhuận kinh tế phải lớn hơn 0, thì doanh nghiệp đó mới có lãi. Tuy nhiên lợi nhuận kế toán lớn 0, chưa chắc doanh nghiệp đã có lãi.

loi nhuan bang tong doanh thu tru tong chi phi

Còn một khái niệm nữa đó chính là lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng, chính là phần tiền lời thu lại được tính toán theo kỳ hoặc theo tháng. Nếu như kinh doanh thật sự có lãi thì lợi nhuận ròng sẽ lớn hơn 0, và bằng 0 khi huề vốn, nhỏ hơn 0 sẽ là bị lỗ.

Cách tính lợi nhuận ròng rất đơn giản. Bạn phải tính hết tất cả các chi phí liên quan bao gồm như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí khấu hao, các chi phí khác (tiền điện, nước, internet, lương nhân viên…). Sau khi đã tính được tổng chi phí bỏ ra, bạn lấy tổng doanh thu trừ đi cho tổng chi phí. Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả là phần tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Phần lợi nhuận ròng sẽ được tính bằng cách lấy tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trừ đi phần thuế thu nhập bạn phải đóng. Hoặc nếu bạn có vay tiền để kinh doanh, bạn cũng phải trừ khoản chi này ra. Kết quả thu được sẽ là lợi nhuận ròng. Đây chính là câu trả lời kinh doanh có lãi hay không? Lợi nhuận ròng lớn hơn 0 là bạn đã có lãi.

II. Kinh doanh quần áo có lãi không?

1. Kinh doanh quần áo có lãi không?

Sau khi đã hiểu rõ phần lãi muốn nhắc đến trong bài, chúng ta sẽ tiếp tục với câu hỏi kinh doanh quần áo có lãi không? Vậy theo bạn câu trả lời sẽ như thế nào? Mỗi ngành nghề đều có những cơ hội và khó khăn riêng, quần áo cũng như vậy. Lợi thế của ngành may mặc chính là có nhu cầu sử dụng cao và diễn ra liên tục thường xuyên. Ai cũng phải mặc quần áo, đây là lợi thế ít ngành nghề nào có được, vì vậy kinh doanh quần áo dễ có lãi hơn những ngành khác.

Tuy nhiên, có không ít bạn đã thất bại khi startup mặt hàng này, chúng có nhiều thứ phải chuẩn bị mà những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh sẽ bị thiếu sót. Đây là vấn đề thuộc về chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản hoặc và đôi khi lại kém may mắn đi một xíu. Không những không có lãi mà lại còn thất bại nặng nề.

Sự sai lệch trong hình thức kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến kinh doanh quần áo không có lãi. Khi phải bỏ ra quá nhiều các khoản chi phí nhưng không thu được lại phần doanh thu để bù đắp được khoản chi phí đó. Tuy nhiên đó không phải là câu trả lời chính xác, kinh doanh quần áo sẽ có lãi nếu như bạn biết tính toán, cân đối thu chi và có những chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể, thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

3 dieu can ghi nho khi mo shop quan ao

2. Lãi của việc kinh doanh quần áo được tính thế nào?

Nếu buôn bán hàng online thì phần lãi sẽ được tính toán đơn giản hơn, bởi chi phí hoạt động thấp hơn. Tuy nhiên, hàng bán online đối với quần áo thường sẽ chạy theo số lượng, nên dù có doanh thu cao nhưng phần giá vốn hàng hoá cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong đó.

Nếu như kinh doanh quần áo theo shop hay cửa hàng, bạn cần tổng kết hết tất cả những khoản chi phí liên quan đến việc kinh doanh, kể cả thuế nếu như bị đánh thuế thu nhập. Công thức đơn giản của việc kinh doanh quần áo sẽ được tính như sau:

Lợi nhuận ròng (lãi) = Tổng doanh thu (số tiền thu vào) – tổng chi phí (số tiền chi ra bao gồm giá vốn nhập vào những khoản chi phí khác)

Trong đó:

  • Doanh thu là phần giá bán sản phẩm cao hơn giá vốn mà bạn đã bỏ tiền ra để nhập sản phẩm.
  • Chi phí là phần chi tiêu đã sử dụng phục vụ cho mục đích bán hàng, phần chi phí sẽ tính cả thuế và phần tiền đã vay để kinh doanh.

Phần tiền lời từ một sản phẩm bạn cần cân nhắc cẩn thận, để khi tính toán các phần chi phí khác thì phần lợi nhuận sẽ không bị âm. Đưa ra được một mức giá hợp lý cho sản phẩm để giúp khách hàng tiêu thụ nhanh, và vừa giúp cho cửa hàng thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Ngoài giá cả ra, sẽ có một số tiêu chí nữa giúp cho việc buôn bán quần áo có lãi.

III. Kinh doanh quần áo như thế nào để có lãi

Mặc dù quần áo là sản phẩm có mức tiêu dùng cao, nhưng khá nhiều bạn đã kinh doanh thất bại và chịu bù lỗ một khoản tiền khá lớn. Chính vì vậy kinh doanh như thế nào để sinh ra lợi nhuận, dưới đây sẽ là một số vấn đề bạn cần quan tâm.

1. Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi kinh doanh quần áo

a. Lập kế hoạch trên giấy tờ

Mọi việc không chỉ nên ở trong đầu, bạn cần đưa kế hoạch đó ra giấy cụ thể và đầy đủ. Cần vẽ ra được ý tưởng những mặt hàng cần kinh doanh, là quần áo thể loại nào và dành cho ai…Bên cạnh đó, cần vạch ra được những cơ hội hiện tại cũng như đưa ra được thách thức trong tương lai nhằm ứng biến kịp thời các biến cố xảy ra.

Trên giấy tờ cần lập ra bản kế hoạch doanh thu dự định, để xem xét trong bao nhiêu thời gian sẽ bù lại được khoản chi phí đã bỏ ra, thời gian đủ để thanh toán nợ và lúc nào sẽ bắt đầu có lợi nhuận.

lap ke hoach cang chi tiet cang tot

b. Khảo sát thị trường

Trước khi quyết định mở một cửa hàng quần áo cần phải khảo sát thị trường tại nơi có dự tính kinh doanh. Phải hiểu rõ thị trường tại địa điểm mình sẽ kinh doanh đang có những thị hiếu gì, từ đó đáp ứng kịp thời và cung ứng cho thị trường những sản phẩm thiết yếu đó.

Hoặc chúng ta có thể hướng đến một nhóm khách hàng nào đó trên thị trường, không nhất thiết phải hướng đến hết toàn bộ thị trường nhằm giảm bớt được những chi phí chưa cần thiết. Bên cạnh đó, những thị trường lớn hơn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, làm cho chúng ta dễ bị đánh bại hơn. Với những người mới bắt đầu kinh doanh quần áo, chỉ nên thực hiện ban đầu với quy mô nhỏ, và sau khi đã chiếm được thị phần trên thị trường hãy phát triển cao hơn nữa.

c. Nghiên cứu nhóm khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là nhóm người sẽ mua những sản phẩm của bạn dự định kinh doanh. Thêm vào đó, phải nghiên cứu xem khách hàng là ai, độ tuổi như thế nào, để từ đó có thể xác định được nguồn hàng mà mình sẽ kinh doanh.

d. Lựa chọn mẫu mã và chất lượng

Sau khi đã nghiên cứu kĩ về thị trường và nhóm khách hàng tiềm năng, bạn hãy quyết định đến mẫu mã cũng như phong cách loại quần áo mà bạn sẽ bán. Chúng phải phù hợp với thị hiếu và đang là những sản phẩm được mọi người ưa chuộng. Mẫu mã phải hấp dẫn, đáp ứng được xu hướng thời trang hiện tại, không lỗi mốt.

Bên cạnh đó, chất lượng cũng là vấn đề được quan tâm. Tâm lý người tiêu dùng ngày nay họ luôn hướng đến các loại quần áo có giá rẻ, nhưng chất lượng thì phải ổn định. Chính vì vậy, là một nhà kinh doanh, bạn phải tìm ra được nguồn hàng có chất lượng và có giá tốt nhất. Điều này vừa tăng được sản lượng bán ra, vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí bỏ ra để mua sản phẩm.

2. Tìm kiếm được địa điểm mở cửa hàng hợp lý

Vị trí đặt cửa hàng vô cùng quan trọng. Thường thì mọi người sẽ mở những địa điểm có đông dân cư, nhằm thu hút được khách hàng tham quan và mua sắm. Tìm kiếm được một vị trí tốt rất khó, bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tài chính, khu đông dân cư, phong thuỷ, thị hiếu khách hàng…

Mat bang kinh doanh quan ao

Có một số bạn đã chọn địa điểm bán hàng theo phương châm trăm người bán, vạn người mua. Chọn những nơi có càng nhiều cửa hàng quần áo sẽ càng tốt, vì đó là những nơi mà người tiêu dùng thường xuyên lui tới để mua sắm. Hoặc sẽ chọn phương án độc nhất vô nhị, chỉ có một nơi cung ứng hàng hoá cho người tiêu dùng, nhưng phải là nơi có đông dân cư.

Tìm kiếm được một vị trí hợp lý về tất cả mọi mặt sẽ giúp bạn kinh doanh thuận lợi hơn, tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy được việc mở rộng quy mô cũng như gia tăng sản lượng cho cửa hàng.

3. Sử dụng nhiều hình thức buôn bán khác nhau

Nhằm tối đa hoá được lợi nhuận, các cửa hàng quần áo nên sử dụng nhiều hình thức buôn bán khác nhau. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc bán hàng online đang thật sự được ưa chuộng. Tuy giá bán sẽ không cao như cách bán hàng offline, nhưng bù lại bạn sẽ bán được với số lượng lớn hơn.

Bán hàng online cần khá nhiều kinh nghiệm, để triển khai hình thức kinh doanh này, bạn nên học hỏi thêm nhiều nơi cũng như tìm hiểu rõ về sản phẩm nhằm giới thiệu chính xác cho khách hàng. Khách hàng không thể mặc thử quần áo trước khi mua, chính vì vậy bạn sẽ là người chỉ dẫn rõ ràng từng chi tiết giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn trang phục phù hợp.

su dung da dang cac kenh ban hang online

4. Cân đối lượng hàng hoá

Bạn nên tính toán thật kỹ số lượng hàng nhập kho và sản lượng bán ra. Không để tình trạng hàng tồn kho ứ đọng quá nhiều. Phải cân nhắc những sản phẩm nào sẽ lấy, và lấy với số lượng bao nhiêu, những sản phẩm đó liệu bán ra có nhanh hay không. Từ đó đưa ra con số cụ thể để nhập nguồn hàng về kho.

Khi hàng ứ đọng tồn kho quá nhiều, số vốn bạn bỏ ra cũng sẽ không thu lại được doanh thu. Và khi quần áo bán ra chậm, những sản phẩm đó sẽ bị lỗi mốt khiến cho số tiền của chúng ta đã bỏ ra phải đứng im. Vậy nên để kinh doanh quần áo có lãi cần phải tính toán thật kỹ về vấn đề này.

5. Bán với mức giá hợp lý

Để quần áo được bán nhanh hơn, đòi hỏi bạn phải đặt một mức giá hợp lý. Sẽ dễ hiểu rằng, nếu như cùng một mẫu thiết kế nhưng shop bạn có mức giá cao hơn thì chắc chắn bạn sẽ bị mất khách hàng đối với sản phẩm đó. Để khách hàng dễ mua hơn, sản phẩm bạn nên để giá ở mức cạnh tranh, ngang bằng hoặc thấp hơn với giá của thị trường.

6. Sử dụng các chiến lược marketing hợp lý

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh hiệu quả đều cần phải có các chiến lược marketing phù hợp. Chiến lược marketing cần được sử dụng phù hợp với từng khoảng thời gian, và phải dựa vào tình hình thị trường để đưa ra được chiến lược cụ thể. Đối với shop quần áo cũng như thế, khi chưa khai trương cũng đã phải sử dụng các phương thức quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh cửa hàng đến với người tiêu dùng.

Tiếp đến sẽ là trong khoảng thời gian hoạt động, cần áp dụng những chương trình khuyến mãi hay giảm giá, giúp kích cầu và gia tăng nhanh về sản lượng. Một số chương trình thường áp dụng tại cửa hàng quần áo như: Giảm % giá bán; mua 2 tặng 1 hay mua các sản phẩm đồng giá… Cần đưa ra chương trình phù hợp theo từng thời điểm khác nhau.

su dung khuyen mai de kich cau khach hang

7. Tạo tâm lý thoải mái cho người mua hàng

Khi khách hàng mua quần áo tại cửa hàng, chúng ta phải biết cách tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt nhất. Sẽ có một số khách hàng thích được tư vấn bán hàng để chọn ra được sản phẩm ưng ý nhất. Mặt khác, lại có những khách hàng chỉ thích tự chính mình tham quan rồi sau đó đưa ra quyết định mua sản phẩm, họ không cần đến sự tư vấn của bất kỳ ai. Vậy nên bạn phải nắm bắt kịp thời tâm lý của người mua hàng nhằm phục vụ tốt hơn.

Mọi người vẫn thường nói rằng, cách giảm stress tốt nhất chính là tiêu tiền và đi mua sắm. Để giúp khách hàng có một tâm trạng vui vẻ, bạn nên tạo ra được một không gian vui tươi, không ảm đảm. Không nên cáu ghắt với khách hàng và nên có những cuộc nói chuyện thật vui vẻ, giúp khách hàng giải toả được tâm lý, từ đó sẽ mua được nhiều sản phẩm hơn.

Một số bài viết hỗ trợ bạn trong việc kinh doanh quần áo:

Có 7 vấn đề bạn nên quan tâm và chú ý khi muốn kinh doanh quần áo có lãi. Quần áo không phải là một mặt hàng có ít nhu cầu sử dụng. Vì vậy khi bạn muốn phát triển ngành nghề này, hãy chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ, chúng sẽ là sợi dây kết nối thành công giúp bạn kinh doanh quần áo có lãi. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

1 bình luận trong “Kinh doanh quần áo có lời không? 7 quy tắc vàng từ người đi trước

  1. Avatar of Lâm Đệ
    Lâm Đệ nói:

    Một số kinh nghiệm khi mở shop bán quần áo của mình 🧑‍🎤:

    🥇 HÃY LUÔN SUY NGHĨ NGHIÊM TÚC VỀ VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SHOP/CÁ NHÂN.
    🥈 Tập trung vào thị trường ngách (niche market) nếu vốn nhỏ, nguồn lực ít. Tìm cho mình con đường đi an toàn & chắc chắn nhất.
    🥉 Luôn có chi phí dự phòng cho các trường hợp xấu (Định luật Murphy, khi một điều tồi tệ có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra).
    🕵️ Thường xuyên phân tích các đối thủ trong cùng ngành hàng, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để học hỏi & lên plan phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *