Nuôi thú cưng hiện nay không chỉ cho các pet ăn ngon, ngủ ấm, mà chúng cũng cần được làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Chủ nuôi thường cho các bé đến spa thú cưng để được tận hưởng những giây phút tuyệt vời này. Vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều cơ sở spa thú cưng được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu tối thiếu ấy.

Tuy nhiên, để mở được một tiệm spa thú cưng không phải là điều đơn giản. Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị, và một trong số đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn này được sử dụng để trang trải các khoản chi phí cần thiết cho cửa hàng. Vậy nên, các bạn cần phải nắm rõ những chi phí mở spa cho thú cưng, để từ đó chuẩn bị đầy đủ hơn cho nguồn vốn ban đầu. May In Thêu Hải Triều sẽ giúp các bạn làm điều đó.

az chi phi mo spa cho thu cung

I. Mở spa cho thú cưng, chó mèo hết bao nhiêu tiền? A-Z

Khi kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào, phần chi phí luôn là điều mà các chủ kinh doanh quan tâm nhất. Chúng ta cần xác định rõ được khoản chi phí cố định, và chi phí không cố định để có một sự chuẩn bị tốt nhất cho việc kinh doanh.

chi phi mo spa cho thu cung

1. Các khoản chi phí cố định khi mở spa thú cưng

Chi phí cố định là một loại chi phí mà không bị thay đổi phụ thuộc vào các chi phí là doanh thu (bảo hiểm, thuê nhà, thuê tài sản, lãi vay) hoặc quy mô của hoạt động sản xuất. Nói dễ hiểu hơn thì chi phí cố định là khoản tiền chi phí mà chúng không bị thay đổi, trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh đang diễn ra. Các khoản chi phí cố định khi mở spa thú cưng sẽ bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, tiền cơ sở vật chất, chi phí trang trí.

a. Chi phí thuê mặt bằng

Để việc kinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tìm một địa điểm mặt bằng hợp lý. Ưu tiên những nơi có nhiều người qua lại, là khu vực trung tâm có nhiều người dân, có chỗ gửi xe và là nơi mà mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm.

Mỗi địa điểm sẽ có các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh mà chúng ta sẽ đưa ra sự lựa chọn hợp lý. Hiện nay, giá tiền thuê một địa điểm để kinh doanh giao động rất lớn. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh, tối thiểu để có được một mặt bằng vừa ý, bạn phải đầu tư tối thiểu 10 triệu đồng/tháng cho vấn đề này.

Mức giá này sẽ thấp hơn, nếu bạn chọn những mặt bằng nằm ở trong hẻm. Vì vậy, mặc dù đây sẽ là khoản chi phí cố định, nhưng khoản chi phí này rất khó để dự đoán được một cách chính xác. Chỉ khi bạn đã tìm được mặt bằng cố định, thì mới ghi mục chi phí này một cách cụ thể vào bảng kế hoạch của mình.

b. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho cửa hàng

Đây là khoản chi phí cần có để nhập hàng hóa, đầu tư các trang thiết bị cần thiết, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của spa. Khoản mục này cũng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, để đưa ra được tổng chí phí hợp lý. Dưới đây sẽ là một số ví dụ cho các bạn tham khảo về mức giá hiện tại của các trang thiết bị trong spa thú cưng:

  • Bộ kéo cắt tỉa lông chó mèo: Bao gồm kéo thẳng, kéo cong, kéo răng cưa và lược: GIá tham khảo 1.500.000đ.
  • Chuồng chuyên dụng: Giá giao động từ 300.000đ – 1.500.000đ.
  • Lồng vận chuyển: Đối với những dịch vụ đưa và đón pet tại nhà, chúng ta cần mua thêm lồng vận chuyển. Mức giá cho lồng vận chuyển hiện tại giao động từ 250.000đ – 1.200.000đ.
    • Lồng kích thước: 48x31x31 cm (Tối đa 5KG).
    • Lồng kích thước: 60x36x36 cm (Tối đa 7KG).
    • Lồng kích thước: 67x47x47 cm (Tối đa 15KG).
    • Lồng kích thước: 80x58x58 cm (Tối đa 25KG).
    • Lồng kích thước: 92x 62×68 cm (Tối đa 40KG).
  • Lồng sấy: Lồng sấy có chế độ sấy tự động, pet sẽ được đặt cố định ở bên trong để thực hiện công việc này. Lồng sấy tự động có giá khoảng 9.000.000đ.
  • Máy sấy lông chó mèo: Máy sấy lông chó mèo chuyên dụng CHUNZHOU BS2400CZ, giá tham khảo 1.800.000đ.
  • Máy sấy tay: Loại máy sấy này sử dụng cho mèo hoặc những chú chó có kích thước nhỏ như Poodle. Chi phí cho máy sấy cầm tay khoảng 500.000đ.
  • Bồn tắm chó mèo: Bồn tắm có nhiều loại và có các mức giá khác nhau. Những loại bồn tắm có kết hợp massage giá giao động từ 15.000.000đ – 18.000.000đ. Những loại bồn tắm thông thường khác có mức giá khoảng 7.000.000đ – 10.000.000đ.
  • Đồ chơi: Đồ chơi cho chó mèo rất đa dạng, bạn có thể mua nhiều hoặc ít tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của cửa hàng. Các món đồ chơi có giá giao đông từ 5.000đ – 200.000đ. Một số món bạn có thể tìm mua như: Bàn cào móng cho mèo, xương đồ chơi cho chó, vịt cao su, bóng đồ chơi chút chít hình bàn chân, mặt chó, đồ chơi quả tạ gai có chuông, đồ chơi xương gai cong chữ S cho chó, đồ chơi chuột lò xo đế mút gắn kính…

chi phi mua sam do choi cho cho meo

  • Nệm nằm: Nệm nằm trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại. Mức giá giao động từ 150.000đ – 350.000đ. Bạn có thể chọn mua loại nào tùy thuộc vào sở thích và phong cách trang trí của cửa hàng.
  • Cát vệ sinh: Cát vệ sinh cho chó mèo cần phải có để xử lý chất thải của pet. Giá bán hiện tại khoảng 65.000đ/5 lít, 110.000đ/10 lít.
  • Thức ăn cho chó mèo: Thức ăn cho chó mèo bao gồm thức ăn khô và thức ăn ướt. Hiện nay các dòng thức ăn được sử dụng phổ biến như: Nutrience Original, Royal Canin, Pet Choy… Mỗi loại thức ăn sẽ có mức giá khác nhau, tuy nhiên mức giá cũng sẽ giao động từ 60.000đ/túi – 500.000đ/túi.
  • Bộ làm móng cho chó mèo:
    • Kềm cắt móng: Giá giao động từ 90.000đ – 300.000đ
    • Máy mài móng: 350.000đ – 600.000đ.
  • Các loại sữa tắm: Sữa tắm cho chó mèo hiện nay có rất nhiều loại như Borammy, sos Đài Loan, Hantox Shampoo Việt Nam, OLIVE Olive Trung Quốc, Bio Care Việt Nam, Bio Jolie Việt Nam, Julyhouse Việt Nam, Joyce & Dolls. Tropiclean Oxymed của Mỹ… Bạn có thể chọn một trong những loại sữa tắm này, với mức giá giao động từ 40.000đ – 500.000đ. Ngoài ra, bạn cần mua đủ các loại sữa tăm bao gồm sữa thắm thông dụng, sữa tắm viêm da, sữa tắm nấm da…
  • Khăn lau: Nên chọn mua những loại khăn có bông mềm, thấm hút tốt. Với loại khăn có kích thước 43cm x 66cm, mức giá hiện tại chỉ khoảng 60.000/chiếc.
  • Thuốc nhuộm: Đối với pet, không được sử dụng thuốc nhuộm tóc của con người. Bạn cần mua loại dùng riêng cho chó mèo. Trên thị trường hiện nay, mức giá cho một chai thuốc nhuộm giao động từ 60.000đ – 350.000đ.
  • Bộ vệ sinh tai cho chó mèo: Bao gồm dung dịch vệ sinh, bông gạc. Giá trung bình cho dung dịch vệ sinh khoảng 100.000đ/chai.

chi phi sam sua trang thiet bi spa thu cung

Như vậy, chi phí để sắm sửa các thiết bị cần có cho một tiệm spa thú cưng là khá lớn. Tối thiếu để công việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi, chúng ta cần phải bỏ ra khoảng 50.000.000đ – 60.000.000đ.

c. Chi phí sửa và trang trí cửa hàng

Ngoài khoản mục tiền thuê mặt bằng kinh doanh, chúng ta cũng cần phải tu sửa, trang trí để spa thu hút được nhiều khách hàng hơn. Một số ý tưởng thiết kế cho spa thú cưng các bạn có thể tham khảo:

  • Sơn tường.
  • Dán giấy: Giá trung bình dán tường hiện tại trên thị trường bao gồm thi công khoảng 250.000đ – 350.000/m².
  • Lắp đặt trần thạch cao: Giá thi công trần vách thạch cao trọn gói + Sơn bả hoàn thiện:
    • Trần chìm: 210.000đ/m².
    • Vách 1: 210.000đ/m².
    • Vách 2: 300.000đ/m².
    • Trần thạch cao tấm thả 600 x 600mm: 140.000đ/m².
  • Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng: Tùy thuộc vào cách lắp đặt thiết bị ở cửa hàng, để có hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý nhất.
  • Tủ trưng bày sát vách tường bằng gồ MDF:
    • Kích thước: 1200mm × 300mm – 400mm × 2000mm – 2400mm, có giá từ 3.200.000đ – 4.500.000đ tùy thiết kế.
    • Kích thước: 2400mm × 300mm – 400mm × 2001mm – 2400mm, có giá từ 4.800.000đ – 5.800.000đ tùy thiết kế.
    • Kích thước: 4800mm × 300mm – 400mm × 2002mm – 2400mm, có giá từ 7.500.000đ – 10.000.000đ tùy thiết kế.
  • Kệ trưng bày độc lập MDF: Kích thước 950mm – 1500mm × 600mm – 1000mm × 600mm – 1500mm, kính cường lực, khung sắt sơn tĩnh điện hoặc Inox, có giá từ 3.500.000đ – 5.500.000đ tùy thiết kế.
  • Lắp đặt quầy thu ngân: Kích thước chiều dài 1000mm – 1500mm, chiều rộng 600mm – 800mm, cao 750mm – 850mm. Quầy được làm bằng gỗ MDF sơn PU, mặt kính 8 ly, có ngăn để máy tính, ngăn đựng tiền, khóa… sẽ có mức giá khoảng 3.800.000đ – 5.500.000đ.
  • Lắp đặt biển quảng cáo ngoài cửa tiệm bằng Alu, chữ Mica phát sáng chân: Chi phí cho biển quảng cáo giao động từ 15.000.000đ – 20.000.000đ.

mo spa thu cung can nhung gi

2. Các khoản chi phí không cố định khi mở spa thú cưng

Chi phí không cố định hay còn được gọi là chi phí biến đổi. Khoản chi phí này có thể thay đổi do một số tác động từ bên ngoài, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy khi mở spa thú cưng, những khoản chi phí nào được xem là chi phí biến đổi.

a. Chi phí thuê nhân viên

Với những tiệm spa thú cưng có quy mô nhỏ, ban đầu bạn chỉ cần thuê 1 đến 2 nhân viên. Sau một thời gian hoạt động khả thi, lúc này số lượng nhân viên cần thuê sẽ tăng lên. Những nhân viên có chuyên môn bạn cần trả tiền lương từ 5 triệu đồng – 6 triệu đồng/tháng, đối với nhân viên part-time, mức lương phải trả cho nhân viên khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Như vậy, đây là khoản chi phí bạn sẽ phải bỏ ra sau khi cửa bắt đầu hoạt động được 1 tháng. Số tiền này có thể sẽ không nằm trong số vốn ban đầu, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị để đề phòng những tháng đầu tiên chưa thu lại nguồn doanh thu cố định.

Đồng phục giúp pet spa, pet shop ấn tượng hơn!

Đồng Phục Pet Shop

Đồng phục Poodle Family

Đồng Phục Pet Shop

Đồng phục Arale Petshop

Xem thêm các mẫu áo Pet Shop

b. Tiền điện, tiền nước

Hàng tháng bạn phải chi ra một khoản tiền cho hai khoản chi phí là tiền điện và tiền nước. Số tiền này không cố định, mà chúng sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của cửa hàng.

c. Các loại tiền phát sinh khác

Trong quá trình cửa hàng kinh doanh, có thể một số đồ dùng sẽ bị hỏng, đèn sẽ bị cháy… Vì vậy, cần phải chuẩn bị một khoản chi phí dự trù để trang trải và bù đắp cho những sự cố này. Đây là khoản chi phí rất ít cửa hàng sẽ chuẩn bị, tuy nhiên để quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi, cũng như đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình làm việc, thì khoản chi phí dự trù cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo.

II. Một số lưu ý bạn cần biết về các khoản chi phí khi mở spa thú cưng

Khi tính toán các khoản chi phí để mở spa thú cưng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Giá tiền không tính cho nhiều đơn vị sản phẩm: Trong những khoản chi phí đã đưa ra, trong đó có một số chi phí chỉ được tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Vì vậy nếu bạn đầu tư nhiều hơn, thì cần phải khi rõ khoản chi phí này vào bản kế hoạch. Ví dụ như lồng vận chuyển, nếu cửa hàng cần từ 2 đến 3 cái, thì cần nhân thêm số lượng vào để tổng chi phí hợp lý nhất. Hay máy sấy cầm tay, có thể bạn sẽ mua 2 cái, 3 cái hoặc có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của cửa hàng. Vì vậy cần hạch toán một cách chi tiết để dễ dàng cho việc tính lợi nhuận sau này.
  • Chi phí thuê mặt bằng chiếm khá lớn trong tổng nguồn vốn: Khi tính toán khoản tiền cho mục thuê mặt bằng, các bạn cần phải tổng số tiền phải bỏ ra ban đầu. Vì các chủ nhà thường sẽ làm hợp đồng cho thuê 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần. Vậy nên, khi tính tiền thuê mặt bằng spa thú cưng, chúng ta không nên quên chi tiết này nhé.
  • Mở spa thú cưng tiết kiệm chi phí những vẫn phải đảm bảo chất lượng: Có thể những đồ dùng, trang thiết bị mà bạn sắm sửa sẽ chỉ ở ngang mức giá bình dân. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng chúng đầy đủ, cũng như phục vụ tốt nhu cầu cho khách hàng.
  • Hãy tham khảo tất cả các loại chi phí trước khi mở spa thú cưng: Từ những chi phí cố định, cho đến chi phí không cố định, bạn hãy tham khảo hết tất cả các loại chi phí sẽ phải bỏ ra trong thời gian đầu, và chi phí sẽ phát sinh trong lúc hoạt động kinh doanh, để từ đó biết được tối thiểu khoản chi phí cần phải có. Nếu chủ động hơn trong tài chính, bạn sẽ tính toán được khoảng thời gian mà cửa hàng bắt đầu thu lại được lợi nhuận. Từ đó, việc đầu tư cũng sẽ gặp ít rủi ro hơn.

Xem thêm:

Spa thú cưng là một cơ sở chăm sóc sức khỏe, và làm đẹp cho các pet. Tuy nhiên, để mở cửa hàng kinh doanh một cách thuận lợi, ngoài kiến thức và sự hiểu biết về chuyên ngành, nguồn vốn cũng chiếm một phần rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần có một bảng chi tiết về các khoản chi phí cần phải có khi mở cửa hàng. Hy vong, qua bài viết trên, mọi người sẽ tham khảo được một số thông tin hữu ích nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *