Thay vì những loại bao bì nilon bình thường, hiện nay chúng ta thấy rất nhiều các loại túi có quai xách, có thể giặt rửa để sử dụng được nhiều lần. Ở đâu đó chúng xuất hiện rất nhiều nhưng có lẽ cái tên chính xác của chiếc túi không phải ai cũng biết.

Chúng có một cái tên rất lạ tai đó là túi vải không dệt, để nắm rõ kiến thức hơn về loại túi này, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều trả lời những câu hỏi như: Túi vải không dệt là gì? Vải không dệt là gì? Và chúng được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào nhé.

Hinh anh tui vai khong det la gi

I. Túi vải không dệt là gì?

1. Túi vải không dệt là gì?

Là loại túi được làm từ vải không dệt có thành thành cấu tạo chủ yếu từ các sợi tổng hợp. Chúng được tạo ra bằng các phương pháp hoá học, cơ học, nhiệt học và dung môi. Túi vải không dệt là sản phẩm bao bì được sử dụng thay thế cho túi nilon. Chúng tiện ích hơn, chắc chắn hơn nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Vải không dệt là gì?

Để biết rõ hơn về túi vải không dệt, trước hết chúng ta phải hiểu về loại vải không dệt. 

Vải không dệt là loại vải được tạo thành không phải qua quá trình dệt kim hay dệt thoi, mà chúng được tạo ra nhờ vào các phản ứng hoá học nhằm tạo ra những nguyên liệu tổng hợp sau đó sẽ tiếp tục trải qua các phản ứng nhiệt học, cơ học, dung môi…để tạo thành các sợi vải nhân tạo và những sợi vải này sẽ được cán nhiệt để tạo thành những tấm vải lớn.

Hinh anh vai khong det la gi

Vải không dệt được ứng dụng nhiều để may các loại túi xách hàng ngày thay thế cho bào bì. Bởi chúng có độ bền và được sử dụng nhiều lần nên hạn chế được các chất rác thải bị đưa ra ngoài môi trường. Rất nhiều người xem vải không dệt là một loại vải sinh thái bởi sử dụng chúng tiện lợi hơn và bảo vệ môi trường hơn bao bì nylon.

Vải không dệt có ưu điểm lớn như độ bền cao, in ấn dễ dàng giúp cho những doanh nghiệp sử dụng để in thông tin cũng như in logo doanh nghiệp lên vải. Ngoài ra vái có giá thành rất thấp nên ai ai cũng có thể sử dụng chúng.

3. Tại sao túi vải không dệt lại ra đời

Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, túi vải không dệt đã ra đời với những lý do như sau:

  • Thay thế cho túi nilon, tăng hiệu quả bảo vệ môi trường.
  • Tăng độ thẩm mỹ cho các loại túi xách hàng ngày.
  • Khách hàng ưu chuộng độ bền và tuổi thọ của túi, có thể giặt sạch sử dụng trong nhiều lần.
  • Có thể in ấn dễ dàng nhằm quảng cáo các sản phẩm cho các doanh nghiệp và cơ sở bán hàng.

4. Một số ứng dụng của túi vải không dệt

Túi vải không dệt được ứng dụng nhiều trong việc đựng những đồ dùng cá nhân. Thay vì sử dụng balo, chúng ta có thể dùng túi vải không dệt đựng một số đồ vật dụng đi đường hàng ngày. Điều này sẽ làm cho chúng ta tiện hơn trong việc lấy đồ và sử dụng chúng. Ngoài ra túi vải không dệt còn có thể dùng để đi chợ, đi siêu thị thay cho giỏ. Giỏ xách sẽ nặng hơn và bất tiện hơn rất nhiều.

Nhiều cửa hàng thời trang dùng túi vải không dệt để gói và đựng những sản phẩm áo quần cho khách mang về. Không những thế trên túi vải còn được in logo và địa chỉ, giúp cửa hàng quảng bá được thương hiệu đi muôn nơi.

Trong nông nghiệp, túi vải không dệt còn được sử dụng rất nhiều trong việc bảo quản các loại nông sản như lúa, gạo, nếp, các loại hạt, bột ngũ cốc hay kể cả dùng để đựng phân bón.

II. Phân loại túi vải không dệt

1. Theo quy trình sản xuất

  • Túi vải không dệt dán nhiệt: Là loại túi có quy trình sản xuất đều được thực hiện bằng máy móc và theo dây chuyền hiện đại bao gồm các công đoạn như: Tạo vải không dệt, may túi, dán quai, hàn viền…
  • Túi vải không dệt thủ công: Là loại túi có các công đoạn sản xuất như may viền, dán quai, in ấn được làm thủ công không qua máy móc.

2. Phân loại theo kiểu dáng

  • Túi vải không dệt cắt quai, đục lỗ: Là loại túi vải không dệt được làm từ chất liệu cao cấp, có độ dày và các thông số khác phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng. Túi vải có khả năng phân huỷ sinh học cao, thân thiện với môi trường, có tuổi thọ kéo dài và trọng lượng nhẹ.
  • Túi vải không dệt đựng áo quần: Đây cũng là loại túi có trọng lượng nhẹ, có độ thẩm mỹ khá cao. Ngoài ra túi không dệt loại này được tạo ra nhằm in ấn tên thương hiệu để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó còn được dùng để đựng quà tặng hay hàng khuyến mãi. Chúng được tạo ra với những kích thước hay thiết kế tuỳ thuộc vào người đặt hàng và sử dụng nó.

Cac loai tui vai khong det

  • Túi vải không dệt đi siêu thị: Thường là những loại túi có kích thước lớn để người dùng khi đi siêu thị có thể bỏ được nhiều hàng hoá khác nhau. Bên cạnh đó túi rất dày và có độ bền cao nên có thể sử dụng được rất nhiều lần.
  • Túi vải không dệt đựng nông sản: Là loại túi thường được dùng để đựng các sản phẩm nông sản. Túi có khả năng chống thấm nước, không bị không khí bên ngoài lọt vào đảm bảo cho nông sản không bị các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào. Ngoài ra túi vải đựng nông sản còn có dộ co giãn khá tốt.

III. Quy trình sản xuất vải không dệt

1. Tạo vải không dệt

Để sản xuất vải không dệt, các hạt nhựa PP sẽ được đun nóng ở nhiệt độ cao rồi sau đó sẽ tiếp tục đưa vào máy móc để tạo thành những sợi vải nhỏ. Những sợi vải này sẽ cho vào máy cán nóng để ép thành những tấm vải lớn. Trước khi vải được nhuộm, công nhân sẽ đưa vải vào khuôn có hình như tổ ong, làm cho tấm vải có bề mặt giống như các loại vải dệt là các sợi ngang và sợi dọc dệt chồng và đan vào nhau.

2. Làm túi vải không dệt

a. Vẽ sơ đồ

Tuỳ theo kích thước cũng như các loại túi vải khác nhau mà chúng có sơ đồ khác nhau. Sơ đồ sẽ được công nhân vẽ trực tiếp lên tấm vải dùng để tạo ra nó.

b. Cắt vải không dệt

Vải không dệt sẽ được cắt theo sơ đồ đã được vẽ trước đó. Nếu cắt bằng máy thì các tấm vải sẽ được đặt chồng lên nhau rồi sau đó tấm vải mẫu sẽ được đặt lên trên cùng. Tiếp đến thợ may sẽ canh sao cho lưỡi dao đi đúng phần chỉ đã được vẽ trên mẫu. Đây được xem là công đoạn khó khăn cũng như cần độ chính xác cao nhất.

c. May túi vải không dệt

Những tấm vải đã được cắt rời ra sẽ được đem đi in hoặc thêu, tuỳ theo mẫu thiết kế của từng loại. Sau đó chúng được chuyển đến bộ phân may để ráp các bộ phận thành chiếc túi hoàn chỉnh.

d. Hoàn thiện sản phẩm

Các túi hoàn chỉnh sẽ được chuyến đến bộ phận kiểm tra chất lượng. Kiểm tra xem kỹ thuật may đã đạt chưa hay khâu in ấn đã chính xác chưa. Sau khi khâu kiểm tra hoàn tất, túi vải sẽ được gói lại cẩn thận và chuyển đến người đặt may.

IV. Cách in túi vải không dệt

Dưới đây sẽ cách in túi vải không dệt theo kỹ thuật in lụa thủ công.

1. Pha keo

Lấy keo PVA đem đi nấu sau đó cho một chiếc lọ nhỏ nhằm tiện lợi hơn khi sử nó. Keo PVA phải được nấu có độ sệt vừa phải, như vậy khi tráng lên khung sẽ dễ hơn là keo bị lỏng. Bạn cũng không nên nấu keo quá đặc, vì như vậy khi trải lên khung nó sẽ không được đồng đều. Keo PVA không được tiếp xúc với nhiệt độ cao tránh làm thay đổi các tính chất vốn có của nó.

2. Tẩy khung in lưới

Những vết mực cũ còn lại sót trên khung nên được làm sạch trước khi in mẫu mực mới. Để làm sạch các vết mực này, chúng ta sẽ tẩm dầu hôi vào giẻ lau sau đó chùi mạnh lên các vết mực còn sót lại. Tiếp đến cho vào khung một ít thuốc tím, sử dụng giẻ lau đã thấm nước xoa đều thuốc tím này lên toàn bộ phần keo PVA. 

Để phần keo được dễ dàng lấy ra hơn, chúng ta tiếp tục cho thêm axit oxalic vào, chùi nhẹ thêm một lần nữa thì khung hoàn toàn đã được làm sạch. Rửa lại với nước nhiều lần và đem khung đi phơi.

3. Kỹ thuật chụp khung lụa

Kỹ thuật chụp khung lụa sẽ được diễn ra theo trình tự các bước như sau:

  • Tráng keo
  • Chụp bản: Bỏ phim hoặc bản in giấy can của hình cần chụp lên bàn chụp rồi áp khung lên phim.
  • Dùng tấm vải đen có kích thước lọt khung để đặt khích vào và đè lên tấm phim vừa đặt.
  • Đặt tiếp tấm xốp đè lên tấm vải đen, rồi tiếp đến sẽ đặt kính lên trên
  • Dằn thêm một cục đá nữa rồi sẽ bật đèn chụp.
  • Bỏ thử 1 tờ giấy vào để in, giấy sẽ được cố định bằng băng keo
  • Đặt giấy lên bàn in rồi điều chỉnh khung sao cho tờ giấy in được cố định
  • Cho mực vào khung, tiến hành gạt mực và tiếp tục nâng khung lên để mực được in đều trên toàn khung.

Uu diem tui vai khong det

V. Ưu điểm và nhược điểm của túi vải không dệt

1. Ưu điểm

  • Độ bền cao: Sản xuất nhằm thay thế cho bao bì nilon nên túi vải không dệt được làm chắc chắn hơn, sử dụng được nhiều lần cũng như tuổi thọ được kéo dài hơn.
  • Chống thấm nước: Túi vải không dệ có khả năng chống thấm nước tuyệt đối, rất tiện dụng khi dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm
  • Trọng lượng nhẹ: Túi được sản xuất có loại dày loại mỏng, nhưng loại túi nào cũng có trọng lượng rất nhẹ, không gây khó khăn cho người sử dụng khi mang theo.
  • Chứa được sức nặng lớn: Những chiếc túi vải không dệt có loại được sản xuất chứa được đồ đạc có trọng lượng lên đến 25kg.
  • Giá thành rẻ: Đều được làm từ máy móc và các thành phần tổng hợp nên túi vải không dệt có chi phí sản xuất rất thấp giúp cho giá thành của sản phẩm được hạ xuống rất nhiều.

2. Nhược điểm

Túi vải không dệt rất dễ bắt lửa vì chúng được hình thành từ quá trình nung nóng chảy các hạt nhựa. Vì vậy khi gặp nhiệt độ quá cao hay tiếp xúc gần với lửa, túi vải không dệt sẽ rất dễ bị cháy.

Ngày nay, túi vải không dệt ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi ứng dụng của chúng ưu việt hơn rất nhiều các túi bao bì nilon bình thường. Không những vậy, sử dụng túi vải không dệt còn góp một phần nhỏ vào công tác bảo vệ môi trường giữ cho trái đất luôn xanh sạch đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *