Mực in được sử dụng cho các công nghệ in ấn được chia thành hai loại chính: Mực in gốc dầu và mực in gốc nước. Trong đó, mực in gốc nước được cho là loại mực có thể tiết kiệm được nhiều thời gian in ấn hơn. Vậy tại sao chất liệu lại có ưu điểm này, chúng ta hãy tìm hiểu xem mực in gốc nước là gì? để trả lời được câu hỏi này nhé. Xưởng In Lụa Hải Triều sẽ dẫn dắt những thông tin cơ bản, liên quan đến loại mực đặc biệt này, mời các bạn cùng theo dõi.

tim hieu ve muc in goc nuoc

I. Mực in gốc nước là gì?

1. Thành phần mực in gốc nước

Mực in gốc nước là loại mực được sử dụng chung dành cho các phương pháp in ấn hiện nay, và mực có thể hòa tan được trong nước. Mực có thành phần chính là nước, nhựa Acrylic, bột màu và wax tổng hợp. Mực có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường. Mực in gốc nước còn được gọi là “water based ink“.

muc in goc nuoc co the tan trong nuoc
Mực in gốc nước – Water-based ink

Được sử dụng để in các hình ảnh lên nhiều vật liệu khác nhau. Để nhận biết được đâu là mực gốc nước, bạn chỉ cần nhỏ mực vào nước, mực sẽ nhanh chóng hòa quyện và tan trong nước. Ngoài ra, mực không cần phải xử lý sấy khô nhưng vẫn có thể khô được trong không khí tự nhiên.

muc in goc nuoc la gi

2. Các loại mực in gốc nước

b. Mực in Dye UV

Mực in Dye UV là một trong những loại mực in gốc nước khá được ưa chuộng hiện nay. Mực in Dye UV được sản xuất với 6 gam màu. Mực được tăng cường UV nhằm bảo vệ cho hình ảnh chống lại được tia cực tím. Mực có thời gian làm khô khá lâu, nên sẽ dễ bị nhòe khi bị nước vướng vào.

muc in goc nuoc dye uv

Hình ảnh được tạo ra từ mực in Dye UV rất sống động và sắc nét. Ngoài độ mịn ra, nhờ vào lượng UV được bổ sung vào mực, đã giúp cho hình ảnh khi in luôn nổi bật. Tuy nhiên, mực sẽ dễ bị nhòe khi gặp nước. Cần bảo quản các hình trong nhiệt độ thông thường, tránh ánh nắng quá lớn, để giúp hạn chế phai màu mực. Mực in Dye UV được ứng dụng nhiều trong công nghệ in offset và in Flexo.

Mực phát huy tác dụng tốt khi được in trên các sản phẩm như: In hình hàn quốc, hình thẻ, chân dung, ảnh du lịch, lưu niệm, in card visit, in tờ rơi, quảng cáo, tài liệu, in menu, in catalogue, in bản vẽ, in nhãn đĩa CD, in bao đĩa, hình siêu âm, in tem nhãn giấ, tem nhãn 7 màu, tem decal vỡ, tem bảo hành, in tem quảng cáo,…

b. Mực in Inktec

Đây là loại mực in giúp bảo vệ được các đầu phun không bị khô và tắc. Mực in Inktec có 6 màu chính là: Đen (Black – B), xanh (Cyan – C), đỏ (Magenta – M), vàng (Yellow – Y), đỏ tươi (Light Madenta – LM), xanh (Light Cyan – LC). Mực có xuất xứ từ Hàn Quốc, và cho ra được sản phẩm đạt hiệu quả cao đến 90%.

c. Mực in Inkmate

Mực in Inkmate cũng là một loại mực in gốc nước có xuất xứ từ Hàn Quốc. Ngoài 6 màu tương tự như mực in Inktec, mực in Inkmate còn có thêm màu cam (Orange – O), xanh (Green – G).  Mực in Inkmate giúp sản phẩm tạo ra có độ sáng nhất định, sắc nét và đặc biệt không gây hại đầu phun. Mực có giá thành khá rẻ, và còn được gọi là mực in liên tục. Mực in Inkmate dùng được cho máy in phun Epson 4 màu hoặc 6 màu.

muc in goc nuoc inkmate

d. Mực in Furukawa

Mực in Furukawa là một loại mực in gốc nước, thường được dùng để in lên bề mặt các chất liệu vải như: Cotton, polyester hay cotton TC. Là loại mực có xuất khẩu từ Nhật Bản, đậm đặc và có nhiều ưu điểm vượt trội. Sử dụng mực in Furukawa không làm cho bề mặt vải giảm đi độ thông thoáng. Sản phẩm hoàn thiện luôn sáng bóng, và mềm mại. Chất liệu giúp áo luôn bền màu, và vẫn giữ lại được độ co giãn cho trang phục.

Mực in Furukawa có mùi nhẹ, an toàn với người sử dụng, nhanh khô và có thể tự khô không cần phải trải qua quá trình hong sấy. Các sản phẩm sử dụng loại mực in này, cần được tránh những nơi có nhiệt độ cao. Sau khi sử dụng, có thể dùng nước hoặc dung môi Aquades để tẩy rửa sạch khung in.

Ngoài 4 loại mực in gốc nước trên, ở Việt Nam còn sử dụng những loại mực khác như: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, CSC,…

II. Đặc điểm mực in gốc nước

1. Ưu điểm

  • Tạo ra hình ảnh mềm mại: Mực in gốc nước khi in trên vật liệu, sẽ tạo thành một lớp mực mỏng, nên sau khi in sản phẩm thường mềm mại hơn. Khi cảm nhận bằng tay, chúng ta sẽ thấy bề mặt vải mềm hơn, và không bị cứng so với mực in gốc dầu.
  • Độ thông thoáng cao: Mực in gốc nước không có thành phần PVC, nên khi in sẽ không tạo thành một lớp nhựa phủ trên vải. Mực in chỉ bám lại trên những sợi vải, còn những lỗ thoáng khí vẫn có độ hở, nên người mặc vẫn cảm thấy thoải mái khi sử dụng.
  • Giá thành rẻ: So với mực in gốc dầu, mực in gốc nước có giá thành rẻ hơn. Nên chi phí để tạo những bản in có giá thấp hơn rất nhiều.
  • Hình ảnh sắc nét: Mặc dù mực có giá thành rẻ, nhưng vẫn tạo ra được những thành phẩm sắc nét và có độ chính xác khá cao.

dac diem muc in goc nuoc

2. Nhược điểm

  • Độ bền không cao: Những hình ảnh sau khi in sẽ có thời gian sử dụng khoảng 5 đến 6 tháng. Chính vì vậy đối với những sản phẩm in cao cấp, sẽ không sử dùng loại mực này để in. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, mực sẽ phai màu hoặc bị bong tróc.
  • Không có khả năng kháng nước: Mực dễ bị nhòe khi gặp nước, nên thông thường sau khi in, các sản phẩm sẽ được cán màng hoặc ép plastic để bảo vệ.
  • Không in được trên sản phẩm tối màu: Mực in chỉ thực sự phát huy được hiệu quả, nếu như được in trên bề mặt sáng hoặc trắng. Nếu như in trên áo thun màu đen, thông thường sẽ sử dụng mực gốc dầu thay vì mực gốc nước.

III. Mực in gốc nước được sử dụng trong công nghệ nào?

1. Mực in Flexo gốc nước

Mực in gốc nước được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ in Flexo. Công nghệ in Flexo là công nghệ in bản nổi. Bề mặt cần in phải có bề mặt nổi hơn bề mặt còn lại. Khi in, mực in sẽ chuyển từ khay mực sang trục quay tròn. Trục quay tròn này tiếp tục được quay đến trục anilox, trục anilox có nhiệm vụ chuyển màu mực lên sản phẩm cần in.

cong nghe in flexo

Mực in gốc nước khi sử dụng trong công nghệ Flexco, sẽ giúp sản phẩm nhanh khô khá bền. Trong công nghệ in Flexo, mực gốc nước thường được dùng để in bao tải, túi giấy, thùng carton hoặc những vật liệu không đòi hỏi quá cao về hình ảnh và màu sắc.

muc in flexo goc nuoc

2. Công nghệ in ống đồng

Trong công nghệ in ống đồng, mực in gốc nước cũng được sử dụng khá phổ biến. In ống đồng là công nghệ in lõm, tức những bề mặt in sẽ ở vị trí lõm, những phần không in sẽ nổi lên trên. Khi in ống đồng, có thể in được khối lượng sản phẩm lớn, những không hề giảm chất lượng của thành phẩm. Tuy nhiên, chữ khi in dễ bị vỡ thành ảnh.

Khi sử dụng mực in gốc nước trong công nghệ in ống đồng, sẽ giảm thiểu được chi phí cho khách hàng. Ngoài ra, mực còn giúp cho sản phẩm được khô nhanh chóng, tạo nên được các sản phẩm đạt chất lượng cao. Hình ảnh rõ ràng và tiết kiệm được thời gian khi in số lượng lớn.

3. Mực in lụa gốc nước

In lụa cũng là một trong những phương pháp in đem đến độ chính xác cao cho sản phẩm. Phương pháp được thực hiện theo nguyên lý đó là một phần mực in sẽ thấm qua lưới, và sau đó được in vào bề mặt vật dụng cần in. Mực in gốc nước được xem là loại mực chủ yếu, được ứng dụng cho phương pháp này. Đôi với phương pháp in lụa thủ công, mực gốc nước dễ dàng thấm hút qua bề mặt vải, để tạo nên các thành phẩm có chất lượng cao.

muc in lua goc nuoc

Khi làm việc, con người phải tiếp xúc trực tiếp với mực in, nên mực in gốc nước sẽ có độ an toàn cao hơn những loại mực in khác. Tất cả các quá trình đều thủ công, không cần máy sấy để mực được hong khô, nên khi in lụa mực gốc nước sẽ được phơi tự nhiên.

4. Công nghệ in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt hay còn được gọi là in kỹ thuật số. Vì trong quá trình in, công việc được thực hiện tự động và không cần khung hay bản chụp. Trong phương pháp in chuyển nhiệt, mực gốc nước dễ dàng được thấm vào vật dụng cần in, tạo nên được một thành phẩm sắc nét và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi in ít tạo được các hiệu ứng đặc biệt vì mực rất nhanh khô.

Mực in gốc nước tuy là loại mực có độ bền không cao, nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng vì có độ an toàn cao. Chất liệu ngày nay được sản xuất nhiều, và có thể ứng dụng vào nhiều công nghệ in ấn khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn muốn in một loại hàng hóa cao cấp, thì không nên chọn loại mực in này. Mực in gốc nước chỉ thích hợp với những vật dụng ngắn hạn mà thôi.

Xem thêm: Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

Để tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như không đòi hỏi quá cao về chất lượng hình ảnh, bạn có thể chọn mực in gốc nước thay cho những loại mực khác. Đây sẽ là một sự lựa chọn chính xác hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Logo các Ngân hàng tại Việt Nam [✔️VECTOR]

Tổng hợp vector logo của các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam – danh [...]

8 Bình luận

Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

6 bình luận trong “Mực in gốc nước là gì? Thành phần & đặc điểm của mực in gốc nước

  1. Avatar of Linh Nguyen
    Linh Nguyen nói:

    Rất thú vị! Tôi chưa biết gì về mực in gốc nước trước đây, nhưng thông tin trong bài viết này thật sự rất hữu ích cho tôi. Cảm ơn bạn nhiều!

  2. Avatar of Tyna Dương
    Tyna Dương nói:

    Mực in gốc nước có độ bền cao hơn so với mực in truyền thống không? Em đang phân vân không biết nên chọn loại nào

  3. Avatar of Mai Tran
    Mai Tran nói:

    Quá tuyệt vời! Tôi thấy rất hợp lí sử dụng mực in gốc nước để tránh các chất độc hại cho sức khỏe. Cảm ơn bạn vì bài viết hay!

  4. Avatar of Lam Dao
    Lam Dao nói:

    Cảm ơn bạn đã giải đáp giúp tôi hiểu rõ hơn về mực in gốc nước. Bộ phận kỹ thuật của công ty tôi sẽ đã tìm cách áp dụng cho sản phẩm của mình luôn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *