Mực in gốc dầu là một loại mực được sử dụng để in các sản phẩm cao cấp. Không chỉ được dùng trong một công nghệ in, mực in gốc dầu được ứng dụng hầu hết trong mọi phương pháp in ấn. Vậy mực in gốc dầu là gì? Xưởng In Lụa Hải Triều sẽ giới thiệu đến bạn đọc những đặc điểm, cũng như ứng dụng của loại mực đặc biệt này nhé.
- Mực in gốc nước là gì? Thành phần & đặc điểm của mực in gốc nước
- Mực in Plastisol là gì? Ưu nhược điểm của mực Plastisol trong in ấn
I. Mực in gốc dầu là gì?
1. Mực in gốc dầu
Mực in gốc dầu là mực in có nguồn gốc từ dầu mỏ. Mực không tan được trong nước, có mùi nồng và được sử dụng trong các công nghệ in ấn hiện nay, nhằm tạo ra những hình ảnh có tính chân thực cao. Mực gốc dầu độc hại hơn mực gốc nước và được chia thành các phân cấp như sau:
- Không chì (Lead Free): Chì là một chất không tốt đối với sức khỏe của con người, đặc biệt đối với những thợ in. Khi cơ thể bị nhiễm độc chì sẽ gây ra những bệnh lý hiểm nghèo như: Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương hệ thống sinh sản, gây ra tình trạng giòn xương, loãng xương, tổn thương xương khó lành sau chấn thương. Người bị nhiễm độc chì còn có khả năng bị ung thư, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng. Vì vậy, nhiều loại mực in hiện nay đã giải phóng bớt chì để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Không kim loại nặng (Nonmetal): Kim loại nặng có thể hiểu là các chất tương tự như chì. Những kim loại nặng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Hiện nay, một số kim loại nặng ngoài chì ra có thể kể đến như: Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Asen (As), Crom (Cr). Và Crom là chất hóa học được sử dụng khá nhiều trong mực in. Vậy nên, mực in được chia phân cấp như thế này để người tiêu dùng chọn được sản phẩm cần mua.
- Không Phthalate (Phthalate free): Phthalate là một lớp các hóa chất, có thể được phối trộn như một phụ gia vào plastic để xử lý hiệu quả vật liệu. Tuy nhiên, chất hóa học này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Điển hình đó là gây ra rối loạn hóc môn, đặc biệt đối với các bé gái sẽ dậy thì sớm hơn nếu như nhiễm chất hóa học này. Vì vậy, đây là một chất hóa học bị hạn chế sử dụng.
- Không Formaldehyde (Formaldehyde free): Formaldehyde là một chất hóa học không thể tự đào thải ra khỏi cơ thể. Khi tiếp xúc quá nhiều với Formaldehyde, sẽ gây hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu. Formaldehyde đối với phụ nữ có thai có thể gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, đây cũng là một chất nên được hạn chế trong mực in, nhằm đảm bảo an toàn cho thợ in và người sử dụng.
2. Các loại mực in gốc dầu
a. Mực in Plastisol
Mực in plastisol là một loại mực có gốc dầu nhẹ, nên mùi hôi không quá nồng. Mực in plastisol phát huy tốt khi được in trên các chất liệu vải như cotton, cotton TC và denim. Ngoài ra, khi in cũng tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt như: Glitter, Foil, Clear gel, Flat print, Metallic. Đây là một loại mực không chứa chì, nên rất an toàn cho người sử dụng.
Mực in plastisol cũng cần phải sấy thì mực mới có thể khô được. Hình ảnh in được tạo ra luôn sáng đẹp và có độ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, bề mặt hình ảnh lại bị cộm và không được mềm mại. Với bề mặt kim loại và thủy tinh, mực in plastisol cũng không thể đáp ứng được.
b. Mực gốc dầu Pigment UV
Là một loại mực in gốc dầu và có độ bền cao. Mực được tăng cường UV nhằm giúp cho các hình ảnh có thể chống lại được tia cực tím. Mực được sản xuất với 6 màu tone màu chính: Đen (Black – B), xanh (Cyan – C), đỏ (Magenta – M), vàng (Yellow – Y), đỏ tươi (Light Madenta – LM), xanh (Light Cyan – LC).
Mực có độ bền cao, nên thường được sử dụng để in cho các sản phẩm ngoài trời như băng rôn hay biển quảng cáo. Mực Pigment UV không làm hại đầu phun.
c. Mực in pigment Ultra
Mực in Pigment Ultra có những đặc điểm tương tự như mực Pigment UV. Mực cũng giúp tạo ra được những sản phẩm sắc nét và hoàn hảo nhất. Lượng UV cũng được bổ sung nhiều nên hình ảnh luôn bám chặt, không dễ bị bong tróc, và có khả năng chịu ảnh hưởng của thời tiết rất tốt.
II. Đặc điểm mực in gốc dầu
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Nếu so với mực in gốc nước, mực in gốc dầu tạo ra được sản phẩm có độ bền cao hơn. Khả năng bám của hình ảnh trên sản phẩm có thể kéo dài đến vài năm, vì mực không có khả năng kháng nước nên mới sở hữu được ưu điểm này.
- In được trên nhiều chất liệu: Ngoài được in trên các loại vải, mực còn có thể được in trên bề mặt khác như thủy tinh, sứ, kim loại, nhựa, đồ gỗ…
- In được trên nhiều bề mặt: Không chỉ đối với những bề mặt có độ phẳng thì mực mới có thể in được. Những sản phẩm có bề mặt cong, mực in gốc dầu vẫn có thể tạo ra được một thành phẩm đẹp. Ngoài ra, mực có thể in đẹp trên những bề mặt tối và có nhiều màu sắc khác nhau
- Tăng tính thẩm mỹ: Hình ảnh được in ra có độ chính xác rất cao, màu sắc tươi sáng và sắc sảo. Một số loại mực in còn có thể tạo ra được những hình ảnh sống động và chân thực.
- Dễ dàng vệ sinh sản phẩm: Sau khi mực đã được khô hoàn toàn, chúng ta có thể vệ sinh chúng một cách dễ dàng mà không phải sợ nước hay hóa chất là hư hỏng.
- Tạo được nhiều hiệu ứng: Mực in gốc dầu không thể tự khô được, trong quá trình vì mực ướt nên có thể tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt.
2. Nhược điểm
- Độ an toàn không cao: So với mực in gốc nước, mực in gốc dầu nhiều chất hóa học độc hại hơn. Nên không an toàn cho người sử dụng.
- Hình in không mềm mại: Bản chất của mực in gốc dầu là một lớp nhựa được in trên vật phẩm. Chính vì vậy, sau khi mực khô, chúng ta sẽ sờ thấy hình ảnh bị cộm và cứng. Cảm giác các vật dụng được in sẽ dày hơn nhiều so với ban đầu.
- Giá thành khá cao: So với mực in gốc nước, loại mực này có giá thành cao hơn và dao động tùy từng sản phẩm.
- Độ thoáng khí thấp: Những mẫu áo thun được in mực gốc dầu sẽ làm áo bị bao phủ hoàn toàn, làm các lỗ thoáng khí trên áo sẽ bị bít lại. Vậy nên, sau khi in quần áo sẽ không được thông thoáng như ban đầu.
- Tốn nhiều thời gian in ấn hơn: Vì cần phải có quá trình sấy thì mực mới có thể khô, nên cần phải tốn nhiều thời gian hơn. Điều này làm cho tiến trình bị chậm trễ, không thể thực hiện được công việc liên tục.
III. So sánh mực in gốc dầu và mực in gốc nước
1. Sự giống nhau
Mực in gốc dầu và mực in gốc nước đều là hai loại mực được sử dụng trong các công nghệ in ấn. Mực được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau, nhằm giúp cho các sản phẩm in ấn được nổi bật và đa dạng hơn. Các loại mực in đều có thể được sử dụng trong nhiều công nghệ in khác nhau. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có các đặc điểm khác nhau, nhằm đáp ứng được nhu cầu thích hợp của người tiêu dùng.
2. Khác nhau
Thành phần:
- Mực in gốc nước: Mực in gốc nước có thành phần chủ yếu là nước. Và ngoài ra có thêm các chất phụ gia, bột tạo màu… để tạo nên một chất liệu hoàn chỉnh.
- Mực in gốc dầu: Là loại mực có gốc dầu, và được chế biến từ dầu mỏ.
Đặc điểm:
- Mực in gốc nước: Mực có thể tan trong nước, khi in nhanh khô và không gây hại cho đầu phun. Không có khả năng kháng nước, mực không có mùi dầu và không cần xử lý nhiệt sau khi in. Mực gốc nước chỉ in được trên nền vải sáng hoặc trắng.
- Mực in gốc dầu: Mực in gốc dầu không tan được trong nước. Sau khi in cần phải được sấy ở nhiệt độ khoảng 130 độ C, thì mực mới có thể khô lại được. Mực có mùi dầu, mùi dầu nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng sản phẩm. Mực in gốc dầu có thể in trên nhiều nền vải có màu sắc khác nhau, kể cả nền màu tối.
Sản phẩm:
- Mực in gốc nước: Mực in gốc nước cho ra sản phẩm mềm mại, sắc nét nhưng màu sắc không được sáng. Độ bền của sản phẩm có thể tồn tại được khoảng 5 tháng, sau đó sẽ phai màu hoặc bị bong ra.
- Mực in gốc dầu: Chất liệu giúp cho hình ảnh được tạo ra sống động, và sáng hơn. Tuy nhiên vải sẽ dày hơn so với in mực gốc nước. Sản phẩm có độ bền rất cao, kéo dài đến vài năm nếu như chúng ta biết cách bảo quản hợp lý.
Vệ sinh:
- Mực in gốc nước: Mực in gốc nước sau khi in sẽ dễ dàng vệ sinh hơn, có thể dùng nước để sạch làm lưới in.
- Mực in gốc dầu: Để làm sạch mực, cần phải sử dụng chất tẩy rửa để loại bỏ. Vì mực không tan trong nước, nên không thể sử dụng nước thường để vệ sinh.
IV. Ứng dụng của mực in gốc dầu
Tương tự như mực in gốc nước, mực in gốc dầu sẽ được ứng dụng trong nhiều công nghệ, và phương pháp in khác nhau. Theo mỗi công nghệ in, mực sẽ phát huy tối đa được chức năng, nhằm tạo ra được những sản phẩm hoàn hảo nhất.
1. Mực in lụa gốc dầu
In lụa là một kỹ thuật in thủ công, được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài mực in gốc nước, mực in gốc dầu vẫn được sử dụng trong công nghệ in ấn này. Để tạo ra được các bản in có độ bền cao hơn, người thợ in đã sử dụng những loại mực in có gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên, sau khi in, việc vệ sinh lưới in gặp nhiều khó khăn do mực không thể tan trong nước. Lưới in cần được vệ sinh ngay và sử dụng các chất tẩy rửa để được làm sạch.
2. Mực in chuyển nhiệt gốc dầu
Trong công nghệ in chuyển nhiệt, đa số tất cả các loại mực đều có thể được sử dụng. Mực gốc dầu được dùng phổ biến nhất có thể kể đến như: Pigment UV và Plastisol. Phương pháp in chuyển nhiệt giúp tạo được thành phẩm nhanh chóng, kết hợp với mực in gốc dầu nên luôn cho rời những bản hình ảnh sắc nét, chân thực nhất.
3. Mực in offset gốc dầu
Công nghệ in offset sử dụng mực gốc dầu nhiều hơn mực gốc nước. Để thực hiện phương pháp in này, các hình ảnh dính mực sẽ được ép các tấm offset (tấm cao su) sau đó mới được in lên giấy. Các sản phẩm thực hiện theo công nghệ offset luôn cho hình ảnh đẹp, màu sắc không bị lem. Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau từ phẳng đến sần sùi như: gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám.
4. Công nghệ in Flexo
Trong công nghệ in Flexo, cần mực có độ lỏng cao hơn nên mực in gốc dầu ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, để in những vật dụng cao cấp, người tiêu dùng vẫn muốn dùng loại mực này, để tạo ra những bản in có màu sáng và tạo được nhiều hiệu ứng hấp dẫn hơn.
Xem thêm: In logo lên áo – bảng giá, phương pháp in & câu hỏi thường gặp
Mực in gốc dầu mặc dù tạo ra được nhiều sản phẩm cao cấp, có độ bền cao nhưng lại có khá nhiều chất hoá học độc hại. Vậy nên, Hãy sử dụng loại mực này khi thật sự cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về mực in gốc dầu. Cũng như có thể phân biệt được với mực in gốc nước một cách dễ dàng nhất. Hẹn gặp lại mọi người trong những thông tin bổ ích sau.
Có thể bạn quan tâm:
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin về mực in gốc dầu. Tôi đã hiểu thêm về ưu điểm và nhược điểm của nó.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin về mực in gốc dầu. Tôi có câu hỏi về ứng dụng của nó trong in ấn quảng cáo, liệu có phù hợp không?
Tôi nghĩ mực in gốc dầu cũng có ứng dụng tốt cho in ấn trên vật liệu chịu nước. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Cảm ơn bạn đã giải thích chuyên sâu về mực in gốc dầu. Theo bạn, mực in gốc dầu có thể được sử dụng cho in ấn trên bề mặt khác như vải, da hay nhựa không?
Tôi đang có nhu cầu sử dụng mực in gốc dầu cho dịch vụ in ấn của mình, nhưng không biết mức độ độc hại của nó. Bạn có thể cho tôi biết thêm thông tin về điều này không?
Tuy nhiên, mực in gốc dầu có mùi khá nặng, có thể gây khó chịu cho người sử dụng. Đó là nhược điểm tôi nhận thấy.
Tôi cảm thấy mực in gốc dầu có khả năng chống thấm nước và chống phai màu tốt hơn so với loại mực in khác. Tuy nhiên, tôi cũng muốn biết thêm về các biện pháp giảm thiểu độc hại của mực in này.