ISO hay tiêu chuẩn ISO là gì? Chúng ta thường thấy những chứng nhận này được in trên bao bì các sản phẩm, tuy nhiên để được công nhận các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình sản xuất khắt khe và nghiêm ngặt. Ngành may mặc ở nước ta cũng như vậy, đây là một ngành công nghiệp đóng góp không nhỏ vào tỷ trọng sản phẩm nội địa của cả nước.
Để làm được điều này, các tiêu chuẩn ISO áp dụng trong ngành may mặc, được các tổ chức và doanh nghiệp cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Để biết những tiêu chuẩn ISO áp dụng trong ngành may mặc bao gồm những gì? May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp một số kiến thức hữu ích dưới đây, giúp các bạn nắm bắt chính xác thông tin hơn.
- GSM là gì? Cách tính định lượng vải áo thun tiêu chuẩn
- Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải
I. Giới thiệu về ISO
Trước khi tìm hiểu về các tiêu chuẩn ISO áp dụng vào ngành may mặc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ISO, cũng như tiêu chuẩn ISO là gì nhé.
1. ISO là gì? ISO ra đời như thế nào?
ISO là từ viết tắt của International Organization for Standardization (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế), đây là một tổ chức được thành lập vào ngày 23/02/1947, với mục đích hoạt động chính là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng cho thương mại và công nghiệp trên toàn thế giới.
Việt Nam là thành viên thứ 77 của tổ chức, trong hệ thống này, các tiêu chuẩn của Việt Nam được viết tắt là TCVN. Với việc tham gia vào tổ chức, đất nước ta ngày càng thuận lợi hơn trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Không những thế, những lợi ích mà ISO đem lại còn giúp cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm được đa dạng hơn, quy mô hơn.
Tiền thân của ISO là ISA (Liên Đoàn Quốc tế của các Hiệp hội Tiểu chuẩn hóa Quốc gia, được bắt đầu vào năm 1920. Tuy nhiên, đến chiến tranh Thế giới thứ 2 thì Hiệp hội bị đình chỉ. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, ISA mới được tái thành lập nhờ sự tiếp cận của UNSCC (Ủy ban Điều phối Tiêu chuẩn Liên hợp quốc), nhằm hình thành nên một cơ quan tiêu chuẩn toàn cầu mới.
Ngày 23/02/1947, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế mới được thành lập, sau khi được sự nhất trí hợp lực giữa các đại biểu của ISA và UNSCC. Với tổ chức này, 76 ủy ban kỹ thuật được đưa ra là những nhóm chuyên gia làm việc khác nhau.
Năm 1949, ISO đã chuyển trụ sở đến Geneva, Thụy Sỹ, đây cũng là trụ sở chính của Tổ chức. Đến năm 1951, tiêu chuẩn ISO đầu tiên đã được ra đời. Đây là tiêu chuẩn nhằm thiết lập nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn cho các phép đo chiều dài công nghiệp, có tên gọi là “ISO/R1:1951”. Cho đến nay, tiêu chuẩn này vẫn được cập nhật liên tục và sử dụng trong ngành công nghiệp.
Những thập kỷ về sau, các ủy ban khác được ra đời, đưa ra các tiêu chuẩn mới hơn như: Chất lượng về môi trường, đơn vị đo lường, contanier vận chuyển…
Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của tổ chức phải kể đến đó là tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn được xuất bản vào năm 1987, là tiêu chuẩn đầu tiên quản lý đến chất lượng. Năm 1996, ISO 14001 cũng đã được xuất bản và áp dụng. Nhờ vào những hiệu ứng tích cực đó, mà tổ chức đã bắt đầu chuyển hướng sang nhiều lĩnh vực hơn như: Quản lý năng lượng, trách nhiệm xã hội, an ninh thông tin…
Năm 2018, tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng được xuất bản, mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực. Giảm thiểu được một số lượng lớn các thiệt hại về tai nạn lao động trên toàn thế giới.
Đó chỉ là những tiêu chuẩn tiêu biểu mà tổ chức đã thành công trong việc công bố chúng với thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 22.000 tiêu chuẩn quốc tế đươc đưa ra, bao gồm tất cả các lĩnh vực đang hoạt động trên thị trường. 165 quốc gia đã đăng ký tham gia vào tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế, và được chia thành 3 loại thành viên như sau:
- Thành viên đăng ký: Đây là nhóm thành viên có thể cập nhật về những công việc của tổ chức, nhưng không được tham gia. Ngoài ra, thành viên đăng ký cũng không được bán, cũng như chấp nhận ISO tại quốc gia của mình.
- Thành viên thông tấn: Thành viên thông tấn có tư cách là quan sát viên, được tham dự vào công việc của tổ chức, bao gồm xây dựng tiêu chuẩn, chiến lược của ISO. Khác với thành viên đăng ký, thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận ISO tại quốc gia.
- Thành viên đầy đủ: Đây là những thành viên trực tiếp tham gia vào các cuôc họp của tổ chức, được bỏ phiếu, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật của ISO. Tương tự như thành viên thông tấn, thành viên đầy đủ có thể bán và chấp nhận ISO tại quốc gia của mình. Việt Nam thuộc vào nhóm thành viên đầy đủ, tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 1.300 tiêu chuẩn ISO được chấp nhận thành TCVN.
Như vậy, ISO là một tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế, chúng ta cần phân biệt rõ với khái niệm tiêu chuẩn ISO, vì tiêu chuẩn ISO là tiêu chuẩn được công bố thông qua các cuộc họp và thống nhất ý kiến của các thành viên trong tổ chức đó. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì?
2. Tiêu chuẩn ISO là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng, tiêu chuẩn ISO là các quy tắc đã được chuẩn hóa quốc tế, hay là thước đo đồng đều cho các Doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới. Khi các sản phẩm đươc làm ra, phải đảm bảo những tiêu chuẩn này để đáp ứng đúng nhu cầu chất lượng của người tiêu dùng. Và cũng nhờ vào những tiêu chuẩn này, mà các tổ chức được hoạt động phát triển bền vững, nâng cao giá trị của doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Những sản phẩm trên thị trường khi đã được công nhận bởi tiêu chuẩn ISO, sẽ tăng được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, cũng như khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tiêu thụ. Ở Việt Nam, hiện nay có 7 bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất:
- Tiêu chuẩn ISO 9001: Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiểu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp, các tổ chức ở mọi lĩnh vực bao gồm sản xuất, kinh doanh, hành chính công… Tiêu chuẩn ISO 9001 được cập nhật phiên bản mới nhất vào ngày 24/9/2015.
- Tiêu chuẩn ISO 14001: Đây là tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề của môi trường. Tiêu chuẩn được đưa ra nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình sản xuất, kinh doanh tới môi trường. tiêu chuẩn ISO 14001 cũng có phiên bản mới nhất vào năm 2015.
- Tiêu chuẩn ISO 22000: Tiêu chuẩn ISO 22000 được đưa ra để quy định các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn là ISO 22000:2018.
- Tiêu chuẩn HACCP: Tiêu chuẩn HACCP cũng là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nhưng chúng được áp dụng trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Tiêu chuẩn OHSAS 18001: Là tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe. Nhờ vào tiêu chuẩn này, mà các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các tình huống xấu trong lúc hoạt động, vận hành.
- Tiêu chuẩn ISO 45001: Tiền thân của tiêu chuẩn này là OHSAS 18001, chúng đã được thay đổi và cập nhật bắt đầu từ ngày 12/3/2018.
- Tiêu chuẩn ISO 13485: Là hệ thống quản lý chất lượng, được áp dụng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế. Tình đến thời điểm hiện tại, ISO 13485:2016 là phiên bản mới nhất.
Đây là 7 tiêu chuẩn được sử dụng nhiều tại Việt Nam, câu hỏi được đặt ra bây giờ: “Các tiêu chuẩn ISO áp dụng trong ngành may mặc” sẽ thuộc nhóm tiêu chuẩn nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
II. Các tiêu chuẩn ISO áp dụng trong ngành may mặc
Trong 7 nhóm tiêu chuẩn trên, thì có đến 3 nhóm tiêu chuẩn được áp dụng trong ngành may mặc bao gồm:
- ISO 9001
- ISO 14001
- ISO 45001
1. Tiêu chuẩn ISO 9001 trong ngành may mặc
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp đứng đầu trong việc xuất khẩu hàng hóa, đóng góp một phần to lớn vào tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước. Tuy nhiên, hiện nay ngành dệt may phải cạnh trạnh rất lớn, vì các sản phẩm từ quốc tế được nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều. Ngành dệt may Việt Nam cần phải chiếm ưu thế hơn về mọi mặt, để có thể giải quyết được vấn đề này.
Năng suất lao động chính là điểm yếu trong ngành dệt may của nước ta. So với mặt bằng chung, năng suất lao động của nước ta vẫn đang còn rất thấp. Nếu so sánh với Trung Quốc, năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 1/4. Hay nếu so sánh với Hàn Quốc, năng suất lao động cũng chỉ bằng 1/8. Năng suất lao động thấp kéo theo số lượng sản phẩm đầu ra cũng bị hạn chế, điều này khiến chúng ta không thể cạnh tranh nổi với các nước khác.
Không những thế, điều này còn làm cho chi phí sản xuất tăng lên, đồng nghĩa với việc giá sản phẩm cũng cao hơn so với các sản phẩm của đối thủ, khiến chúng ta khó có thể cạnh tranh được. Vì vậy, để giải quyết bài toán nan giải này, tiêu chuẩn ISO 9001 đã được áp dụng vào ngành may mặc.
Những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001, sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện được một số vấn đề quan trọng như: Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, gia tăng doanh thu, lấy được lòng tin của khách hàng, và đặc biệt là tiền đề để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ phải phát sinh nhiều chi phí ngoài mong muốn. Tuy nhiên, nếu so sánh những khoản chi phí này với lợi ích mà chúng mang lại, chúng ta sẽ thấy những khoản chi phí đó đáng để bỏ ra.
Ông Snehakar Bansal là giám đốc của một thương hiệu thời trang chuyên các sản phẩm từ sợi nhận định: Tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, nếu như khả năng cải thiện các quy trình của tổ chức đó tốt. Vì vậy, để cải thiện được hiệu quả kinh doanh, ngành may mặc cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 một cách hợp lý, đúng quy trình.
Cạnh tranh là vấn đề thường xuyên xảy ra trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì vậy, để tồn tại và chiếm ưu thế, doanh nghiệp cần cho khách hàng nhìn thấy những ưu điểm mà mình đang có. Dựa vào tiêu chuẩn ISO 9001, những yếu tố bao quanh một sản phẩm sẽ giúp sản phẩm đó trở nên khác biệt, từ đó cũng chiếm ưu thế hơn trong sự lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng.
Khách hàng hiện nay đều là những người tiêu dùng thông minh, khi nhìn thấy sản phẩm trên tay được chứng nhận là tiêu chuẩn ISO 9001, thì họ mới đảm bảo rằng: “Mình đang mua một sản phẩm có chất lượng tốt”. Đối với các sản phẩm ngành dệt may cũng vậy, để chiến thắng với đối thủ cạnh trạnh, thì ISO 9001 là một tiêu chuẩn không thể nào bỏ qua.
2. Tiêu chuẩn ISO 14001 trong ngành may mặc
Hiện nay, con người đang tham gia tích cực vào các phong trào có ích, để bảo vệ môi trường, bảo vệ cho hành tinh xanh. Và một trong những việc làm cụ thể đó chính là sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành công nghiệp dệt may có tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường, để cải thiện được vấn đề này, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm may mặc thân thiện với môi trường, thì doanh nghiệp đó mới tạo ra được giá trị bền vững. Khi áp dụng thành công tiểu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp sẽ trở nên uy tín và có trách nhiệm hơn đối với lòng tin của người tiêu dùng. Cũng chính nhờ vậy, mà sản phẩm sẽ được mọi người ưu tiên hơn khi cho vào giỏ hàng của mình.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015, đã sử dụng thành công ở hơn 145 quốc gia, và được đánh giá là công cụ giúp bảo vệ môi trường hiệu quả. Vì không chỉ sản phẩm của doanh nghiệp mới thân thiện với môi trường, mà các điều khoản trong tiêu chuẩn đã quy định rằng, từ việc chọn nguyên vật liệu, sản xuất, gia công, tất cả phải được thực hiện an toàn, hạn chế tối đa các chất độc hại thải ra bên ngoài môi trường.
Dưới đây sẽ là 10 lợi ích cụ thể khi áp dụng ISO 14001 vào ngành may mặc:
- Tăng cường khả năng kiểm soát, cũng như quản lý tốt khí thải, chất thải.
- Xử lý an toàn các vật liệu nguy hiểm, hoặc có khả năng gây ô nhiễm.
- Giảm được các chất thải độc hại ra bên ngoài môi trường.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí.
- Bảo vệ các tài nguyên quý giá như nước, đất đai, khoáng sản.
- Tăng khả năng sinh lời.
- Giúp doanh nghiệp gia tăng hình ảnh, và tiếp cận được thị trường tốt hơn.
- Các mối quan hệ liên quan như khách hàng, nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty bảo hiểm được cải thiện một cách rõ rệt.
- Theo đuổi các sáng kiến về môi trường phù hợp với các ưu tiên kinh doanh.
- Một cách tiếp cận toàn diện để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.
3. Tiêu chuẩn ISO 45001 áp dụng trong ngành may mặc
Không riêng gì với ngành may mặc, tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng gần 3 triệu ca tử vong liên quan tới vấn đề an toàn lao động trên toàn thế giới. Không những thế, gần 400 triệu ca bị chấn thương và bệnh tật cũng xuất phát từ lao động.
Vì những con số ngày càng đi lên như thế này, mà tiêu chuẩn ISO 45001 được công bố và áp dụng vào rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong bất kỳ một ngành công nghiệp sản xuất nào, thì vấn đề an toàn lao động cho công nhân là rất quan trọng. Để thực hiện tốt được vấn đề này, thì các tổ chức phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 45001 giúp các doanh nghiệp ngành dệt may tạo được một môi trường làm việc hiệu quả, an toàn, thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm người lao động. Từ đó giúp các tổ chức nâng cao được năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có giá trị về chất lượng. Một khi tiêu chuẩn ISO 45001 được triển khai tốt, thi chắc hẳn những tiêu chuẩn còn lại cũng sẽ được triển khai một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- 15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại
- Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp
- Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc, gia công dệt may
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn
- 4 phương thức sản xuất ngành dệt may: CMT – OEM/FOB – ODM – OBM
Ngành may mặc ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ. Vì vậy, để giúp đất nước thu lại được tỷ trọng GDP cao hơn, các tổ chức và doanh nghiệp cần áp dụng ba loại tiêu chuẩn ISO này, nhằm thúc đẩy kinh tế của cả nước nói chung, và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng.
Có thể bạn quan tâm: