Để tăng tinh thần làm việc cho mọi người, ngày nay có rất nhiều phương án được thực hiện giúp cải thiện được cách làm việc cũng như tăng được hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Và một trong những cách thức được nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn đó là Team Building. Vậy Team Building là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
- Lifestyle là gì? Định nghĩa lối sống, phong cách sống như thế nào?
- Fast Fashion là gì? Lợi ích & những vấn đề của “thời trang nhanh”
I. Team Building là gì?
1. Khái niệm
Team Building được hiểu theo ý nghĩa đơn giản nhất đó là dịp để các thành viên trong một nhóm thể hiện được vai trò của mình, tăng tương tác với nhau nhằm tạo ra hiệu quả cho một mục tiêu đề ra của cả nhóm.
Team Building được dịch ra có nghĩa như sau:
T-E-A-M: Together-everyone-achieves-more. Có nghĩa là “mọi người hãy cùng nhau đạt được nhiều thành tựu hơn nữa”. Đây là cách nói dễ hiểu của những người thường tham gia tổ chức xây dựng Team Building, còn nếu như đúng nghĩa được dịch đủ cả câu thì TEAM có nghĩa là đội ngũ, BUILDING là xây dựng. Tức xây dựng đội ngũ
2. Nguồn gốc ra đời của Team Building
- Elton Mayo (1880 – 1949), chính là người đầu tiên nghiên cứu những hoạt động này. Team Building được ra đời vào đầu thế kỷ XX.
- Nhưng trước đây cụm từ Team Building vẫn chưa được sử dụng mà thay vào đó là: Human Relations Movement có nghĩa là hoạt động tương quan giữa người với người. Dựa vào hoạt động này nhằm tăng tương tác giữa các công nhân với nhau trong một chỗ làm việc. Nhờ vào sáng kiến này mà mọi người nhận ra rằng hiệu quả của công việc phụ thuộc vào sự đoàn kết và hỗ trợ của tất cả các thành viên trong một nhóm.
- Vào những năm 1950, tập đoàn General Foods đã thực hiện kế hoạch làm việc nhóm, và kết quả đem lại khá bất ngờ. Từ đó những hoạt động nhóm được nhiều nơi thực hiện nhiều hơn nhờ vào hiệu quả mà nó đem lại.
- Kể từ đó nhiều tập đoàn đã phát triển nhân lực bằng phương pháp hội nhóm. Đưa ra những thử thách để các thành viên trong hội nhóm có thể tự phát triển khả năng vốn có của bản thân đóng góp ý kiến để xây dựng nên sự thành công cho hội nhóm.
- Hiện nay Team Building đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong các doanh nghiệp, trường học…Ngoài việc tổ chức nhóm thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc, Team Building còn được tổ chức thành những buổi đi chơi, du lịch, dã ngoại giúp các thành viên có thể giải trí nhưng vẫn phát huy được tinh thần đoàn kết trong hội nhóm.
3. Các hình thức tổ chức Team Building
Team building được tổ chức dưới hai hình thức đó là trong nhà và ngoài trời hay còn được gọi in door, out door.
- In door: Với hoạt động in door, các thành viên trong team được hướng dẫn các phương pháp làm việc làm sao để công việc được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thành viên sẽ phát huy được khả năng cũng như đưa ra ý kiến giúp công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng và suôn sẻ.
- Out door: Những người xây dựng team sẽ tổ chức các trò hơi, hoạt động cụ thể và sau đó các thành viên trong team sẽ thực hiện theo các yêu cầu đã được đưa ra. Kết quả cuối cùng cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn hết là tự đó nhìn nhận lại cả quá trình để có thể đạt được kết quả đó.
II. Lợi ích của hoạt động Team building
1. Cải thiện giao tiếp
Khi Team Building được hoạt động, mỗi cá nhân được đưa ra những ý kiến riêng hay những ý tưởng hay nhằm góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra. Việc làm này đã giúp mỗi cá thể trong team mạnh dạn hơn trong giao tiếp, có thể tự tin hơn và tăng được sự tương tác giữa các thành viên với nhau.
Những nhân viên trong cùng một nơi làm việc có dịp được trao đổi và nói chuyện với nhau nhiều hơn. Giúp tạo được sự thân thiện giữa nhân viên với nhau hay giữa nhân viên với quản lý.
2. Tăng kĩ năng quản lý
Một thực tập có thể phát huy được kĩ năng quản lý của mình. Nhờ vào việc phân chia nhiệm vụ của những nhà xây dựng Team Building, mà nhiều thành viên trong nhóm từ đó nhận ra được khả năng quản lý cũng như dẫn dắt đội nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ được một cách xuất sắc.
Vì vậy, hãy sử dụng lợi ích của các hoạt động Team Building để biết được khả năng của chính mình. Để xem thực sự mình có thể trở thành một người có thể dẫn dắt được cả nhóm hay không.
3. Nhận biết tính cách của từng nhân viên
Thông qua các hoạt động hội nhóm này, chúng ta sẽ nhận biết rõ hơn từng tính cách của mỗi cá nhân thông qua những suy nghĩ hay hành động của họ. Nhiều hơn nữa, chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu củ từng cá nhân để từ đó có thể khắc phục.
Từ đó có thể hiểu hơn về đồng nghiệp và cùng phụ giúp nhau để hoàn thành tốt được công việc của mình. Ngoài ra từ Team Building, chúng ta còn có thể nhìn thấy được cách mà họ giao tiếp với mình từ đó đánh giá được mối quan hệ giữa những cá nhân với nhau.
4. Giải trí
Giữa bầu không khí làm việc căng thẳng, Team building giúp mọi người có thể giải toả được những sự mệt mỏi, tạo nên nhiều tiếng cười hơn giúp mọi người có được sự thoải mái khi làm việc. Vừa làm vừa chơi sẽ tăng được hiệu quả trong việc đạt mục tiêu đã được đề ra.
5. Tăng tinh thần đoàn kết
Thông qua Team building, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, hỗ trợ, đoàn kết với nhau để hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc. Từ đó sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên sẽ là điểm mấu chốt để giúp cho công việc được hoàn thiện hơn, góp phần vào sự thành công chung của cả công ty.
III. Những lưu ý trong tổ chức Team Building
1. Bụt chùa nhà không thiêng
Với nguyên tắc này, không nên sử dụng người quen để tổ chức các hoạt động Team Building. Bởi vì những mục tiêu đề ra bắt buộc mỗi cá nhân phải thực hiện và làm theo nhưng nếu như có sự quen biết thì cũng sẽ có sự nhượng bộ. Họ sẽ không tuân theo những quy định đã được đề ra.
Vì vậy để Team Building được hoạt động tốt, tuyệt đối không để người quen dẫn dắt hay làm người tổ chức. Một số rào cản được đặt ra nhằm để hoàn thành tốt nhiệm vụ cuối cùng nhưng nếu vì sự thiên vị hay nể nải mà những rào cản ấy không được thực hiện thì hoạt động có bị phản tác dụng.
2. Không áp đặt quá mục tiêu
Mục đích chính của hoạt động Team Building đó là giúp tăng thêm sự tương tác, tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên với nhau nên việc không hoàn thành mục tiêu xuất sắc cũng đừng quá lo ngại.
Các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giúp các thành viên phát huy được tinh thần làm việc mới là điều quan trọng. Nếu quá áp đặt mục tiêu đạt được sẽ gây ra những tác động không tốt ảnh hưởng đến những suy nghĩ và hành động của các thành viên trong Team.
3. Thời lượng và địa điểm tổ chức hoạt động
Tuỳ thuộc vào tính chất công việc hay kinh phí mà mỗi đơn vị sẽ có cách tổ chức Team Building khác nhau. Thường những buổi hoạt động out door sẽ có được tổ chức ở những nơi xa để mọi người được thay đổi không khí, nghỉ ngơi và thư giãn.
Hiện nay, nhiều đơn vị thường tổ chức hoạt động Team Building với thời lượng khoảng 1 đến 2 ngày. Đó là thời gian đủ để mọi người hiểu nhau hơn và thân thiết với nhau hơn. Những địa điểm tổ chức thường là bãi biển, bãi đất trống, núi rừng…
IV. Một số trò chơi trong Team Building
1. Trò chơi in door (trong nhà)
a. Trò chơi tìm sự thay đổi
- Số lượng tham gia: 8 người trở lên
- Dụng cụ: Không có
- Cách chơi: Cứ một lượt chơi sẽ có hai người tham gia, hai người sẽ đứng đối diện để quan sát lẫn nhau. Hết thời gian quy định, hai người sẽ quay lưng lại và tự thay đổi một số điểm trên người như buộc tóc lên hay đeo thêm dụng cụ…Sau khi đã chuẩn bị xong, hai người sẽ quay lại đối diện trực tiếp và đoán xem người kia đã có sự thay đổi gì. Ai tìm ra được nhiều hơn thì người đó giành chiến thắng và yêu cầu người thua thực hiện một việc gì đó mà mình mong muốn.
- Mục đích trò chơi: Giúp mọi người tăng khả năng quan sát cũng như tăng sự quan tâm với đồng nghiệp.
b. Chiếc bàn kiên cố
- Số lượng tham gia: 3 đội trở lên, mỗi đội từ 3 đến 5 người.
- Dụng cụ: Không có
- Cách chơi: Mỗi đội sẽ có thời gian để bàn luận cách làm sao để tạo được một chiếc bàn kiên cố. Khi quản trò hô thời gian bắt đầu, các thành viên trong một đội phải ngã người làm sao để có thể kê đầu lên chân của người khác. Các thành viên trong đội phải tự di chuyển để tạo thành một chiếc bàn kiên cố. Đội nào giữ được lâu hơn đội đó chiến thắng.
- Mục đích của trò chơi: Giúp mọi người trong đội tin tưởng nhau hơn. Vì chỉ có tin tưởng nhau thì mới có thể gối đầu lên chân người khác mà không sợ bị té. Ngoài ra thách thức được sự đồng lòng của các thành viên trong đội. Vì chỉ có đoàn kết thì chiếc bàn mới được giữ vững lâu nhất.
c. Trò chơi vẽ tiếp sức
- Số lượng người tham gia: 2 đội trở lên, mỗi đội 5 người.
- Dụng cụ: Bút và giấy
- Cách chơi: 5 người sẽ đứng thành một hàng dọc nhưng quay lưng lại với nhau. Chỉ có người đầu tiên được nhận đáp án từ quản trò. Khi có đáp án rồi, thành viên này sẽ vẽ ra giấy rồi truyền lại cho người thứ 2. Người thứ 2 cũng vẽ lại rồi truyền cho người thứ 3. Cứ như vậy trong khoảng một thời gian ngắn được quy định, người cuối cùng sẽ nhận đáp án và đọc chính xác. Đội nào đọc nhiều hơn, đội đó chiến thắng.
- Mục đích trò chơi: Giúp các thành viên trong nhóm thấu hiểu nhau hơn. Đồng cảm và yêu thương nhau thì mới thực sự hoàn thành tốt công việc.
2. Trò chơi out door (ngoài trời)
a. Trò chơi ai dài hơn
- Số lượng người tham gia: Không giới hạn
- Dụng cụ: Không có
- Cách chơi: Các đội đứng xếp thành hàng dọc, khi có khẩu lệnh của quản trò. Tất cả sẽ nằm xuống, sử dụng các vật dụng sẵn có trên người như khăn, thắt lưng, mũ, thậm chí giây giày để kết nối với nhau nhằm tạo thành đội hình dài nhất. Đội nào dài nhất đội đó chiến thắng.
- Mục đích của trò chơi: Giúp các thành viên trong đội sáng tạo hơn khi đưa ra được các sáng kiến để giúp hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra.
b. Nhảy bao bố
- Số lượng tham gia: Không tham gia
- Dụng cụ: Bao tải lớn
- Cách chơi: Từng thành viên sẽ đứng trong bao tải, khi có khẩu lệnh bắt đầu, các thành viên sẽ nhảy đến vạch đích rồi quay lại truyền bao tải cho thành viên tiếp theo. Đội nào có các thành viên về đích hết trước thì đội đó chiến thắng.
- Mục đích trò chơi: Trò chơi giúp rèn luyện thể lực, tăng được tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được chiến thắng.
c. Kéo co
- Số lượng: Không giới hạn
- Dụng cụ: Dây thừng
- Cách chơi: Hai đội chia đều người và đứng đối diện với nhau. Mỗi đội sẽ cầm một đầu dây thừng. Khi quản trò hô bắt đầu thì mọi người sẽ kéo dây thừng về phía mình. Đội nào kéo được lá cờ trên dây về đội mình thì đội đó giành chiến thắng.
- Mục đích trò chơi: Là sự đồng lòng và gắn kết sức mạnh của nhau tập trung hết sức lực để giành được chiến thắng.
Ngoài những trò chơi trên thì hiện tại còn rất nhiều trò chơi thú vị hơn nữa có thể sử dụng để hoạt động của Team Building thực sự có ý nghĩa hơn.
Xem thêm:
- 21+ trò chơi team building trong nhà vui nhộn, gắn kết nhất
- TOP các mẫu áo thun đồng phục Team Building đẹp nhất
- Gen Z là gì? Những đặc điểm nổi trội của người trẻ Generation Z – Thế hệ Z
Mỗi doanh nghiệp hay các tổ chức hiện nay nên có các hoạt động Team Building giúp các thành viên trong đội ngũ phát huy được tinh thần trách nhiệm cũng như tăng được sức mạnh đoàn kết nâng cao hiệu quả làm việc nhằm thúc đẩy cho các tổ chức ngày càng phát triển mạnh hơn.
Bài chia sẻ rất chi tiết, cảm ơn!
Team building có nghĩa là: xây dựng đội nhóm/ xây dựng đội ngũ.. cho ai chưa biết 😀